Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của Pyrene, hạt vi nhựa và nhiệt độ lên tỷ lệ sống, sinh trưởng, khả năng bắt mồi và hô hấp trong thời gian cảm nhiễm
3.1.1. Tỷ lệ sống
Hình 3.1 Tỷ lệ sống của cá chẽm sau giai đoạn cảm nhiễm của nhiệt độ, PAH và hạt vi nhựa. Nghiệm thức 1: Không bổ sung hạt vi nhựa và không có PAH, nghiệm thức 2:
Bổ sung hạt vi nhựa 100 hạt/lít và không có PAH, nghiệm thức 3: Không bổ sung hạt vi nhựa và có bổ sung 100 nM PAH, nghiệm thức 4: Bổ sung hạt vi nhựa và bổ sung
PAH.
Kết quả cho thấy ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, không độc tố PAH và không có hạt vi nhựa cá có tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm là 100%. Khi ta tăng nhiệt độ lên 32oC thì tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm của cá vẫn 100%. Kết quả trên cho thấy tác động đơn lẻ nhiệt độ không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm. Bên cạnh đó ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, có hạt vi nhựa cá có tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm là 100%. Khi ta tăng nhiệt độ lên 32oC thì tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm của cá 100%. Kết quả trên cho thấy nhiệt độ kết hợp với hạt vi nhựa không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm. Ngoài ra ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, có PAH, không hạt vi nhựa cá có tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm là 93%. Khi ta tăng nhiệt độ lên 32oC thì tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm của cá 100%. Kết quả trên cho thấy tác động đơn lẻ PAH hay tác động kết hợp nhiệt độ × PAH không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá có thể cá chết là yếu tố ngẫu nhiên. Mặt khác ở nghiệm thức tác động kết hợp 2 yếu tố PAH × hạt vi
nhựa thì cá có tỷ lệ sống sau 14 ngày cảm nhiễm là 85% nhưng khi tác động kết hợp 3 yếu tố PAH × hạt vi nhựa × nhiệt độ thì tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm là 100% dựa vào kết quả trên cho thấy tác động kết hợp 2 yếu tố PAH × hạt vi nhựa và tác động kết hợp 3 yếu tố PAH × hạt vi nhựa × nhiệt độ không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm nhiễm cá chết có thể là do yếu tố ngẫu nhiên.
3.1.2. Sinh trưởng
Kết quả cho thấy ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, không độc tố PAH và không có hạt vi nhựa cá có chiều dài và khối lượng sau 14 ngày cảm nhiễm cao nhất (1.94 cm; 0.10 g) ứng với chiều dài và khối lượng tăng lên sau 14 ngày lần lượt là 1.14 cm và 0.10 g và các thông số sinh trưởng này có xu hướng giảm dần khi nhiệt độ tăng lên 32oC có chiều dài và khối lượng sau 14 ngày cảm nhiễm (1.75 cm; 0.06 g) ứng với chiều dài và khối lượng đạt được sau 14 ngày nuôi lần lượt là 0.95 cm và 0.07 g. Các giá trị này thể hiện sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa năng lượng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó trong cùng một nhiệt độ thường 28ºC có bổ sung PAH với nồng độ 100 nM hoặc bổ sung hạt vi nhựa 100 hạt/L hoặc bổ sung cả hai PAH và hạt vi nhựa cũng làm giảm chiều dài và khối lượng một cách rõ rệt và thể hiện sai khác có nghĩa thống kê (P<0.05). Mặt khác ở nhiệt độ cao tương ứng 32ºC có bổ sung đơn lẽ PAH hoặc hạt vi nhựa hoặc bổ sung đồng thời cả hai PAH và hạt vi nhựa cũng làm tác động giảm chiều dài và khối lượng cá trong suốt thời gian cảm nhiễm 14 ngày và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Ngoài ra kết quả phân tích thống kê cho thấy sự ảnh hưởng đơn lẽ của nhiệt độ hoặc PAH hoặc hạt vi nhựa lên chiều dài và khối lượng của cá trong suốt thời gian cảm nhiễm 14 ngày (P<0.05). Trái ngược lại sự kết hợp đồng thời giữa nhiệt độ ×hạt vi nhựa hoặc nhiệt độ × PAH × hạt vi nhựa không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài và khối lượng (P>0.05). Và đặc biệt hơn khi tương tác PAH ×hạt vi nhựa không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài (P>0.05) mà sự tương tác này làm ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng của cá (P<0.05). Đồng thời sự tương tác giữa nhiệt độ × PAH cũng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cả chiều dài và khối lượng của cá sau 14 ngày cảm nhiễm (P<0.05).
