LATH 1. Giới thiệu
RDB được cho ăn với tỉ lệ nhỏ (4% khẩu phần ăn) đóng vai trò như prebiotic. Nó đã tăng khả năng giữ N ở lợn (Sivilai and Preston, 2017) và cải thiện sự tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn ở lợn nái có chửa và nuôi con, tỉ lệ tăng trưởng của lợncon để cai sữa.
2. Nguyên liệu và Phương pháp
2.1. Phân tích, thiết kế, quản lý lượng ăn
20 con lợn Moo Lath (15.8 ± 1.3 kg) được bố trí cho ăn 4 khẩu phần khác nhau với 5 nghiệm thức: CLT, RDB 4%,BIO 1%
và hỗn hợp RDB +BIO.
2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu
Các con lợn được kiểm tra cân nặng mỗi ngày trong 14 ngày, thức ăn ăn vào và thức ăn còn dư được ghi ghép hằng ngày với các mẫu đã được xác định cho DM, CP, CF và Ash (AOAC, 1990). Dữ liệu được phân tích (Minitab, 2016).
3. Các kết quả
3.1. Lượng ăn chất thô, tỉ lệ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn Không có ảnh hưởng của chất bổ sung đến lượng thức ăn ăn vào. Tỉ lệ tăng trưởng có xu hướng tốt hơn và chuyển hóa thức ăn được cải thiện đối với cả hai chất bổ sung. Không có ảnh hưởng nào khi kết hợp cả hai chất bổ sung so với cho ăn từng thành phần bổ sung riêng lẻ
Bảng 5.3. Giá trị bình quân đối với việc thay đổi khối lượng, lượng ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn ở lợn Moo Lath
Khối lượng lợn CTL BIO RDB BIO+RDB SEM P Bắt đầu TN, kg 15,9 15,8 15,6 16,0 0,619 0,692 Kết thúc TN, kg 36,5 40,5 40,1 41,6 1,52 0,423
Tăng trọng, g 179 215 220 220 9,51 0,089
VCK ăn vào, g/d 787 850 859 874 41,7 0,58
VCK tiêu tốn (kg/kg) 4,43b 3,96a 3,89 a 4,02 a 0,13 0,048
ab Giá trị trung bình không có chữ số mũ là sai khác có ý nghĩa thống kê, mức p<0,05
4. Thảo luận
Ảnh hưởng tích cực của RDB đối với tỉ lệ tăng trưởng và tiêu tốn thức ăn chỉ rõ ở các kết quả trước: RDB 4% cải thiện Nito tích lũy 36% và giá trị sinh học của Nito 18% (Sivilai and Preston, 2017) và tiêu tốn thức ăn được cải thiện 64% (Sivilai et al., 2018).
Chúng ta biết rằng, từ trước đến nay việc bổ sung than sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn chưa được thông báo. Mức độ tác dụng ở thí nghiệm này với lợn thịt là 20-23% tăng trưởng và 11-14% tiêu tốn thức ăn được cải thiện, cũng tương tự với 15% và 18% khi bổ sung than sinh học dùng để nuổi gia súc (Sengsouly and Preston, 2016). Mỗi thành phần RDB và than sinh học đều ảnh hưởng làm tăng tỉ lệ và hiệu quả sinh trưởng của lợn nhưng khi kết hợp cả hai chất lại nó cũng có tác dụng như cho ăn riêng lẻ.
5. Kết luận
Tỉ lệ tăng trưởng tốt hơn (p=0.089) và chuyển hóa thức ăn được cải thiện (p=0.048) đối với cả hai chất khi được bổ sung riêng lẻ hay kết hợp với nhau khi so sánh với khẩu phần ăn đối chưng. Không có lợi ích gì khi khẩu phần ăn được bổ sung kết hợp cả hai chất.
Người ta cho rằng than sinh học và hèm rượu kết dính các độc tố trong thức ăn được bài tiết qua phân hoặc bị phân hủy bởi một số sinh vật trong hệ vi sinh vật đường ruột.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Lý do chọn giống lợn bản địa Moo Lath do các vùng nông thôn của Lào thường nuôi phổ biến và được nuôi bằng hình thức thả rông (Phengsavanh et al., 2011). Cây chuối được trồng phổ biến ở Lào và được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi từ lâu đời nhưng lại được ít quan tâm nghiên cứu. Trong khi đó, thân lá cây khoai môn lại được nghiên cứu kỹ như là một thành phần trong khẩu phần ăn cho lợn (Chittavong et al., 2012; Kaensombath and Lindberg, 2012; Hằng và CTV., 2015). Hạn chế của thân lá cây khoai môn là nồng độ cao của axit oxlic gây kháng dinh dưỡng
nếu như không xử lý tốt trong quá trình chế biến thức ăn cho lợn.
Mục tiêu của luận án là thực hiện một số thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc kết hợp hỗn hợp thức ăn thô xanh từ thân cây chuối và cây khoai môn ủ chua có sẵn ở địa phương trong khẩu phần ăn đối với giống lợn bản địa Moo Lath.
