Thi công nền đường đoạn thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất đá thải từ các mỏ than khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh làm đường ô tô. (Trang 93 - 96)

Chương 3: NGHIÊN C ỨU THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VỚI KẾT CẤU

3.3 Thi công nền đường đoạn thử nghiệm

Đất dùng đắp dưới đáy kết cấu áo nền đường được lấy từ mỏ Minh Quang, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Theo tiêu chuẩn Quốc gia tiêu chuẩn Việt Nam [11] quy định trong mục 6 điều 6.6.1 về công tác thí nghiệm đất đắp lấy ở mỏ.

Kết quả thí nghiệm kiểm tra yêu cầu kỹ thuật theo quy định dẫn Bảng 3.1 Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đất mỏ Minh Quang T.T Các chỉ tiêu thí

nghiệm Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn thí nghiệm

1 Thành phần hạt

TCVN 419 – 2014

Lọt sàng 10 % 92,5

Lọt sàng 5 % 74,5

Lọt sàng 2 % 56,7

Lọt sàng 1 % 40,9

Lọt sàng 0,5 % 31,2

Lọt sàng 0,25 % 26,2

Lọt sàng 0,1 % 14,3

2 Giới hạn chảy % 32,7

TCVN 4197

3 Giới hạn dẻo % 19,3

4 Chỉ số dẻo % 13,4

5

Đầm nén tiêu chuẩn

Độẩm tối ưu Wo % 13,70

22TCN 333 - 06 KLTT lớn nhất Kg/m³ 1,970

6

CBR

22 TCN 332 - 06

K95 % 5,75

K98 % 7,64

K100 % 9,00

Nhận xét: Kết quả thí nghiệm Đất cấp phối đồi mỏ Minh Quang, Tam Đảo, Vĩnh

Phúc theo [11] đủđiều kiện đưa vào thi công đắp trong phạm vi tác dụng nền đường thử nghiệm.

3.3.2 Xử lý nền đường trước khi đắp

Theo hồsơ thiết kế bản vẽthi công đường thử nghiệm thuộc dạng không đào không đắp. Tiến hành đào bỏ bóc lớp đất tự nhiên phía trên đến cao độ đáy kết cấu áo đường cộng thêm 50 cm để phục vụ thi công phần nền thượng. Sau khi bóc bỏ lớp đất nền tự nhiên tiến hành xử lý phần dưới bằng cách dùng lu rung kết hợp đầm cóc tiến hành lu lèn đạt độ chặt yêu cầu K85 rồi mới rải đất đắp từng lớp theo trình tự quy định. Chiều cao đất đắp khu vực tác dụng nền đường 50cm làm 2 lớp, mỗi lớp 25cm thi công đắp đạt độ chặt K95 với lớp dưới và K98 với lớp trên theo quy định.

Chỉ số CBR được quy định trong khu vực tác dụng nền đường 25cm trên cùng đạt 6; và 25 cm lớp tiếp theo đạt 4%.

Hình 3.6: Xửlý đào nền thay đất trước khi đắp 3.3.3 Thi công đắp đất nền đường

Công việc thi công đắp đất đáy kết cấu áo đường thử nghiệm chia lớp theo hồ sơ thiết kế, đắp từ thấp lên cao, theo trắc dọc từ cuối tuyến lên đầu tuyến. Chỉ sử dụng một loại đất đã thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật và đắp trên toàn bộ chiều ngang mặt nền mỗi lớp dày 25 cm sau khi lu lèn chặt.

Sử dụng tổ hợp thi công đắp đất nền đường thử nghiệm bao gồm: máy xúc, ủi, lu kết hợp ô tô vận chuyển tựđổ.

Quá trình thi công lu lèn đồng đều suốt bề rộng nền đường từng lượt trên mỗi đoạn thi công theo trình tự lu từ chỗ thấp đến chỗ cao, từ hai bên vào giữa trục tim nền đường. Các vệt lu liên tiếp phải đè lên nhau từ 15 cm đến 20 cm; sử dụng tổ hợp 3 lu trong đó có 01 lu tĩnh 2 bánh 6 - 8 tấn; 01 tĩnh Sakai 3 bánh 8 -10 tấn và 01 lu rung 24 tấn sử dụng trong thi công.

Khi lu lèn xong lớp đắp thứ nhất kiểm tra chiều cao và tính toán hệ số san rải làm cơ sở cho việc quyết định hệ số k rải đất đắp lớp thứhai. Trước khi đắp lớp đất thứ hai phải thí nghiệm kiểm tra độ chặt lớp đắp thứ nhất nếu chưa đạt độ chặt ≥ k95 thì còn lu lèn và xử lý cho đạt sau đó dùng máy xúc cào băm mặt sau đó tưới ẩm vừa phải rồi mới được san rải đắp lớp thứ hai bằng đất cùng loại. Hình ảnh thi công đắp nền đường dẫn ở Hình 3.7.

Hình 3.7: Thi công đắp đất nền đường đoạn thử nghiệm 3.3.4 Kết quả kiểm tra nghiệm thu nền đường

Sau khi thi thi công xong tiến hành nghiệm thu hoàn thành hạng mục thi công xử lý nền đường và trước khi chuyển bước thi công kết cấu áo đường, tiến hành khôi phục lại vị trí các cọc trên tuyến và các mốc cao độ để phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra nghiệm thu.

Về kết quả kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học giai đoạn thi công nền đường thử nghiệm dẫn ở Bảng 3.2 như sau.

Bảng 3.2: Tổng hợp số đo nghiệm thu kích thước hình học đường thử nghiệm T.T Chỉ tiêu kiểm tra Đơn vị tính Theo thiết kế (m) Sđo thực tế(m)

1 Chiều rộng m 7.00 7.50

2 Chiều dài m 100.00 101.00

3 Bề dầy lớp đắp cm 50 50

4 Cao độ m HSTK HSTK

Kiểm tra mô đun đàn hồi bằng tấm ép cứng theo phép thử [36] tại 3 vị trí khác nhau trên mặt nền đường xửlý đất đắp K98 như Hình 3.8

Hình 3.8: Đo E lớp K98 đáy kết cấu áo đường

Kết quảđo Edh nền đường dẫn Bảng 3.3, giá trị trung bình E0=45.37MPa lớn hơn giá trị tối thiểu 40 MPa.

Bảng 3.3: Kết quả đo mô đun đàn hồi trên lớp đất nền K98 (đỉnh nền đường) Số TT Lý trình Áp lực tính

toán (Mpa)

Độ võng hiệu chỉnh (0.01 mm)

Modun đàn hồi (MPa)

1 Km0+30 0.25 284.8 46.0

2 Km0+60 0.25 286.9 45.6

3 Km0+90 0.25 294.2 44.5

Nhn xét: Việc thi công lớp đáy áo nền đường trong khu vực tác dụng nền đường theo chỉ dẫn quy trình thiết kếđảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đủ điều kiện thi công các lớp kết cấu móng và mặt đường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng đất đá thải từ các mỏ than khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh làm đường ô tô. (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)