PHẦN III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Giới thiệu chung về khu đất xây dựng
Vị trí : Huyện Đạ Tẻh là huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng. Nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam Bộ, địa hình thấp dần về phía Tây, Tây Nam.
Giới hạn :+ Phía Bắc: giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm;
+ Phía Nam: giáp huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
+ Phía Đông: giáp thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm;
+ Phía Tây: giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Các điều kiện tự nhiên
Địa hình, địa mạo :Huyện Đạ Tẻh nằm ở độ cao trung bình 250 m so với mặt biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng từ Bắc vào Nam và từ 2 phía Đông, Tây vào thị trấn Đạ Tẻh, với 2 dạng địa hình chính là địa hình núi cao bị chia cắt mạnh và địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp với các đặc trưng sau.
Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40.150 ha (chiếm gần 77% diện tích tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625m, phân bố ở phía Bắc và Đông-Bắc huyện, thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần phía Bắc các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Hiện trạng sử dụng đất khu vực này là đất rừng và đồi núi trọc. Do địa hình núi cao, độ dốc lớn, nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp cho phát triển rừng.
Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha (chiếm 23%
diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu các con sông, tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh, xã Hà Đông, Đạ Kho và một phần phía Nam các xã Đạ Lây, Hương Lâm và An Nhơn, địa hình khu vực này khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120-200m. Đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp, phân bố các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Địa chất :
Đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau.
Khí hậu, thủy văn :
Huyện Đạ Tẻh có 2 chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam Trung Bộ và khí hậu Đông Nam Bộ, trong đó: vùng núi phía Bắc có khí hậu cao nguyên, nên nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm; vùng phía Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ, nên chế độ nhiệt và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.
h
Trang 90 | 167 So với khí hậu của Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh có những đặc điểm nổi bật sau:
Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và đặc biệt là chất lượng nông sản hàng hoá, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các cây trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.
Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều thấp hơn so với vùng Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố trí cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn, cùng với yếu tố địa hình, đã gây ra tình trạng ngập lũ ở các khu vực địa hình thấp, đặc biệt là các khu vực trũng ven sông.
Các điều kiện xã hội
Về nông nghiệp: Huyện Đạ Tẻh là huyện trọng điểm về lương thực của tỉnh. Với diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng lúa 2.500 ha, hàng năm huyện sản xuất trên 30.000 tấn lương thực, trong đó hiện có 1.250 ha lúa chuyên sản xuất lúa chất lượng cao theo dự án đã được tỉnh phê duyệt. Ngoài ra, Huyện Đạ Tẻh là địa bàn có diện tích lớn về vùng nguyên liệu : điều (trên 3.000 ha), mía (750ha), dâu (350 ha). Riêng cây cao su đang được nhân dân tập trung đầu tư phát triển mạnh.
Về lâm nghiệp: Huyện Đạ Tẻh có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 36.017 ha (gồm 48 tiểu khu) chiếm 68,71% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó có 30.849 ha rừng sản xuất. Tiềm năng về lâm nghiệp của huyện Đạ Tẻh là rất lớn để phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian qua Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế, cụ thể : ngoài diện tích đất lâm nghiệp do Công ty lâm nghiệp Đạ Tẻh quản lý (28.084 ha), huyện đã giao đất cho hộ gia đình, cá nhân quản lý bảo vệ và trồng rừng, đồng thời thu hút 11 doanh nghiệp đầu tư quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng kinh tế với diện tích trên 5.000 ha.
Về du lịch: Huyện Đạ Tẻh có tiềm năng về du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Có Hồ Đạ Tẻh được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia, có 03 thác nước đẹp ở xã Triệu Hải và Đạ Pal, trong đó thác nước ĐaKaLa đang được các nhà đầu tư khoanh vùng bảo vệ để xây dựng du lịch sinh thái.
Về tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là nguyên liệu phục vụ ngành xây dựng, gồm : Đất, đá, cát. Hiện có trên 20 đơn vị cá nhân đang thực hiện việc khai thác tài nguyên để phục vụ xây dựng.
h
Trang 91 | 167 Các điều kiện thi công
Về giao thông: Trên địa bàn Huyện có 02 tuyến tỉnh lộ chính là : tuyến tỉnh lộ 721 nối Đạ Huoai - Đạ Tẻh – Cát Tiên và thông sang tỉnh Bình Phước; tuyến tỉnh lộ 725 từ huyện từ trung tâm huyện qua xã Mỹ Đức để thông sang huyện Bảo Lâm, hiện đã có chủ trương đầu tư của tỉnh. Các tuyến đường từ trung tâm Huyện đến các xã đều là đường nhựa, điều kiện đi lại thuận lợi.
Về điện: Tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện lưới quốc gia và đã có 100% số thôn và tổ dân phố có điện, 99,81% hộ dân đã sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất
Về mạng lưới trường lớp và y tế: Mạng lưới trường lớp trên địa bàn Huyện ngày càng được nâp cấp khang trang, không còn phòng học ca ba, 24/35 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế cơ sở, đến nay đã có 9/9 đơn vị hành chính có trạm y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, 9/9 trạm y tế có bác sỹ.
h
Trang 92 | 167