Tại trang 1 (chương 2), thí nghiệm với các mức ăn khác nhau, thân lá cây chuối ủ chua theo tỉ lệ 0, 5, 10 và 15 %. Kết quả cho thấy tỉ lệ thân là cây chuối ủ chua là 10% phù hợp. Trang 2 (chương 3) với các nghiên cứu của (Phanthavong et al., 2016;
Sangkhom et al., 2017; Bình và CTV., 2017; Sengsouly et al., 2016) về các phụ phẩm như bả bia, hèm rượu. Quá trình này cho thấy sự hiện diện của β-glucan, một thành phần quan trọng của tế bào vách có trong ngũ cốc và men bia, chất này chưa được biết trong RDB và BG dùng làm thức ăn cho lợn. Kết quả cho thấy có sự đáp ứng tốt hơn đến khả năng tiêu hóa và tăng tích lũy nitơ cho lợn thịt. Thí nghiệm tiếp theo ở trang 3 (chương 4) là thử nghiệm thêm hai phụ phẩm bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn nái Moo Lath có chửa, nuôi con và các lợn con bú sữa. Kết quả cho thấy tăng trọng của lợn nái trong thời kỳ mang thai và tăng sản lượng sữa khi khẩu phần ăn được bổ sung 4 % BG hoặc 4 %RDB. Khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa được cải thiện đáng kể. Việc bổ sung này không ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của lợn con khi sinh và cai sữa, cũng như lượng thức ăn ăn vào. Tiêu tốn thức ăn được cải thiện khoảng 60% khi lợn nái Moo Lath được bổ sung 4% RDB.
Trang 4 (chương 5) có kết quả tiếp theo của các đồng nghiệp (Leng et al., 2012; Silivong and Preston, 2016; Sengsouly and Preston, 2016) về bổ sung than sinh học như có “prebiotic” cho gia súc và dê. Chúng tôi bổ sung 1% BIO vào hỗn hợp thức ăn thân lá cây chuối và khoai môn ủ chua so với tỉ lệ 4 % RDB đã cho tăng trưởng tốt hơn (p=0.089) và tiêu tốn thức ăn được cải
thiện (p=0.048) đối với cả hai chất khi cho ăn riêng hoặc kết hợp so với khẩu phần ăn đối chứng, tuy nhiên nếu cho ăn kết hợp cả 2 chất không có lợi bằng cho ăn riêng lẻ từng chất. Các nghiên cứu cho biết khi than sinh học và hèm rượu kết dính các độc tố hoặc cố định các hỗn hợp các chất không có dinh dưỡng trong thức ăn được thải qua phân hoặc hoặc bị phân hủy bởi một số sinh vật trong hệ vi sinh vật đường ruột, luận án cũng đã kết luận:
5) Giá trị sinh học của protein ở thân lá cây khoai môn ủ chua không nhiều hơn 10-15% ở thân lá cây chuối ủ chua trong khẩu phần ăn cơ sở bằng thân lá cây khoai môn ủ chua cho lợn bản địa Moo Lath.
6) Bổ sung (4% trong khẩu phần ăn VCK) hèm rượu hoặc bả bia cải thiện lượng ăn vào, khả năng tiêu hóa và tích lũy nito, cùng với giá trị sinh học của protein có trong hèm rượu.
7) Các chất bổ sung này cũng giúp cải thiện năng suất sinh sản của lợn nái khi cho chúng ăn trong suốt quá trình mang thai và tiết sữa.
8) Than sinh học được cho ăn với mức 1% khẩu phần VCK có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn giống như việc bổ sung 4% hèm rượu đối với lợn Moo Lath. Cả hai chất bổ sung như tăng “prebiotics” trong việc trung hòa các thành phần cản trở hấp thu chất dinh dưỡng, vì vậy nâng cao các chỉ số phát triển và tình trạng sức khỏe của lợn.
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ 1) Sivilai, B., Preston, T.R. and Kaensombath, L., 2016. Feed
intake, nutrient digestibility and nitrogen retention by Moo Lath pigs fed ensiled banana pseudo-stem (Musa spp) and ensiled taro foliage (Colocasia esculenta). Livestock Research
for Rural Development, 28 (6),
http://www.lrrd.org/lrrd28/1/boun28006.html
2) Sivilai, B. and Preston, T.R., 2017. Effect of level of dietary protein on growth and feed conversion of Moo Lath pigs fed a mixture of ensiled taro foliage (Colocasia esculenta) and of ensiled banana pseudo-stem (Musa spp). Livestock Research
for Rural Development, 29 (34).
http://www.lrrd.org/lrrd29/2/boun29034.htm
3) Sivilai, B. and Preston, T.R., 2017. A low concentration of rice distillers’ byproduct, or of brewers’ grains, increased diet digestibility and nitrogen retention in native Moo Lath pigs fed ensiled banana pseudo-stem (Musa spp) and ensiled taro foliage (Colocasia esculenta). Livestock Research for Rural
Development. 29 (123).
http://www.lrrd.org/lrrd29/6/lert29123.html
4) Sivilai, B. Preston, T.R., Hang, D.T. and Linh, N.Q., 2018.
Effect of a 4% dietary concentration of rice distillers’
byproduct, or of brewers' grains, on growth rate and feed conversion during pregnancy and lactation of native Moo Lath gilts and their progeny. Livestock Research for Rural
Development, 30 (20).
http://www.lrrd.org/lrrd30/1/lert30020.html