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, PAH và hạt vi nhựa lên sinh trưởng về chiều dài và khối lượng cá chẽm sau 14 ngày phơi nhiễm Thông số đánh
giá
Nhiệt độ 28ºC Nhiệt độ 32ºC
PAH (0 nM) PAH (100 nM) PAH (0 nM) PAH (100 nM)
0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L CDBĐ (cm) 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 0.80±0.07 KLBĐ (g) 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 0.006±0.002 CD14 (cm) 1.94±0.13 1.79±0.11 1.76±0.09 1.71±0.08 1.75±0.07 1.68±0.08 1.73±0.06 1.69±0.07 KL14 (g) 0.10±0.01 0.08±0.01 0.08±0.01 0.07±0.01 0.06±0.01 0.06±0.01 0.06±0.004 0.06±0.01 CDTL14 (cm) 1.14±0.13 0.99±0.11 0.96±0.09 0.91±0.08 0.95±0.07 0.88±0.08 0.93±0.06 0.89±0.07 KLTL14 (g) 0.10±0.01 0.07±0.01 0.07±0.01 0.07±0.01 0.06±0.01 0.05±0.01 0.05±0.004 0.06±0.01
Ảnh hưởng tương tác chiều dài tăng lên df1, df2 F P
Nhiệt độ (ºC) 1, 67 18.508 <0.0001
PAH (nM) 1, 67 10.670 0.002
Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 14.227 <0.0001
Nhiệt độ×PAH 1, 67 9.003 0.004
Nhiệt độ (ºC)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 1.236 0.270
PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 2.609 0.111
Nhiệt độ (ºC)×PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 0.468 0.496
Ảnh hưởng tương tác khối lượng tăng lên df1, df2 F P
Nhiệt độ (ºC) 1, 67 100.721 <0.0001
PAH (nM) 1, 67 17.386 <0.0001
Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 15.450 <0.0001
Nhiệt độ×PAH 1, 67 7.645 0.007
Nhiệt độ (ºC)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 1.356 0.248
PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 19.668 <0.0001
Nhiệt độ (ºC)×PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 67 2.151 0.147
CDBĐ: chiều dài ban đầu; KLBĐ: khối lượng ban đầu; CD14: Chiều dài sau 14 ngày; KL14: khối lượng sau 14 ngày; CDTL14:
chiều dài tăng lên sau 14 ngày; KLTL14: Khối lượng tăng lên sau 14 ngày; HVN: hạt vi nhựa.
