CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI LOGO DOANH NGHIỆP
1.2 Khái quát chung về bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.2 Cơ chế bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp tại Việt
1.2.2.1 Bảo hộ theo cơ chế Quyền tác giả
Khi đi cắt nghĩa, lý giải về khái niệm “Quyền tác giả”, chúng ta có thể tiếp cận theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Ở đây, “tác giả” chính là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm, là người thân sinh tạo ra những đứa con tinh thần của mình, những sản phẩm được thêu dệt và thực hiện bởi chính trí tuệ của mình. “Quyền” là quyền lợi, quyền được định đoạt, cho phép những gì có thể diễn ra đối với tác phẩm của mình. Một cách dễ hiểu và đi sâu vào bản chất thì quyền tác giả sẽ cho phép tác giả độc quyền khai thác, và sử dụng theo mục đích cá nhân của họ. Như vậy, chúng
19
ta tạm hiểu quyền tác giả có và phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có nhiều cách tiếp cận với khái niệm quyền tác giả. Theo như trong Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ của Đại học Huế thì “quyền tác giả” thực chất là quyền sao chép, bởi trong tiếng anh thì quyền tác giả - Copyright thực chất là được ghép từ “copy” (sao chép) và “right”
“quyền hạn”. Tại đây, họ đã tiếp cận quyền tác giả theo hướng từ quyền tinh thần cho tới quyền kinh tế của tác giả đối với tác phẩm của mình. Hay như trong cuốn Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Quyền tác giả đã được định nghĩa rộng hơn với hai cách hiểu. Đầu tiên là cách hiểu theo nghĩa khách quan, Quyền tác giả chính là “Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc cá nhân tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật”7. Tại đây, quyền tác giả đã được nhìn nhận dưới góc độ là một quan hệ dân sự với đầy đủ yếu tố cấu thành như chủ thế, khách thể, nội dung. Nhưng chỉ với khái niệm này thì chưa thể làm rõ những đối tượng sản phẩm nào sẽ thuộc quyền tác giả. Vậy nên, cuốn Từ điển đã hướng chúng ta tiếp cận với khái niệm thứ hai, một khái niệm được hiểu theo nghĩa chủ quan khi định nghĩa đây là “Quyền của tác giả đã trực tiếp sáng tạo ra một phần tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm, bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản gắn liền với các quyền nhân thân đó”8. Tuy nhiên khái niệm này cũng gặp khá nhiều hạn chế khi chưa đề cập đến những chủ thể cũng trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra tác phẩm mà không chỉ có mỗi tác giả.
Nếu trước đây quyền tác giả chỉ được định nghĩa là phải “trực tiếp sáng tạo ra một phần tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm, bao gồm cả quyền nhân thân và
7 Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý
8 Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý
20
quyền tài sản gắn liền với các quyền nhân thân đó”. Thì đến nay, khái niệm Quyền tác giả đã khắc phục những hạn chế và thể hiện được một cách khá trọn vẹn tại khoản 2 Điều 4 Luật SHTT: “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và tương đối mới mẻ đối với Việt Nam. Mặc dù vậy, bản Hiến pháp 1946 chính là cái nôi sinh ra “quyền tác giả” và khái niệm ấy vẫn được tiếp tục thể hiện, làm rõ hơn qua từng bản Hiến pháp sau này. Không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp, quyền tác giả cũng được nhắc đến trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật báo chí, Luật Xuất bản,...
Một tác phẩm muốn đạt đủ điều kiện để tiến hành thủ tục đăng kí quyền tác giả chính là tác phẩm phải được tạo ra một cách độc lập, mang dấu ấn cá nhân của chính tác giả, không sao chép hoặc dựa trên bất kì tác phẩm nào khác và được thể hiện trên một hình thức nhất định. Lý giải cho điều kiện này là bởi nếu những tác phẩm do đích thân tác giả nghĩ ra, nhưng nó chỉ dừng lại ở mặt suy nghĩ mà không được bộc lộ ra theo một hướng có thể cầm nắm và cảm nhận được thì tư duy con người sẽ khó có thể tiếp cận được. Hiện nay tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều có những quy định riêng lẻ đối với từng loại đối tượng khác nhau của quyền tác giả. Tại Điều 14 Luật SHTT đã quy định và nêu khái niệm cụ thể của từng loại hình tác phẩm là đối tượng của quyền tác giả.
Với những khái niệm nêu trên, logo đã đáp ứng đủ tiêu chí của một tác phẩm có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Bởi logo được cấu tạo từ những ký tự, hình khối, màu sắc, được tạo ra từ óc sáng tạo của người thiết kế và được thể hiện trên một hình thức nhất định. Thực chất ngay từ thời điểm logo doanh nghiệp được ra đời, chúng đã được hưởng cơ chế tự động bảo hộ của quyền tác giả mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chứng nhận với cơ quan Nhà nước. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua quy định tại khoản 1, điều 6 Luật SHTT: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức
21
vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.” Điều khoản này cũng phần nào khẳng định quyền tác giả sẽ bảo hộ cho logo chỉ trên mặt hình thức, tức là những chi tiết cấu tạo nên hình ảnh logo chứ không bảo hộ về mặt nội dung, ý nghĩa của logo đem lại. Logo khi đăng ký quyền tác giả được xét dưới dạng là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được hưởng đầy đủ sự bảo hộ về quyền nhân thân cũng như quyền tài sản giống như các loại đối tượng khác của quyền tác giả. Tại đó, căn cứ theo điều 27 Luật SHTT thì quyền nhân thân của logo sẽ được bảo hộ vô thời hạn, còn quyền tài sản sẽ được bảo hộ có thời hạn cụ thể là 50 năm kể từ thời điểm logo được công bố lần đầu tiên.