1.Phương pháp: Hoạt động nhóm , dùng kỹ thuật KWL 2.Thiết bị:
Giáo Viên: chuẩn bị giấy A0, kiến thức liên quan.
Học Sinh: Ôn tập kiến thức . C. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1: Khởi động.
Dùng trò chơi ô chữ có liên quan đến các chất axit, bazo, muối để vào bài Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm axit, bazơ, muối
* Tìm hiểu khái niệm axit, bazơ
Phương pháp: Hoạt động nhóm , dùng kỹ thuật KWL Chuẩn bị: Giấy A0.- GV: đưa mẫu sơ đồ KWL,
-GV: Chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận, nêu những điều mình biết về axit – bazơ mà các em đã học theo các gợi ý sau:
1. Khái niệm axit – bazơ?
2. Phân loại axit – bazơ?
3. Tính chất hóa học chung của axit – bazơ ? 4. Viết phương trình điện li của một số axit, bazơ
- GV tiếp tục gợi ý để các em đặt những câu hỏi, những điều cần tìm hiểu thêm về axit – bazơ ?
vào cột thứ 2: (W) theo gợi ý:
1. Dung dịch các axit – bazơ mạnh , yếu còn chứa những phần tử ( ion, phân tử ) nào ?
2. Những axit, bazơ như thế nào thì được gọi là có nhiều nấc?
3. Tại sao các dung dịch axit ( hoặc các dung dịch bazơ) có công thức phân tử khác nhau nhưng lại có tính chất hóa học chung giống nhau ?
4. Những chất như thế nào được gọi là hidroxit lưỡng tính? Chúng có tính chất gì ? - GV : Cho các nhóm báo cáo , so sánh kết quả, thống nhất và ghi vào cột L .
* Tìm hiểu khái niệm muối
Phương pháp tổ chức hoạt động: GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu SGK thực hiện phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1 : Kể tên một số muối mà em biết?viết phương trình điện li của chúng?
Câu 2 : Viết phương trình điện li của các muối sau? Tính nồng độ mol/l của các ion sinh ra biết nồng độ mol/l của mỗi muối là 0,2M?
NH4Cl ; (NH4)2SO4;BaCl2 ;AlCl3 ;Fe2(SO4)3;NaHSO3 ;KH2PO4; K2HPO4 ;K3PO4
Câu 3 : Nêu định nghĩa muối ?thế nào là muối axit ,muối trung hòa?
Đánh giá kết quả hoạt động
HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2.Trong quá trình làm các em có thể trao đổi theo bàn theo nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV
Hoạt động 3: Luyện tập
GV chuyển giao hoạt động cho HS: hoàn thành phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1 : Dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M điện li thu được các ion có nồng độ tương ứng là:
A. Fe3+ 0,2M; SO42- 0,4M B. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,2M C. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,6M D. Fe2+ 0,2M; SO42- 0,6M
Câu 2 : Một dung dịch chứa 0,1mol Fe2+ ; 0,2mol Al3+ ; xmol Cl- ;ymol SO42- .Khi cô cạn dung dịch thì thu được 46,9g hỗn hợp muối khan.Gía trị x,y là:
A. 0,2;0,3 B. 0,15;0,3 C. 0,2;0,35 D. 0,15;0,2 Câu 3 : Những dung dịch có môi trường bazơ là:
A. Na2CO3 ; C6H5ONa ; CH3COONa B. Na2CO3 ; NH4Cl ; KCl
C. NH4Cl ; CH3COONa ;NaHSO4 D. KCl ; C6H5ONa C6H5COONa Câu 4 : Cho các dung dịch có cùng nồng độ : Na2CO3 (1); H2SO4(2) ; HCl(3)
;KNO3(4).Sắp xếp theo chiều nồng độ H+ tăng dần từ trái qua phải là:
A. (1);(2);(3);(4) B. (4);(3);(2);(1) C. (2);(3);(1);(4) D.(2);(3);(4);
(1)
Câu 5 : Cho các chất : Ca(HCO3)2 ; NH4Cl; (NH4)2CO3 ;ZnSO4;Al(OH)3;Zn(OH)2 .Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 2 B.3 C.4 D.5 Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Câu hỏi: Trong cơ thể người nếu thiếu hụt lượng muối Iôt có thể gây ra những bệnh gì?chúng ta cần bổ xung lượng muối phù hợp như thế nào?
NỘI DUNG 3: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
( 1 tiết )
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS giải thích được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí
- Giữa các dung dịch trong sđất nước đều có thể xảy ra phản ứng trao đổi ion tạo thành chất rắn, chất khí hoặc chất điện li yếu làm thay đổi thành phần của môi trường
-Bản chất của phản ứng xảy ra làm thay đổi thành phần của môi trường 2.Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
-HS biết tìm hóa chất để thay đổi tính chất của môi trường 3.Thái độ : Có ý thức cải tạo môi trường nhờ các phản ứng hóa học 4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Dạy học theo góc; hoạt động nhóm
2.Thiết bị:
- Giáo viên:
+ Giấy A0, bút dạ, bộ dụng cụ thí nghiệm
+ Hóa chất: dung dịch HCl, NaOH, phenolphtalein, CuSO4, Na2CO3. - Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập