CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.3. Tổng quan các nghiên cứu một số tác phẩm khoa học và triết học của Goethe
1.3.1. Tiểu luận On Granite (Về Đá Hoa cương), 1784
Goethe Girl [105] trong Goethe and Granite, viết: ―Tôi suy nghĩ về Goethe và thiên nhiên từ khi đọc bài của Jason Grove về "quá trình hóa dầu" trong Niên giám Goethe mới nhất… Tôi ngạc nhiên khi thấy rằng các hiện tượng tự nhiên, ví dụ, đá granite, luôn đại diện cho điều gì đó với Goethe, và đấy là điểm nổi bật. Vì vậy, với câu hỏi trước đây của tôi, ―tim Goethe có nhảy lên khi ông nhìn thấy cầu vồng trên trời không?‖, trả lời của tôi là không. Tôi không tin ông đam mê cầu vồng hoặc các sự kiện tự nhiên khác. Trái đất đơn giản là nhà hát – schauplatz (bối cảnh) - của các hiện tượng như vậy. Tuy nhiên bản thân quá trình sản sinh của nó đại diện cho thứ gì đó vĩ đại hơn, cho hoạt động của cái gọi là tự nhiên. Ông đã thu thập
"những tảng đá thời gian", như Heather Sullivan đề cập trong bài báo năm 1999 trên Tạp chí Lãng mạn Châu Âu, nhưng đó là hoạt động sưu tầm rất riêng của ông, với hàng nghìn mẫu vật khoáng chất và đá được cất giữ trong những chiếc hộp được dán nhãn gọn gàng‖ [105]. Điều này dường như giúp phân biệt quan tâm của
Goethe với thế giới tự nhiên so với các nhà tự nhiên học khác, theo nhà thơ lãng mạn Anh, William Wordsworth (1770 – 1850).
Bell lùi xa cả về không gian và thời gian như để chỉ ra ý tưởng Goethe muốn gửi gắm trong công trình mà, thoạt nhìn bằng khoa học thực chứng, nó đem lại rất ít giá trị khoa học. On Granite nằm ở thời điểm chuyển đổi sứ mệnh thi ca của Goethe từ quá khứ của nhà thơ trẻ (Werther trong The Sorrows of Werther, 1774) đến hiện tại của nhà thơ trung niên (thi sỹ cung đình trong Torquato Tasso, 1790), giai đoạn
―điểm đến còn mơ hồ: đỉnh núi Broken bí ẩn đầy mây, theo truyền thống, nơi hội tụ của các phù thủy. Mục đích của nhà thơ và tri thức đột khởi (khải huyền) mà anh ta nhận được, giống (nhà tiên tri) Moses trên đỉnh núi, là thay thi ca bằng khoa học‖
[75, XVIII]. Đề tài khoa học, On Granite, phải chăng vì thế diễn đạt như văn học:
núi cao tiết lộ bí ẩn của địa chất, những đường gân đá màu bạc xuyên qua các vùng đất bao quanh. Ở đó, ―nhà thơ trở thành nhà khoa học‖ [75, XVIII], được gợi ý mở lại mỏ bạc bỏ hoang từ lâu ở Ilmenau, mà Goethe được giao quản lý từ năm 1776.
―Ông nghiêm chỉnh lãnh trách nhiệm và bắt đầu lao vào đọc các công trình học thuật mới nhất về địa tầng học địa chất‖ [75, XVIII].
Ông dần hình thành ý niệm liên hệ mơ hồ thế giới hữu cơ và vô cơ, loài người với các vỉa tầng địa chất. Và rồi ―ý niệm cho rằng loài người là sản phẩm mới nhất của quá trình thành tạo cực kỳ chậm chạp, chậm hơn cả tốc độ đọc chậm rãi mà kinh thánh yêu cầu, đã thu hút Goethe, và bằng chứng (về điều này) có thể tìm thấy trong On Granite‖ [75, XVIII]. On Granite có thể ủ dự án lớn hơn, ―Tiểu thuyết về Vũ trụ‖, mà Goethe bắt đầu lên kế hoạch từ 1781, ba năm trước khi ông chấp bút tiểu luận khoa học-văn học này. Cùng lúc, ông quay sang chú ý giải phẫu học, nơi ông tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về các hình thức tiến hóa ―chúng ta từng là thực vật và từng là động vật‖ mà tỳ nữ Charlotte von Stein (1742 - 1827) - phục vụ trong triều đình Weimar, bạn thân của cả Schiller và Goethe và ảnh hưởng mạnh đến các nhân vật văn học của cả hai - rút ra nhân đọc một cuốn sách Herder đang viết.
