TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Sử dụng hiệu quả khẩu phần nguồn thức ăn địa phương cho giống lợn bản địa moo lath, CHDCND lào tt (Trang 34 - 38)

Năm 2017, Sản lượng lợn tại các trang trại chăn nuôi nhỏ chiếm khoảng 85% (MAF, 2017). Khoảng 64% lợn thịt được tiêu thụ tại nhà, trong các sự kiện văn hóa đặc biệt, và tạo ra nguồn thu nhập (Stür et al., 2002). Souriyasack (2011) chỉ ra rằng khoảng 75% lợn thịt được nuôi theo quy mô nhỏ hộ gia đình và 25% được nuôi tại các trang trại lớn. Trong cả nước có khoảng 3.7 triệu con lợn trong đó 3.2 triệu là lợn địa phương. Theo số liệu năm 2017,

lượng thịt bình quân đầu người tại Lào là 57kg, trong đó thịt lợn là 14.6 kg.

1.2. Tình hình chăn nuôi lợn điển hình hiện nay tại CHDCND Lào

Hệ thống chăn nuôi lợn tại Lào được chia làm 3 loại chính:

hộ nông dân chăn nuôi nhỏ (quy mô nhỏ), chăn nuôi theo kiểu bán thâm canh (quy mô trung bình) và trang trại chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn). Trang trại chăn nuôi nhỏ chiếm 86,5 % sản lượng. Chăn nuôi lợn theo hình thức bán thâm canh là hình thức nuôi kết hợp lợn bản địa và lợn lai của các hộ gia đình nhỏ. Hình thức này chi phí đầu vào tương đối cao. Các trang trại nuôi lợn công nghiệp tại Lào là các doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và các trang trại nuôi lợn thương mại điển hình. Phần lớn giống lợn được nuôi tại đây là các giống lợn kỳ lạ như lợn lai chéo giữa lợn LW, LD, Duroc và giống lai khác (Wilson, 2007).

1.3. Thức ăn và quản lý quy trình cho ăn thực tế

Thức ăn có nguồn gốc từ các phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là cám, gạo tấm, gạo được đánh bóng và cả bắp và sắn là khẩu phần giàu dinh dưỡng cho lợn. Các loại cây xanh như thân lá cây khoai môn, chuối ủ chua, chõm cây, cây dâu và cây rau dền xanh, các loại rau như bí ngô, khoai lang. Thức ăn có nguồn gốc từ việc xay gạo và có các phụ phế phẩm như cám hoặc các thức ăn dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là nguồn thức ăn truyền thống được sử dụng để làm thức ăn cho lợn.

1.4. Sử dụng hiệu quả thức ăn lá cây trong khẩu phần ăn cơ bản cho lợn

1.4.1. Cây khoai môn là nguồn đạm cho lợn

Thân lá cây khoai môn là thức ăn truyền thống được trồng và phát triển tự nhiên ở CNDCND Lào. Nó là nguồn protein cao trong khẩu phần ăn của lợn. Thân lá cây khoai môn là nguồn axit amin gần giống với protein và có hàm lượng tương tự như bột đậu nành. Sử dụng khoai môn giúp tăng cường tiêu hóa protein thô và cố định Nito (Rodríguez và CTV., 2009). Lá khoai môn có thể thay thế 50 % protein đậu nành, cải thiện sinh trưởng và chất lượng thịt lợn lai và bản địa Moo Lath (Kaensombath and Erik Lindberg, 2012).

1.4.2. Thân lá cây chuối ủ chua trong khẩu phần ăn cơ bản của lợn

Hỗn hợp thân lá cây chuối và khoai môn ủ chua đã góp phần cải thiện lượng ăn vào cho lợn Moo Lath (Manivanh and Preston, 2016). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng thân lá cây chuối kết hợp lá khoai môn cũng có thể thay thế cám trong khẩu phần ăn đối với lợn lai và lợn nái Móng Cái (Hang và CTV., 2014; Duyệt và CTV., 2013), vịt (Đào Thị Mỹ Tiến và CTV., 2013) và lợn thịt (Chhay Ty và CTV., 2014). Tuy nhiên hàm lượng chất xơ cao làm giảm khả năng tiêu hóa của DM, OM, NDF và tích lũy N khi thân lá cây chuối ủ chua được thay thế lá khoai môn ủ chua đối với lợn lai.

1.4.3. Bả Bia và hèm rượu

Hèm rượu (RDB) là dư lượng của quá trình lên men gạo của gạo và gạo được đánh bóng để sản xuất rượu gạo. Các hộ nông dân ở nông thôn đã sử dụng thành công RDB làm nguồn

thức ăn giàu protein cho lợn (Manh và CTV., 2009; Taysayavong and Preston, 2010; Manivanh và CTV., 2012; (Phiny và CTV., 2012). Bả bia và hèm rượu được cho ăn với nông độ thấp (từ 4- 5%) được chứng minh là có thể bảo vệ gia súc (Phanthavong và CTV và chăn nuôi dê (Bình và CTV., 2018) tránh khỏi các độc tố HCN, được tạo ra bởi hợp chất Xyanua glocuxit có trong lá cây sắn, nhưng vẫn chưa có ứng dụng nào cho chăn nuôi lợn cả.

1.4.4.Than sinh học làm phụ gia thức ăn cho động vật

Nghiên cứu chỉ ra khi sử dụng 1% than sinh học có tác dụng đến sự sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn, làm giảm thải khí methan của với gia súc ra môi trường (Leng và CTV., 2014; Sengsouly and Preston, 2016) và ở dê (Silivong và CTV., 2016; Lê Thị Thuý Hằng và CTV., 2018). Lợi ích của việc sử dụng than sinh học là việc nó có khả năng kết dính các độc tố hoặc phân hủy một số sinh vật có hại trong đường ruột của động vật (Leng, 2017). Prasai và CTV. (2016) lại cho rằng bổ sung than sinh học giúp cải thiện sản lượng trứng và sự chuyển hóa thức ăn ở gia cầm. Trong khi đó, nếu bổ sung 1% than sinh học từ trấu trong chế độ ăn cho gà thì làm giảm vi khuẩn Coliform và Ecoli, nhưng nó không tác động đến tốc độ sinh trưởng (Hiền và CTV., 2018).

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Sử dụng hiệu quả khẩu phần nguồn thức ăn địa phương cho giống lợn bản địa moo lath, CHDCND lào tt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w