3.1.3. Khả năng bắt mồi
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, PAH và hạt vi nhựa lên khả năng bắt mồi ở cá chẽm trong giai đoạn cảm nhiễm Thông số đánh
giá
Nhiệt độ 28ºC Nhiệt độ 32ºC
PAH (0 nM) PAH (100 nM) PAH (0 nM) PAH (100 nM)
0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L KNBM
(copepod/cá/5p)
108.40±12.60 96.90±11.25 84.60±23.30 86.30±31.11 102.15±10.11 96.05±12.23 71.80±16.43 67.80±25.80
Ảnh hưởng df1, df2 F P
Nhiệt độ (ºC) 1, 152 9.89 0.002
PAH (nM) 1, 152 57.99 <0.0001
Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 152 2.66 0.105
Nhiệt độ×PAH 1, 152 3.93 0.049
Nhiệt độ (ºC)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 152 0.00 0.980
PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 152 1.57 0.212
Nhiệt độ (ºC)×PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 152 0.83 0.365
KNBM: khả năng bắt mồi; HVN: hạt vi nhựa
Kết quả của khả năng bắt mồi cho thấy ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, không độc tố PAH và không có hạt vi nhựa cá có khả năng bắt mồi sau 14 ngày cảm nhiễm cao nhất (108 copepod/cá/5phut) khả năng bắt mồi có xu hướng giảm dần khi nhiệt độ tăng lên 32oC sau 14 ngày cảm nhiễm (102 copepod/cá/5phut). Các giá trị này thể hiện sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lên khả năng bắt mồi của cá. Bên cạnh đó trong cùng một nhiệt độ thường 28ºC có bổ sung PAH với nồng độ 100 nM cũng làm tác động đến khả năng bắt mồi cá trong suốt thời gian cảm nhiễm 14 ngày và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Ngoài ra kết quả phân tích thống kê cho thấy sự kết hợp đồng thời giửa 2 yếu tố nhiệt độ và PAH có ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá giá trị này thể hiện sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mặt khác khi tác động đơn lẽ hạt vi nhựa hoặc tác động tương tác giữa 2 yếu tố PAH ×hạt vi nhựa hoặc tác cộng kết hợp giữa 3 yếu tố nhiệt độ × PAH × hạt vi nhựa sau 14 ngày cảm nhiễm thì không làm ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá (P>0.05).
3.1.4. Hô hấp
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ, PAH và hạt vi nhựa lên hô hấp ở cá chẽm trong giai đoạn cảm nhiễm
Thông số đánh giá Nhiệt độ 28ºC Nhiệt độ 32ºC
PAH (0 nM) PAH (100 nM) PAH (0 nM) PAH (100 nM)
0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L 0 HVN/L 100 HVN/L Tiêu hao oxy (ppm/g/p) 0.82±0.49 0.66±0.28 1.20±0.57 1.17±0.50 1.98±0.36 1.59±0.91 1.87±0.71 1.35±0.61
Ảnh hưởng tương tác của các yếu tố df1, df2 F P
Nhiệt độ (ºC) 1, 40 18.954 <0.0001
PAH (nM) 1, 40 0.626 0.433
Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 40 2.675 0.110
Nhiệt độ×PAH 1, 40 3.295 0.077
Nhiệt độ (ºC)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 40 1.129 0.294
PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 40 0.000 0.989
Nhiệt độ (ºC)×PAH (nM)×Hạt vi nhựa (hạt/L) 1, 40 0.162 0.690
HVN: hạt vi nhựa
Kết quả hô hấp cho thấy ở nghiệm thức nhiệt độ thường 28ºC, không độc tố PAH và không có hạt vi nhựa thì cá tiêu hao oxy sau 14 ngày cảm nhiễm là (0.82 ppm/g/p) tiêu hao oxy của cá có xu hướng tăng dần khi nhiệt độ tăng lên 32oC sau 14 ngày cảm nhiễm (1.98 ppm/g/p). Các giá trị này thể hiện sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lên tiêu hao oxy của cá sau 14 ngày cảm nhiễm. Bên cạnh đó khi tác động đơn lẽ các yếu tố hạt vi nhựa hoặc PAH thì không ảnh hưởng lên cường độ hô hấp của cá suốt thời gian cảm nhiễm 14 ngày (P>0.05) và khi tác động kết hợp giữa 2 yếu tố với nhau như PAH × hạt vi nhựa, PAH × nhiệt độ hoặc nhiệt độ × hạt vi nhựa sau 14 ngày cảm nhiễm kết quả cho thấy không ảnh hưởng lên cường độ hô hấp của cá thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ( P>0.05). Mặt khác khi tác động kết hợp giữa 3 yếu tố PAH × hạt vi nhựa × nhiệt độ sau 14 ngày cảm nhiễm kết quả cho thấy không ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cá ( P>0.05).