CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI LOGO DOANH NGHIỆP
1.2 Khái quát chung về bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.2 Cơ chế bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp tại Việt
1.2.2.2 Bảo hộ theo cơ chế Nhãn hiệu
Căn cứ theo định nghĩa của WIPO thì “nhãn hiệu” là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau. Tại đó dấu hiệu có thể là các từ ngữ, ký tự chữ số, các hình tượng và sự kết hợp màu sắc được kết hợp một cách hài hòa, tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ, có tính cá nhân phân biệt nhận dạng và được trình bày trên bao bì sản phẩm. Có thể thấy, WIPO đã định nghĩa nhãn hiệu dựa trên bản chất và chức năng chỉ dẫn phân biệt. Tuy nhiên trong hiệp định TRIPs, nhãn hiệu lại được định nghĩa một cách bao quát hơn với đầy đủ các yếu tố cấu thành, chức năng, điều kiện bảo hộ: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều
22
kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” (Khoản 1, điều 15, mục 2 Hiệp định TRIPs). Hay như trong Pháp luật cộng đồng Châu Âu (EU), Điều 4 Quy định số 40/1994 ngày 20/12/1993 của Hội đồng châu Âu thì khái niệm nhãn hiệu được định nghĩa: “Một nhãn hiệu công cộng có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao bì hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác”. Điều kiện “bất kỳ dấu hiệu nào” làm cho định nghĩa về nhãn hiệu được mở rộng, có thể bao hàm được cả những dấu hiệu phi truyền thống như âm thanh, mùi vị, hình ba chiều… miễn là những dấu hiệu đó có khả năng phân biệt và được trình bày rõ ràng, chi tiết.9 Ngay tại quy định pháp luật Việt Nam, căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu mang tính khái quát, bao trùm hơn: "Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau".
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ theo cơ chế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Xét dưới góc độ kinh tế thì logo doanh nghiệp được coi là một nhãn hiệu khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu và chức năng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Tại đây, chúng ta sẽ chỉ xét logo dưới dạng nhãn hiệu truyền thống (có thể nhìn thấy và cảm nhận bằng xúc giác) chứ không xét trên phương diện là nhãn hiệu phi truyền thống (âm thanh, mùi hương,...) Trái với quyền tác giả, logo doanh nghiệp được đánh giá là nhãn hiệu không nổi tiếng muốn hưởng quyền SHCN thì phải thực hiện đăng ký và có sự công nhận của Nhà nước, đây cũng được coi như là một điều kiện bắt buộc. Điều này thể hiện rất rõ thông qua quy định tại khoản 2, điều 3 Luật SHTT: “Đối tượng
9 Quy định về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam:
file:///C:/Users/Admin/Downloads/832-
V%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a%20b%C3%A0i%20b%C3%A1o-3160-1-10- 20201030.pdf (Tác giả: Trần Cao Thành)
23
quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.” Một logo có những dấu hiệu phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được Nhà nước công nhận bảo hộ là nhãn hiệu thì phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, phải có khả năng tự phân biệt và không xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội khác. Đối với những logo được xác định nhãn hiệu nổi tiếng, quyền SHCN chỉ được xác định khi thỏa mãn các tiêu chí đánh giá quy định trong pháp luật và không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Tất nhiên không phải logo nào của doanh nghiệp đăng ký là sẽ được hợp lệ chấp nhận bảo hộ, mà chúng cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể như: Phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới một hình dạng nhất định (Ký tự, chữ cái, hình vẽ,...) và phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các loại hàng hóa dịch vụ của CSH khác. Để xét xem logo doanh nghiệp có khả năng phân biệt hàng hóa hay không sẽ phụ thuộc vào việc người tiêu dùng có phân biệt được những loại hàng hóa đó thông qua hình ảnh logo hay không. So với quyền tác giả thì logo doanh nghiệp được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu sẽ có thời hạn bảo hộ ngắn hơn, cụ thể tại khoản 6, điều 93 Luật SHTT đã quy định rõ: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