Bell lưu ý, 1784, trùng năm Goethe viết On Granite, Goethe hớn hở nghĩ mình đã phát hiện cấu trúc trung gian được xem như bằng chứng về tồn tại của
xương quai hàm (xương giữa hai xương hàm trên và hàm dưới) mà sự vắng mặt của nó được một số nhà giải phẫu học chính thống hy vọng xem như sợi chỉ mong manh phân biệt loài người với linh trưởng. Goethe ấn tượng về tồn tại khâu trung gian của nhà tự nhiên học Thụy Điển Carl Linnaeus (1707 – 1778) khi cho rằng không có phân biệt rạch ròi nào hiện hữu. Không chỉ nhìn lên các khối đá và dãy núi hùng vĩ to lơn, Goethe còn đi sâu vào thế giới vi mô. Ông dành nhiều giờ quan sát các cơ thể sống nuôi cấy trong nước. Các sinh vật vi mô là nguyên nhân của các quan tâm đầy phấn khích về câu hỏi vào thời điểm đó: người ta có chứng minh được rằng không có ranh giới tuyệt đối giữa thực vật và động vật hay không? Một lần nữa Goethe quan tâm phá bỏ các ranh giới và tìm hiểu các hình thức tồn tại trong tự nhiên thẩm thấu vào nhau thế nào.
Bell cho rằng quan tâm khoa học của Goethe dựa trên hai niềm tin. Thứ nhất, ông tin thiên nhiên có đặc trưng thay đổi liên tục và ổn định, như Linnaeus từng nói:
―thiên nhiên không tạo bước nhảy vọt‖. Thứ hai, đằng sau các thay đổi này là các nguyên tắc giống quy luật, đặc tính nội tại của tự nhiên và không cần bất cứ bàn tay (thần thánh) nào để định hình. ―Không có vai trò cho thượng đế trong khoa học‖
[75, XVIII]. Bell lưu ý tiếp, đúng năm Goethe viết On Granite, ông quay lại Spinoza, ―dù nhà triết học Hà Lan chưa bao giờ xa rời suy nghĩ của mình‖, tức chưa tạo tư tưởng gì mới. Không thấy Bell phân tích Spinoza liệu có ảnh hưởng On Granite không và, nếu có, thể hiện ra sao.
1.3.2. Theory of Colores and the others (Lý thuyết Màu sắc, và các công trình khác)
Bình luận riêng biệt các công trình khoa học khác của Goethe không nhiều nên mục này chúng tôi chủ yếu nhập làm một, trừ vài cá biệt như On Granite nêu trên. Theo Bell, Goethe toàn tâm cho khoa học hầu như vào thời kỳ cam go cuối cùng của ông. Đầu những năm 1790, ông say mê ánh sáng màu. Cùng niềm tin lá là cơ sở cấu thành mọi đời sống thực vật, urphọnomen (hiện tượng khởi thủy) của đời sống thực vật, ông thấy ánh sáng trắng là nguồn gốc của mọi hiệu ứng màu. Ngược lại, nhà vật lý Anh Isaac Newton (1643-1727) quan niệm ánh sáng trắng được cấu từ quang phổ cầu vồng. Theo Goethe, màu sắc là kết quả của nguyên nhân ánh sáng
trắng tương tác với sự vắng mặt của nó. ―Về vật lý, đây là ngõ cụt‖ [75, tr. XXVIII], trong khi các khía cạnh khác của Lý thuyết Màu sắc xuất bản năm 1810 của ông đều thành công. Dẫu sao, Bell nhận xét: ―Goethe là một trong những người đầu tiên khám phá cơ chế sinh lý của thị giác màu sắc, đặc biệt là cách thức thị giác chúng ta ứng phó với tương phản giữa ánh sáng và bóng tối‖ [75, tr. XXVIII]. Hơn nữa, Bell thừa nhận ―trong lĩnh vực này, trực giác của ông về tạo ra màu sắc đã dẫn đến các giả thuyết hữu ích‖ [75, tr. XXVIII].
Goethe cũng nghiên cứu các hiệu ứng cảm xúc và nghệ thuật của màu sắc.
Bell cắt nghĩa tình yêu màu sắc của Goethe bắt nguồn từ trời xanh của Ý và giữa các bức tranh rực rỡ của trường phái Venice. Theo Bell, ―kết quả nghiên cứu lý thuyết màu sắc chỉ ra cả điểm mạnh và điểm yếu của Goethe với tư cách nhà khoa học‖ [75, tr. XXVIII]. Ông tin tưởng quan sát thực nghiệm, nhưng không thích các thiết kế có sẵn trong tinh thần và thiết bị vật lý đi kèm khoa học: ông dị ứng với các điều kiện thực nghiệm tính toán trước và bị cho là giả tạo, bác bỏ các mô hình lý thuyết bị cho là giáo điều, và xa lánh các phương pháp toán học bị bảo khô khan.
Với thái độ như vậy, Bell bình luận: ―Dị ứng của ông với phương pháp khoa học chính quy đã hạn chế tiến bộ của ông‖ [75, tr. XXVIII]. Dù thế, sáng tạo của ông hấp dẫn không kém. Bell nhận thấy Goethe ―truyền cảm hứng cho một số ý tưởng thú vị‖ [75, tr. XXVIII].
Bell cho rằng phản ứng ban đầu của các nhà khoa học với Lý thuyết Màu sắc của Goethe là tiêu cực. Vật lý của ông trông giống công việc nghiệp dư và mắc các lỗi tương tự Naturphilosophie (Triết học Tự nhiên) của Friedrich Schelling (1775 – 1854), và các nhà nghiên cứu khác thời kỳ chủ nghĩa suy đoán hậu Kant. Ý tưởng của ông về sinh lý học trong tri giác màu sắc đã tìm thấy một số cộng hưởng, nhưng nó chậm được phổ biến. Bell nhận xét, ―nếu Goethe chỉ làm việc trong các khoa học về sự sống, lĩnh vực các phương pháp toán vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi, và nếu ông cho xuất bản công trình của mình về các khoa học sự sống khi nó còn mới…, danh tiếng ông có thể cao hơn trong các nhà khoa học đương thời‖ [75, tr.
XXVIII]. Tác phẩm quan trọng duy nhất Goethe cho xuất bản trước năm 1817 là bài luận Metamorphosis of Plants (Biến thái của Thực vật); còn lại phần lớn đều muộn.
Theo Charles Locke Eastlake[96], phiên dịch cuốn Farbenlehre từ tiếng Đức sang tiếng Anh với tựa đề Goethe’s Theory of Colours (Lý thuyết Màu sắc của Goethe) và viết lời tựa cho sách xuất bản ở London năm 1840, độc giả tiếng Anh lúc đầu coi sách chỉ giới hạn ở giải thích các hiện tượng quang phổ tán xạ và khúc xạ trên cơ sở các nguyên tắc khác với lý thuyết đã được thừa nhận của Newton. Các nội dung được đánh giá cao gồm khối lượng lớn các quan sát và thí nghiệm được sắp xếp chặt chẽ. Eastlake nhắc lại tự thuật của Goethe rằng lúc đầu ông thăm dò dư luận về công trình gây bão của ông, lật đổ quan niệm vững như thành đồng của Newton, bằng cách cho xuất bản ―Các Đóng góp cho Quang học‖. Goethe thừa nhận điểm yếu của mình là không trình bày nổi các hiện tượng quang học bằng ngôn ngữ toán, môn học ông ―thực sự không tiêu hóa nổi‖ [96, tr.vii]. Khiến ông buồn hơn có lẽ là ―nỗi oán giận và thờ ơ im như tờ thời gian dài của phần lớn cộng đồng khoa học khiến ông không có cơ hội lắng nghe hai tai các phản hồi, phản đối hoặc tán dương, những gì trình bày trong sách của ông‖ [96, tr. ix].
