Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong thực tiễn giải quyết công nhận thuận tình ly hôn đối với tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân ở tỉnh sơn la (Trang 67 - 85)

Chương 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH SƠN LA VÀ GIẢI PHÁP

2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong thực tiễn giải quyết công nhận thuận tình ly hôn đối với tỉnh Sơn La

- Là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng chung sống, mặt bằng dân trí thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, giao thông đi lại không thuận tiện, dân cư thưa thớt nên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng đến tận người dân là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật và nhận thức của nhân dân. Từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn bản chất của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm song việc tiến hành thực hiện trên thực tiễn lại chưa tốt và chưa đạt được hiệu quả tuyên truyền pháp luật.

Hiện nay, trình độ dân trí của nước ta chưa cao, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp dân sự phát sinh do các bên đương sự không hiểu biết pháp luật. Có trường hợp khi tham gia vào quá trình tố tụng nhưng các đương sự vẫn chưa nắm được quyền và nghĩa vụ của mình làm cho quá trình giải quyết việc dân sự nói chung và quá trình công nhận sự thuận tình nói riêng trở lên khó khăn. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật rộng rãi, đặc biệt đối với những vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, việc thông tin, cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật, tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, mở rộng các hĩnh thức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Trong đó, công tác phổ biển, giáo dục pháp luật cần đa dạng các hình thức để phù hợp

với từng đối tượng được phổ biến ở khu vực thành thị, nông thôn, vùng dân tộc ít người; với từng đối tượng có độ tuổi hay trình độ khác nhau...Ngoài ra, cần tuyên truyền phổ biến ý thức của công tác hòa giải, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, vai trò của hòa giải, của việc công nhận sự thuận tình của đương sự trong đời sống xã hội, để khi có tranh chấp xảy ra, các đương sự tự hòa giải với nhau, giảm bớt công việc xét xử cùa Tòa án cũng như căng thẳng trong quan hệ xã hội.

- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công tác trong ngành Tòa án là người dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của dân tộc, từng địa phương để thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia tố tụng tại Tòa án.

- Tăng cường công tác tập huấn, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ cho các Thẩm phán, thư ký tạo điều kiện để các Thẩm phán, Thư ký và cán bộ trao đổi nghiệp vụ, tìm ra các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình xét xử, giải quyết các loại án nói chung, án dân sự nói riêng từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục.

- Thường xuyên tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết việc thuận tình ly hôn; kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, ban hành các án lệ đã có hiệu lực pháp luật ở các cấp xét xử để các Tòa án tỉnh Sơn La có nguồn tài liệu tham khảo thống nhất cho việc áp dụng sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ.

Sau khi BLTTDS ra đời, các quy định về công nhận sự thuận tình của đương sự được cụ thể hóa và áp dụng vào thực tiễn đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong hoạt động tố tụng như số lượng các việc dân sự nói chung và giải quyết công nhận thuận tình ly hôn nói riêng được Tòa án thụ lý và giải quyết ngày các tăng, tỷ lệ hòa giải thành trong các việc dân sự cũng ngày càng cao, thông qua đó giúp cho việc giải quyết nhanh chóng đồng thời góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định về công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự trong thực tiễn còn nhiều hạn chế như vẫn còn tình trạng Tòa án ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự trái pháp luật, ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự có nội dung khác với nội dung trong biên bản hòa giải thành trước đó... Sở dĩ còn tồn tại những bất cập này là bởi một số quy định của pháp luật về công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự còn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn; trình độ, năng lực chuyên môn của một số Thẩm phán còn yếu kém. Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trong chương 2 của luận văn, tác giả đã chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế và xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự để việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc giao lưu dân sự ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, hội nhập khu vực và thế giới diễn ra sâu rộng. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dẫn tới những mâu thuẫn, tranh chấp dân sự có xu hướng phức tạp gia tăng. Việc tiếp tục duy trì và hoàn thiện vấn đề công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Công nhận sự thuận tình của đương sự là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử, đồng thời góp phần khơi dậy truyền thống đoàn kết dân tộc, tạo nên nội lực phát triển của đời sống kinh tế, xã hội. Mặt khác, việc công nhận sự thuận tình của đương sự cũng phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Phillipines, Thái Lan... và ngay cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Pháp... cũng rất chú trọng sự thỏa thuận trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Thỏa thuận góp phần bảo vệ quyển cơ bản của con người, bảo đảm hòa bình và an ninh trong quan hệ dân sự, kinh tế giữa các quốc gia.