1.3 Vai trò của việc bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của doanh nghiệp Thông thường các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc bảo vệ các tài sản hữu hình (vật chất) với quan niệm rằng đó chính là thứ tạo ra của cải, tạo ra giá trị để cạnh tranh với các đối thủ trong thương trường. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, quan niệm ấy dần trở nên không còn đúng đắn. Bởi kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển, việc sao chép và tạo lại một sản phẩm vật chất là không phải hiếm gặp. Trên thực tế thì thuận theo nguồn nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, bất kể một sản phẩm nào mới ra mắt và đem đến sự thu hút và được ưa chuộng thì chỉ
24
một thời gian rất ngắn sau đó sẽ xuất hiện các sản phẩm đạo nhái giống đến 99%
nhưng chất lượng thì chưa được kiểm duyệt. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh sẽ chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm kém chất lượng nhưng lại đánh vào thị yếu của người tiêu dùng ngày nay, thích những thứ “trendy” nhưng phải có mức giá mềm phải chăng. Điều này chỉ làm tăng thêm thu nhập cho những nhà buôn kém chất lượng, còn những doanh nghiệp chân chính lại phải chịu nhiều thiệt thòi trên thị trường, tạo áp lực trực tiếp lên các doanh nghiệp. Chính điều này cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp không thể gồng gánh mà bị đào thải khỏi thị trường. Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng khi “Thạch Sanh” (đồ chất lượng) thì ít còn “Lý Thông”
(đồ kém chất lượng) thì nhiều, nhan nhản trên thị trường, dẫn đến chất lượng cuộc sống của mọi người cũng sẽ bị giảm sút đi rất nhiều. Nhận thức được điều ấy, một số doanh nghiệp đã tiên phong tạo ra những hình ảnh mang tính biểu trưng đại diện cho doanh nghiệp của mình, chúng ta vẫn thường gọi là logo để sử dụng cho thương hiệu của mình, gán lên những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra với mong muốn tạo ra sự khác biệt, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng mà logo đem lại. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đơn giản tạo ra logo với hy vọng được nhận diện tốt hơn hoặc thậm chí họ chỉ tạo ra theo như phong trào bởi thấy các doanh nghiệp khác cũng có, mà họ thật sự không chú tâm đến việc phải đăng ký bảo hộ cho logo của mình. Có một vài trường hợp doanh nghiệp sử dụng logo do chính mình sáng tạo thiết kế trong một thời gian dài, đến lúc nhận thức được tầm quan trọng mới tiến hành đăng kí bảo hộ cho logo nhưng đã muộn và không thể đăng ký bảo hộ được do hình ảnh logo ấy đã bị đăng ký bởi một chủ thể khác, hoặc bản chất chủ thể ấy chưa đáp ứng các điều kiện về dấu hiệu “phân biệt” mà pháp luật đã quy định. Khi ấy, để tránh những rủi ro không mong muốn,
25
các doanh nghiệp phải tiến hành sáng tạo ra một logo mới. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải gây dựng lại hình ảnh thương hiệu mới trong lòng người tiêu dùng. Nó không chỉ gây ra tổn thất lớn trong chi phí đầu tư thiết kế lại logo, mà nó còn có thể làm thâm hụt đi số lượng hàng bán ra do người tiêu dùng chưa thể thích nghi nắm bắt được sự thay đổi của doanh nghiệp.
Bảo hộ logo chính là cách thức mà các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ tài sản SHTT của mình tránh được các hành vi ăn cắp, sao chép hay sử dụng trái phép. Đây cũng được coi như là một cách sử dụng pháp luật hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đặc biệt là trong thời điểm hội nhập như hiện nay, việc đăng ký bảo hộ logo sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thêm về mặt kinh tế cũng như danh tiếng vị thế của mình. Việc này cũng đảm bảo lợi thế độc quyền cho doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cho phép bản thân doanh nghiệp thu lại lợi nhuận thương mại thông qua việc khai thác sử dụng logo trong quá trình kinh doanh. Đồng thời đây cũng là biện pháp giúp doanh nghiệp tránh khỏi những bài toán khó như bị đánh cắp, đăng ký logo; Phải bỏ một số tiền lớn ra để chuộc lại logo của chính doanh nghiệp mình nhưng đã bị đem đi đăng ký bởi một chủ thể khác; Chịu những thiệt hại và áp lực khi phải tiến hành thay đổi toàn bộ logo của doanh nghiệp,... Cuối cùng, việc đăng ký bảo hộ logo doanh nghiệp, dù dưới bất cứ cơ chế bảo hộ nào cũng sẽ đem lại sự khuyến khích và an tâm cho doanh nghiệp, yên tâm không phải đối diện với những bất lợi nêu trên, đồng thời nắm giữ trong tay thứ vũ khí có giá trị pháp lý bậc nhất khi có bất cứ tranh chấp nào xảy ra như khi bị các doanh nghiệp khác đạo nhái, chỉ thay đổi một vài chi tiết rất nhỏ trong logo khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn và đưa ra những sự lựa chọn không sáng suốt.
26