II- GIẢI THUẬT PHÂN TÍCH CÚ PHÁP CYK 2.1 Giới Thiệu
b) Các Phần Mềm Giảng Dạy Hiện Tạ
+ Nó có ích lợi sau khi người học đã nghe qua bài giảng một lần
+ Thích hợp với những người thích tập trung vào một số phần quan trọng trong giáo trình.
+ Nó có thể giúp cho người học có thể tự học mà không cần nghe bài giảng • Thực Hành Và Luyện Tập (Drill And Pratice Software)
+ Loại này được dùng ở nghững môn có khối lượng bài tập và công việc luyện tập trên lớp khá nhiều.
+ Đặc điển chính của nó là có thể tự cho điểm và trả lời một số câu hỏi của người học.
• Mô Phỏng (Simulation)
+ Loại này thích hợp đối với những môn dòi hỏi sự thực hành. Vai trò của đồ họa và trò chơi ở đây giúp ích rất nhiều.
• Bộ đồ nghề (Learning Tool) : Ví dụ giúp người sử dụng làm quen với các thiết bị của máy tính.
3.3 -COMPOMENT DISPLAY THEORY - LÝ THUYẾT CỦA SỰ TRÌNH BAØY BAØY
• Khi thiết kế các phương pháp giảng dạy cho một vấn đề nào đó người ta thường áp lý thuyết Compoment Display Theory(CDT) cho việc trình bày các đối tượng giảng dạy dưới dạng các luật CDT.
• CDT giả thiết rằng tất cả những dạng trình bày giảng dạy bao gồm một chuỗi những dạng thể hiện cơ bản. Bốn dạng thể hiện cơ bản là :
+ Dạng mô tả tổng quát + Dạng mô tả các biệt + Dạng kiểm tra tổng quát + Dạng kiểm tra cá biệt Trong đó :
• Dạng tổng quát là : Định nghĩa, định lý, nguyên lý, hoặc các bước của một thủ tục.
• Dạng các biệt là sự minh họa rõ ràng một đối tượng, một ký hiệu một sự kiện, một quá trình hoặc một thủ tục.
Khi dự định trình bày một vấn đề nào đó nếu người thiết kế trình bày vấn đề dưới những dạng thể hiện cần thiết thì hiệu quả học tập sẽ được nâng lên,
ngược lại vệc trình bày không thích hợp làm cho hiệu quả học tập sẽ giảm xuống.
Ngoài những dạng thể cơ bản còn có những dạng thể hiện phụ. Đó là những thông tin thêm vào những thể hiện chính để tăng chất lượng của việc học tập. Một sự trình bày dạng các vấn đề sẽ trở nên chất lượng và đầy đủ hơn nếu thêm vào các thể hiện phụ thích hợp.
3.4- GIẢNG DẠY QUA MÔ HÌNH
Việc thiết kế các mô hình phục vụ cho việc học tập thông qua máy tính hiện nay được thế giới áp dụng rỗng rãi, với các ưu điểm của nó là người học không cần học qua mô hình thật (mắc tiền và nguy hiểm) mà thông thông qua mô hình hóa trên máy tính.
Một mô hình giảng dạy có thể hiểu như là một đơn vị nhỏ nhằm đáp ứng các yêu cầu giảng dạy của một chương trình. Mô hình giảng dạy là một mô hình được xây dựng nhằm để minh họa hoặc giải thích rõ thêm một vấn đề lý thuyết của môn học.
Một mô hình giảng dạy cần có những yêu cầu sau: • Dữ liệu của mô hình :
Đây chính là kiến thức của môn học được mô hình hóa thành dữ liệu của máy tính. Dữ liệu của mô hình có thể chia thành 3 lớp cơ bản :
+ Dữ liệu nhập : Dữ liệu đầu vào của mô hình. + Dữ liệu xuất : Dữ liệu xuất ra của mô hình.
+ Dữ liệu cục bộ : Dữ liệu liệu trung gian, đáp ứng các nhu cầu hoạt động, lưu trữ của mô hình.
Người sử dụng chỉ có thể giao tiếp với mô hình thông qua dữ liệu nhập và dữ liệu xuất. Các yêu cầu học tập của người sử dụng được chuyển đổi thành dữ liệu nhập, qua một số bước tính toán, phân tích mô hình sẽ đưa ra các dữ liệu xuất để giải thích hoặc đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng. Dữ liệu cục bộ của mô hình có thể được trình bày hoặc che dấu tùy mục đích của mô hình.
• Hoạt động của mô hình
Các hoạt động của mô hình có thể chia làm hai loại chính như sau :
+ Hoạt động nhập xuất : Đây là các hoạt động thể hiện sự giao tiếp của mô hình của người sử dụng. Các phương thức nhập/xuất đảm nhận việc nhận các dữ liệu
nhập của mô hình và thể hiện các dữ liệu xuất ra các thiết bị ngoại vi (màn hình, máy in,…) để giảng dạy cho người sử dụng.
+ Hoạt động xử lý, tính toán dữ liệu : Các hoạt động xử lý các dữ liệu cục bộ của mô hình phục vụ cho yêu cầu dạy và học. Các phương thức này đảm nhận việc chuyển đổi dữ liệu nhập thành các dữ liệu cục bộ của mô hình. Mô hình sẽ tính toán, xử lý trên dữ liệu cục bộ và chuyển thành các dữ liệu xuất.