4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Minh Lương
4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước, sự thay đổi về nhiệt độ cũng kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, nồng độ oxy hòa tan, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ.
+ Hàm lượng chất rắn: Các chất rắn bao gồm các chất vô cơ hòa tan (các muối) hoặc không hòa tan (đất đá dạng huyền phù) và các chất hữu cơ như vi sinh vật (kể cả động vật nguyên sinh và tảo), các chất hữu cơ tổng hợp (phân bón, chất thải). Người ta thường giám sát hàm lượng chất rắn qua các thông số sau: Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là trọng lượng khô (mg/l) của phần còn lại sau khi bay hơi 1 lít nước, sấy khô ở 1030C. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) là trọng lượng khô phần rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh 1 lít nước, sấy khô ở 103-1050C. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS) là hiệu số (TS-SS) = DS (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các thông số hóa học:
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ, là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước.
Nước trung tính có pH = 7, nếu pH < 7 là có tính acid, pH > 7 có tính kiềm.
Nước ngầm thường có pH = 4-5, nước thải có pH dao động nhiều, đặc biệt
trong quá trình keo tụ, khử trùng, khử sắt, làm mềm nước chống ăn mòn (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
+ Nồng độ oxy hòa tan (DO): Oxigen hòa tan trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá tình trạng của nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó có đủ hàm lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4- 5mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Hàm lượng O2 hòa tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần O2 trong không khí, vào nhiệt độ nước và quang hợp, vào hàm lượng muối trong nước. O2 hòa tan giảm là dấu hiệu ô nhiễm nước. Quy định nước uống DO không được nhỏ hơn 6 mg/l (Phạm Văn Tú,2012)[20]. + Nhu cầu Oxy sinh học (BOD): Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính là mg O2/l ). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền nhưCO2,CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-. Đó là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ bị phân hủy.Chỉ số BOD cao thì ô nhiễm nặng. Nước sạch thì BOD < 2 mg O2/L. Nước sinh hoạt thường có BOD: 80-240 mg O2/L. Thông thường phải có thời gian khoảng 20 ngày thì 80-90% lượng chất hữu cơ mới bị oxy hóa hết. Người ta quy ước để 5 ngày vì vậy gọi là BOD5 (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
+ Nhu cầu oxy hóa học (COD): Nhu cầu oxigen hóa học (COD: Chemical Oxygen Demamd) là lượng Oxigen cần thiết (cung cấp các chất hóa học để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa không phải tất các chất hữu cơ chuyển hóa thành nước và CO2 nên giá trị COD thu được khi xác định bằng phương pháp KmnO4 hoặc K2Cr2O7thường nhỏ hơn giá trị COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt khác, trong nước cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (như S2-, NO2-, Fe2+,…). Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các hợp chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). Vì BOD không tính đến các chất hữu cơ bền vững vốn không bị oxy hóa sinh hóa, còn COD thì có tác dụng với mọi chất hữu cơ, nên COD được coi là đặc
trưng hơn trong giám sát ô nhiễm nước. Nồng độ COD cho phép với ngồn nước mặt là COD>10 mg/l (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các chất dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4-, PO43-
+ Nitrit (NO2-): Là sản phẩm trung gian trong chu trình chuyển hóa Nitơ Nitrit có mặt trong nước do sự phân hủy sinh học các chất protein.
+ Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nitơ trong nước.
+ Amoni (NH4+): Được tạo ra trong nước do quá trình khử NO3- trong điều kiện yếm khí. Hàm lượng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật sống trong nước, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước.
+ Photphat (PO43-): Gồm các dạng orto-phosphat (muối của H3PO4):
polyphosphate (Na5P3O10) và phospho hữu cơ. Nguồn ô nhiễm từ: Nước thải sinh hoạt (phụ gia bột giặt, thực phẩm thừa, chất thải vệ sinh,…), từ phân bón trong nông nghiệp, nước thải công nghiệp. (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
Trong thực tế, hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là cho phép chỉ có một vi khuẩn E.Coli trong 100 ml nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10).
TCVN quy định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt nhỏ hơn 2 (Phạm Văn Tú, 2012) [16].
- Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimi, Fe, Mn… ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật
nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
* Theo kết quả điều tra về tình hình cấp nước sinh hoạt của từng hộ gia đình trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau (bảng 4.1)
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình
Loại nước Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Nước sạch 42 84
Nước giếng đào 2 4
Nước giếng khoan 0 0
Nguồn khác 6 12
Tổng 50 100
(Nguồn: số liệu điều tra)
Nước máy (nước sạch)
84%
Nước giếng đào 4%
Nước giếng khoan
0% Nguồn khác 12%
Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Lương
Qua bảng 4.1 thì số HGĐ sử dụng nước sạch là 84%, nước giếng đào là 4%, giếng khoan chiếm 0%, nguồn khác chiếm 12%. Cho ta thấy rằng nguồn nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của các HGĐ chủ yếu là nước máy(nước sạch) chiếm 84% tổng số hộ điều tra.
- Hiện trạng nước mặt:
Để thấy rõ hơn về thực trạng nguồn nước mặt ở địa phương một mẫu nước đại diện đã được đem kiểm tra, kết quả phản ánh ở bảng dưới:
+ Nước ao:
Bảng 4.2: Chất lượng nước mặt
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08-
MT:2015/BTNMT
PH - 6,77 5,5 - 9
COD mg/l 1,44 30
BOD5 mg/l 1,55 15
NO3- mg/l 0,022 10
P04- mg/l 0,042 0,3
Độ đục mg/l 21,46
nguồn: Kết quả phân tích
Ghi chú: QCVN 08 - MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt - Cột B1
B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.
-Nhận xét:nhìn chung các chỉ số phân tích đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN
VD:+ Hàm lượng COD của nước ao là 1,44 thấp hơn khoảng 20 lần so với QCVN
+ Hàm lượng P04- là 0,042 thấp hơn khoảng 7 lần so với QCVN
Nồng độ PH:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Kết quả phân tích QCVN 08:2015
Hình 4.2. Nồng độ pH
-Nhìn chung nồng độ pH đo tại ao thôn 2 Minh Hạ nằm trong mức cho phép củaQCVN 08 - MT:2015/BTNMT
-Kết quả phân tích này cho ta thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn còn tốt
Hàm lượng COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước.
0 5 10 15 20 25 30
Kết quả phân tích QCVN 08:2015
Hình 4.3. Hàm lượng COD
- -Qua hình 4.3 ta thấy hàm lượng COD trong nước rất thấp đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (theo ct B1)
Hàm lượng BOD5: BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Kết quả phân tích QCVN 08:2015
Hình 4.4: Hàm lượng BOD5
- Nhận xét chung:Theo kết quả phân tích cho thấy nồng độ pH , COD,BOD5, NO3-, P04- , độ đục được đo tại địa phương có giá trị lần lượt là 6,77; 1,44; 1,15; 0,022; 0,042;21,46 đạt QCVN 08 - MT:2015/BTNMT (theo ct B1)
+ Nước suối:
Bảng 4.3: Hiện trạngmôi trường nước mặt
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích
QCVN 08 - MT:2015/BTNMT
(Cột B1)
PH - 6,51 5,5 - 9,0
COD mg/l 6,88 30
BOD5 mg/l 5,5 15
NO3- mg/l 0,024 10
P04- mg/l 0,001 0,3
(Nguồn: phòng thí nghiệm khoa môi trường tầng 1)
Qua bảng trên hầu hết các thông số đem đi phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó cho thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn xã đảm bảo cho phục vụ sinh hoat của người dân.
Nhìn chung nguồn nước sinh hoạt của xã có dấu hiệu ô nhiễm nhưng ở mức độ cho phép, chất lượng nước mặt tốt, đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước của người dân, trong tương lai nếu người dân không nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và không có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương thì nguồn nước sẽ không còn được đảm bảo hợp vệ sinh.