4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Minh Lương
4.2.2. Hiện trạng nước thải, hệ thống cống thải và nhà tiêu
Nước thải là nước được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
- Hiện trạng cống thải
Trên địa bàn xã nước thải chủ yếu được thải vào hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp của làng xã, hay thải trực tiếp ra ao, suối, đồng ruộng, ngấm xuống đất gây ảnh hưởng đến môi trường. Ta có bảng thống kê :
Bảng 4.4 : Loại hình cống thải các hộ đang sử dụng
Loại hình cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
Cống thải chung của làng /xã 10 20
Thải vào ao, hồ.. 25 50
Chảy tràn trên mặt đất 15 30
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Số hộ gia
đình Tỷ lệ
Cống thải chung Thải vào ao hồ Chảy tràn trên mặt đất
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện loại hình cống thải các hộ đang sử dụng Qua bảng ta thấy số hộ gia đình sử dụng cống thải chung chiếm 20 %, thải vào ao hồ chiếm 50% ,loại này sẽ gây ra mùi khó chịu cho chính hộ gia đình và cộng đồng xung quanh, chảy tràn gây ô nhiễm môi trường. Còn lại 30% HGĐ để chảy tràn trên mặt đất làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất.
Nguồn nước mặt của xã đã bị ô nhiễm do hình thức xả nước thải của các HGĐ, nước thải trực tiếp ra ruộng ao hồ, ngấm xuống đất, nước thải ra sông suối, và thải ra nơi khác. Nước thải chăn nuôi của các gia đình trong xã cũng đổ trực tiếp ra ruộng, ao hồ, mương cũng làm nước ô nhiễm, mùi hôi thối, làm mất cân bằng sinh thái, môi trường cảnh quan, sức khỏe cộng đồng.
Nguồn nước thải đã không được qua xử lý này sẽ là một nguy cơ đe doạ đối với môi trường của người dân. Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat), vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất
vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).
- Hiện trạng nhà vệ sinh:
Bảng 4.5: Hiện trạng nhà tiêu các hộ đang sử dụng
Loại hình sử dụng Số hộ gia đình Tỷ lệ %
Nhà vệ sinh tự hoại 6 12
Nhà vệ sinh công cộng 0 0
Hố xí đất 35 70
Loại khác (hố xí 2
ngăn) 9 18
Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
0 10 20 30 40 50 60 70 80
số hộ tỷ lệ
Nhà vệ sinh tự hoại hố xí đất
nhà vệ sinh công cộng loại khác (hố xí 2 ngăn)
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hiện trạng nhà vệ sinh các hộ đang sử dụng.
Từ bảng 4.6 cho thấy loại hình nhà tiêu đất được các HGĐ trong xã sử dụng nhiều nhất chiếm 70%. Qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn xã thì số HGĐ sử dụng nhà tiêu hai ngăn, hố xí đất, cầu tõm bờ ao, loại nhà tiêu khác
hầu hết là không hợp vệ sinh vì một phần do điều kiện kinh tế còn nghèo, một phần do người dân không tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như khoảng cách từ nhà vệ sinh đến nguồn nước sinh hoạt quá gần, nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, khi mưa nhà vệ sinh có thể bị dột và nước hắt vào, nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng). Đó là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân,cảnh quan môi trường.
Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là vấn đề giải quyết VSMT nông thôn. Nhưng có mặt chưa tốt trong công tác quản lý, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống còn nhiều hạn chế. Do đó cần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc không giữ gìn vệ sinh trong sử dụng và bảo quản nhà tiêu.