Định hướng năng lực cần hình thành

Một phần của tài liệu Chủ đề: SỰ ĐIỆN LI môn hóa học (Trang 30 - 33)

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Năng lực tính hóa hóa học B. CHUẨN BỊ

1.Phương pháp: Hoạt động nhóm 2.Thiết bị:

- Giáo viên: Các dung dịch để xác định độ pH dựa vào bảng màu chuẩn - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

GV: - Yêu cầu học sinh đọc một số thông tin ghi trên nhãn của một số loại nước ngọt thông thường.

- Trong đó có một chỉ số rất quan trọng là PH. Vậy PH là gì và cách tính PH như thế nào ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điện li của nước Phương pháp: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

GV: Yêu cầu các nhóm cùng hoàn thành phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1 : Viết phương trinh điện ly của nước và nhận xét sự điện li của nước.

Câu 2 : Cho biết [H+], [OH-] trong môi trường nước ơ 25oC, Viết biểu thức tính KH O2 . Câu 3 : Cho biết ý nghĩa tích số ion của nước.

Câu 4 : Tính [H+], [OH-] trong các dung dịch sau và rút ra kết luận về [H+], [OH-] trong các môi trường trung tính, axit, bazơ:

a. dung dịch HCl 10-3M.

b. Dung dịch NaOH 10-5M.

Câu 5 : Trong dung dịch H2S 0,01M. [H+] có giá trị là:

A. [H+] =0,01M. B. [H+] < 0,01M. C. 0,01M < [H+] < 0,02M. D. [H+]= 0,02M - Kết thúc hoạt động GV

+ Yêu cầu 1 nhóm bất kì lên trình bày, các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến.

+ Thống nhất lại kiến thức.

Hoạt động 3: Luyện tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Câu 1 . Dung dịch X có [OH−] = 10−2M, tính nồng độ ion H+ và cho biết môi truogf của dung dịch.

Câu 2 . Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 với 400 ml dung dịch HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Tính nồng độ các ion của dung dịch X?

Câu 3 . Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4- và NO3- và y mol H+, tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04 mol.

Trộn X và Y được 100 ml dd Z. Tính nồng độ mol/lit của các ion trong dung dịch Z ? NỘI DUNG 4: PH- CHẤT CHỈ THỊ AXIT, BAZƠ ( tiết 2)

Hoạt động 1: Kết nối

- Cách tính nồng độ ion H+ và OH-của dung dịch loãng các axit, bazơ.

- Cách xác định môi trường của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+ Hoạt động 2: Tìm hiểu Khái niệm về pH. Chất chi thị axit – bazơ - Phương thức tổ chức hoạt động.

- Tìm hiểu Khái niệm về pH

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu SGK.

- GV: Đưa ra CT toán học để tính PH

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu học tập số 6 - Tìm hiểu chất chỉ thị axit – Bazơ

HĐ cá nhân: Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

Chất chỉ thị axit bazơ là gì? Có những loại chất chỉ thị axit bazơ nào?

GV tổ chức hoạt động nhóm: chia 4 nhóm để HS lần lượt sử dụng quỳ tím , phenolphtalein tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và xác định môi trường của một số

dung dịch; nước vôi trong, nước muối, nước chanh, nước đường, một số mẫu nước giải khát.

Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm so sánh kết quả thí nghiệm của các nhóm để chuẩn hóa kiến thức

Hoạt động 3: Luyện tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Câu 1 . PH của dung dịch KOH có nồng độ 0,001M là

A. 4 B. 3 C. 11 D. 2

Câu 2 . Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X.

Dung dịch X có pH là

A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D.

12,8.

Câu 3 . Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là:

A. 0,12 B. 1,60 C. 1,78 D.

0,80

Câu 4 . Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D.

0,12.

Câu 5 . Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4- và NO3- và y mol H+, tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04 mol.

Trộn X và Y được 100 ml dd Z. Dung dịch Z có pH là

A. 1. B. 12. C. 13. D. 2.

Hoạt động 4: Vận dụng - tìm tòi mở rộng:

- Tạo hứng thú học tập cho HS khi nghiên cứu về sự điện li, pH và môi trường của dung dịch.

-Phương thức tổ chức hoạt động: GV đưa đề tài cho HS lựa chọn

1.Ý nghĩa của PH nó đối với sản xuất nông nghiệp. Đề xuất một số cách cải tạo đất đơn giản.

2. Mưa axi được phát hiện ra lần đầu tiên năm 1948 tại Thụy Điển nơi có rất nhiều mỏ than. Đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Và thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith Vào năm 1972 . Em hãy tìm hiểu qua tài liệu , internet và cho biết quá trình tạo thành mưa axit trong tự nhiên, tác hại của mưa axit và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.

Một phần của tài liệu Chủ đề: SỰ ĐIỆN LI môn hóa học (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w