Luận văn đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn đã phân tích làm rõ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự và chỉ ra những bất cập, vướng mắc của quy định hiện hành cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ những nguyên nhân của bất cập này và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề công nhận sự thuận tình ly hôn của đương sự trong tố tụng dân sự.

Hiện nay, khi mà tình trạng ly hôn trên địa bàn tỉnh Sơn La đang có chiều hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang là vấn đề

nhức nhối quan tâm không chỉ trên địa bàn tỉnh mà là vấn đề quan tâm của đất nước và toàn xã hội. Trong tình hình bối cảnh hiện nay tỉnh Sơn La với địa bàn rộng, dân cư đông, nhiều thành phần khác nhau đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế năng động và đa dạng hòa nhập với thành phố bước vào nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế đa phương trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch cũng có sự tác động mạnh mẽ đến chế độ gia đình- đó cũng là sự lý giải tại sao hiện nay tỷ lệ ly hôn tại tỉnh Sơn La lại chiếm tỷ lệ cao như vậy. Chính vì vậy mà HN&GĐ luôn là vấn đề được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của con người do đó xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc luôn là vấn đề cơ bản và cấp bách, đó cũng là mục tiêu được đặt ra và ghi nhận Luật HN&GĐ năm 2014: "Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững".

Riêng tỉnh Sơn La, dù là tỉnh miền núi nhưng thực trạng ly hôn ở nơi đây cũng diễn ra phức tạp, mang những nét đặc thù của một địa phương , chủ yếu là thành phần các dân tộc thiểu số mà nguyên nhân ly hôn chiếm tỷ lệ cao, đó là do: mâu thuẫn gia đình, đánh đập ngược đãi. Thực trạng ly hôn diễn ra muôn hình, muôn vẻ là vậy. Tuy nhiên đường lối giải quyết vụ việc ly hôn thì Tòa án nào cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, để một mặt đảm bảo cho việc giải quyết ly hôn được chính xác, mặt khác đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, thì đòi hỏi bắt buộc các cán bộ thẩm phán trong nghành Tòa án phải nắm vững quy định pháp luật, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.

Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong những năm gần đây có rất nhiều nỗ lực trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc. Cán bộ Tòa án đã xác định rõ vai trò nhiệm vụ của cán bộ khi mang trên mình trọng trách là người của “cán cân công lý” trong xã hội, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và để giải quyết tốt việc ly hôn thuận tình, đạt chất lượng cao không vi phạm thủ tục tố tụng. Các cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã cố gắng áp dụng pháp luật ( luật nội dung lẫn luật hình thức ) một cách linh hoạt, chính xác. Ngoài ra vì hiểu rõ ly hôn là vấn đề phức tạp và khó giải quyết, hậu quả ly hôn đem lại biết bao khó khăn. Vì vậy để hạn chế ly hôn, các cán bộ thẩm phán của tòa đã tuyên truyền phổ biến giáo dục về hôn nhân bình đẳng, tự nguyện tiến bộ.

Xuất phát từ tình hình thực tế là vấn đề ly hôn đang ngày càng trở nên “bức xúc” nhất là tình trạng này đang diễn ra mạnh mẽ ở giới tri thức trẻ của chúng ta, đã mang lại cho xã hội biết bao gánh nặng, bởi thế đây là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với xã hội nói chung, ngành Tòa án nói riêng cần giải quyết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn ản pháp luật

1. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành 3. Luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành 4. Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000.

5. Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014.

6. Luật nuôi con nuôi năm 2010.

7. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;

8. Nghị định của Chính phủ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng kí và quản lí hộ tịch.

9. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

10. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

11. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm”

của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 03 tháng 12 năm 2012.

12. Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình 13. Thông tư 02a/2015/TT - BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư Pháp hướng

dẫn thi hành một số điều của nghị định số 126/2014/NĐ - CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp

thi hànhLuật Hôn Nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Sách áo tạp chí luận văn tham hảo

14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật HNGĐ Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2007.

15. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2006.

16. Viện Đại học mở, Giáo trình luật HNGĐ Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.

17. C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập VI, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (từ tr. 24 - 273), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984.

18. I. L. Anđrêép, Về tác phẩm của Ph. Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb. Tiến bộ Mátxcơva, bản dịch tiếng Việt của Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987.

19. Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật, Nxb. Pháp lí, Hà Nội, 1991.

20. Dương Thị Hồng Cẩm (2013), “Căn cứ ly hôn: uy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, Khóa luận tốt nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

21. Đỗ Văn Chỉnh ( 2006), “Ly hôn với ngư i mắc bệnh tâm thần - Thực tế và giải pháp” Toà án nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, Số 9/2006, tr.

23 – 25

22. Nguyễn Anh Tuấn (2005), “Một số vướng mắc trong giải quyết vụ án ly hôn với ngư i mắc bệnh tâm thần" / Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 7/2005, tr. 41 – 43

23. Nguyễn Quang Hồng (2002), “Việc xác định mất t ch đối với ngư i đang bị truy nã khi có yêu cầu tuyên bố mất t ch đồng th i xin ly hôn “/

Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 11/2002.

24. Nguyễn Thị Kim Oanh (2015), “Căn cứ ly hôn theo quy định pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành”,Khoá luận tốt nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.

25. Nguyễn Thị Lệ (2010), “Luật phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình : luận văn thạc sĩ luật học” / Nguyễn Phương Lan hướng dẫn . - Hà Nội, 2010 .

26. Nguyễn Thị Thanh Trà (2012), “Thuận tình ly hôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” : khoá luận tốt nghiệp / TS. Ngô Thị Hường hướng dẫn . Hà Nội, 2012.

27. Nguyễn Thị Thu Vân (8/2005), "Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 208, Tr.55-61.

28. Phan Thị Vân Hương (2011), “ em xét yếu tố l i khi ly hôn với việc giải quyết quyền lợi ngư i phụ nữ khi ly hôn” /Toà án nhân dân. Toà án nhân dân tối cao, Số 3/2011, tr. 14 - 15, 13.

29. Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật HNGĐ năm 2000, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002.

30. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật HNGĐ Việt Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ, TPHCM, 2002.

31. TANDTC (2011), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2011;

32. TANDTC (2012), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2012;

33. TANDTC (2013), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2013;

34. TANDTC (2014), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2014;

35. TANDTC (2015), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2015;

36. TANDTC (2016), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2016;

37. TANDTC (2017), Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2017;

38. TAND tỉnh Sơn La (2011), Báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Sơn La năm 2011;

39. TAND tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Sơn La năm 2012;

40. TAND tỉnh Sơn La (2013), Báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Sơn La năm 2013;

41. TAND tỉnh Sơn La (2014), Báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Sơn La năm 2014;

42. TAND tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo kết quả công tác của TAND tỉnh Sơn La năm 2015;

43. TAND tỉnh Sơn La (2011), Thống kê công tác xét xử năm 2011;

44. TAND tỉnh Sơn La (2012), Thống kê công tác xét xử năm 2012;

45. TAND tỉnh Sơn La (2013), Thống kê công tác xét xử năm 2013;

46. TAND tỉnh Sơn La (2014), Thống kê công tác xét xử năm 2014;

47. TAND tỉnh Sơn La (2015), Thống kê công tác xét xử năm 2015;

48. TAND tỉnh Sơn La (2016), Thống kê công tác xét xử năm 2016;

49. TAND tỉnh Sơn La (2017), Thống kê công tác xét xử năm 2017;

Website

1. http://baobinhphuoc.com.vn/Content/tim-hieu-luat-hon-nhan-va-gia- dinh-2014-ly-do-de-ly-hon-42768

2. http://baobinhphuoc.com.vn/Content/tim-hieu-luat-hon-nhan-va-gia- dinh-2014-ly-do-de-ly-hon-42768

http://vienkiemsatbrvt.gov.vn/portal/p/728

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân ở tỉnh sơn la (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)