Phải 16 năm sau khi Farbenlehre ra mắt năm 1818 ở Đức, tiến sỹ Johannes Muller mới phát biểu ―tôi nhận ra rằng thực sự mang ơn sâu nặng luận văn của Goethe… Tôi không ngần ngại thú nhận cụ thể hơn rằng hoàn toàn tin tưởng các tuyên bố của Goethe, nơi chúng là các mô tả thuần túy về các hiện tượng, nơi tác giả không đưa ra các giải thích nào kể cả về các vấn đề gây tranh cãi lớn‖ [96, tr.
xi]. Về dư luận ở Anh: ―Có thể cần có thêm lòng khoan dung từ các độc giả khoa học Anh để phán xét công bằng công lao của người thực sự cởi mở và, với sự tôn trọng sâu sắc, bị cho rằng đã sai lầm khi đối đầu với Newton; nhưng cũng phải thừa nhận rằng các tuyên bố của Goethe chứa đựng số lượng các nguyên lý phong phú liên quan đến sự hài hòa của màu sắc hơn hẳn bất cứ nguyên lý nào được rút ra từ học thuyết đã được thừa nhận‖ [96, tr. xi].
Eastlake cho biết tiếp ông không có ý muốn xúc phạm nhiều kết luận có giá trị của lý thuyết Newton nhưng lý thuyết của Newton ít thể hiện dưới dạng có thể được áp dụng trực tiếp cho nghệ thuật. Đấy là chưa kể ―nguyên lý tương phản quá phổ biến trong tự nhiên, quá rõ ràng trong các tác động và phản tác động trong mắt‖ [96, tr. xi]
cũng ít được Newton đề cập dù thoáng qua. Eastlake gọi Goethe là ―nhà triết học
Đức‖ khi ca ngợi ông không chỉ sử dụng tư tưởng về hiện tượng khởi thủy để ―quy giản các loại màu sắc khác nhau về các thành phần gốc và đơn giản nhất của chúng‖
[96, tr. xii-xiii] mà còn nhìn thấy và kiên định trong tâm trí và, đôi khi, làm sáng tỏ thành thạo các hiện tượng tương phản và biến đổi dần dần, hai nguyên lý cơ bản trong thế giới nghệ thuật và làm nền tảng tạo nên cái đẹp. Các gợi ý tinh tế như thế ―hầu như xuất phát từ cái được gọi là phần khoa học của công trình‖ [96, tr. xiii]
Phần lớn tác phẩm thú vị nhất của ông, gồm các tuyên bố tổng quát về Morphology (Hình thái Học), hình thái thực vật và hình thái động vật, chỉ được xuất bản sau năm 1817 và sau đó ra mắt ở dạng hồi tưởng tự truyện [xem 75, tr. 977–
983]. Thận trọng của ông, thật ra, không phải do thiếu tự tin. Ông đã gửi bài luận ngắn năm 1784 về xương liên đốt sống cho nhà giải phẫu học vĩ đại người Hà Lan Petrus Camper ở Groningen. Tuy nhiên Camper, người có quan điểm cốt lõi bị Goethe phản đối, khuyên không nên xuất bản, dù chấp nhận một số phát hiện của Goethe. Đấy là chưa kể chiến dịch ông chống Newton bị đánh giá khắp nơi là sai lầm. Vì các lý do ấy, chúng – phê phán và hiểu lầm - che khuất giá trị các nghiên cứu của ông về sinh lý học màu sắc; sự gần gũi của ông với Naturphilosophie (Triết học Tự nhiên); và thất bại của ông khi công bố ý tưởng hình thái học. ―Tầm vóc khoa học của Goethe chỉ được công nhận rất muộn trong đời, cho đến khi mấy ý tưởng của ông được các nhà khoa học nổi tiếng hơn đưa ra‖ [75, tr. XXVIII]. Dù thế, Bell thừa nhận ―ảnh hưởng của ông đã được cảm thông và đóng góp của ông đã được công nhận‖ [75, tr. XXVIII].
Ví dụ, nhà triết học kiêm họa sỹ Đức Carl Gustav Carus (1789 – 1869), bạn kém Goethe 40 tuổi, tiếp thu ý tưởng của ông về hình thái cấu trúc xương của động vật có vú; nhà sinh học Anh Richard Owen (1804 – 1892) áp dụng lý thuyết của Carus; và nhà tự nhiên học Anh Charles Darwin (1809 - 1882) phát triển mô hình Carus-Owen. Đích thân Darwin trong On the Origin of Species [94](Về Nguồn gốc các Loài) công nhận Goethe khi bàn về lịch sử thuyết tiến hóa ở lời nói đầu lần xuất bản thứ nhất, nhắc ông ba lần trong đoạn ngắn: ―Theo Isid. Geoffroy, không nghi ngờ gì nữa Goethe là người ủng hộ dứt khoát cho quan điểm tương tự, như thể hiện trong phần giới thiệu một tác phẩm viết năm 1794 và 1795, nhưng không được xuất bản
cho đến rất lâu sau đó; ông đã nhận xét dứt khoát (Goethe als Naturforscher (Goethe – Nhà Khoa học Tự nhiên), Tiến sỹ Karl Meding, rằng câu hỏi trong tương lai với các nhà tự nhiên học là làm thế nào, chẳng hạn, gia súc có sừng chứ không phải sừng dùng làm gì. Quả tình có tình huống kỳ lạ ở đó các quan điểm tương tự nảy sinh cùng lúc, Goethe ở Đức, Tiến sỹ Darwin ở Anh, và Geoffroy Saint-Hilaire (như chúng ta sẽ thấy ngay) ở Pháp, đi đến cùng kết luận về nguồn gốc của các loài, trong những năm 1794-5‖ [94, tr.5]. Các lần tái bản thứ hai và thứ ba, Darwin vẫn nhắc Goethe.
Những năm 1810, Goethe nhận ra rằng các ý tưởng của ông có nguy cơ lỗi thời nếu chúng vẫn trong ngăn kéo. Ông quyết định xuất bản một số tác phẩm dưới dạng tự truyện. Ông cũng tiếp tục các quan sát và theo dõi các đối tác, đặc biệt hào hứng về phân loại các cấu hình đám mây của Luke Howard, chủ đề ông viết rất nhiều dù không có hệ thống kể từ những năm 1780 [75, tr. 988–993]. Bell xác nhận Goethe ―là một trong những tiên phong thực hiện các phép đo thường quy về biến đổi áp suất khí quyển (hay "độ đàn hồi", như cách gọi của ông) bằng cách sử dụng một bình nom như ấm trà đơn giản, được gọi là Kính Goethe như nhiều người thời nay biết đến‖ [75, tr. XXIX].
1.3.3. Một số tiểu luận triết học
Nghiên cứu trực tiếp triết học của Goethe rất ít. Bàn về A Sudy Based on Spinoza (1784) (Nghiên cứu Dựa trên Spinoza) [75, tr. 916-917], tiểu luận đậm tính triết học viết vào năm cuối cùng Goethe làm chính khách ở Công quốc Weimar, Bell tự vấn tại sao Goethe quay lại điều nghiên Spinoza dù không có phát hiện nào mới về nhà tư tưởng thời Khai Sáng, ―dù nhà triết học Hà Lan khét tiếng này không hề xa lạ trong các suy nghĩ của ông‖ [75, XVIII]. Theo Bell, Spinoza chi phối Goethe mạnh mẽ. Có thể kể đến kịch Egmont-A Tragegy với nhân vật Egmont được cho là ―người theo chủ nghĩa Spinoza điển hình: ông từ chối quan niệm cho rằng ý chí tự do là tuân theo số phận của mình‖ [75, XVIII]. Hoặc kịch Iphiginia in Tauris với nhận vật ―Iphigenia từ chối quan niệm cho rằng hy sinh nhân loại để cứu rỗi nhân loại‖ [75, XVIII] cũng thấy bóng hình Spinoza.
Có thể tìm bằng chứng tương tự trong các bài thơ những năm 1770 và đầu 1780s, chẳng hạn The Godlike (Tựa Như Chúa) [75, tr. 13–15] với nội dung phức