Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 29 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

1.3. Năng lực của giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.3. Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

* Vai trò: Đánh giá năng lực của giáo viên có vai trò to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả của việc đánh giá năng lực là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu đánh giá không đúng dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục. Đánh giá đúng năng lực sẽ giúp người dạy tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục.

* Ý nghĩa:

- Đối với giáo viên: Cung cấp thông tin phục vụ người dạy điều chỉnh

- Đối với các nhà quản lý: Cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

1.3.3.2. Nội dung đánh giá

Đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên bao gồm việc đánh giá các năng lực về kiến thức cơ bản của giáo viên; gồm việc nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy;

Đánh giá về năng lực kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc soạn giáo án giảng dạy: Việc soạn giáo án giảng dạy theo hướng đổi mới và việc tích hợp liên môn phù hợp với đối tượng học sinh.

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc của giáo viên như việc biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; việc sử dụng tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Đánh giá về năng lực kiến thức về việc đánh giá học sinh ở các công việc sau: Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;việc

soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

1.2.2.3. Quy trình đánh giá

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đây là bước để mỗi GV tự xét lại quá trình làm việc của bản thân.

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn có ý nghĩa quan trọng vì tổ chuyên môn là nơi trực tiếp quản lý mọi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên.

- Bước 3: Hiệu trưởng nhà trường đánh giá, xếp loại

Hiệu trưởng nhà trường, sau khi xem kết quả xếp loại của tổ chuyên môn đưa lên đối chiếu với quá trình theo dõi của BGH và nhất là đối chiếu với hiệu quả chất lượng giáo dục qua kết quả nghiệm thu cuối kì, cuối năm học của lớp GVCN cũng như kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác trong năm học của GV, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá, xếp loại từng giáo viên một cách công bằng khách quan.

1.2.3.4. Lực lượng tham gia đánh giá

* Cán bộ quản lý đánh giá:

- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;

- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;

- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.

* Giáo viên đánh giá: Theo các mức độ sau:

1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng dạy học;

4. Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;

b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;

e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ;

h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu.

* Học sinh đánh giá:

Học sinh đánh giá bằng phiếu khảo sát; bằng chất lượng giáo dục của lớp trong năm học thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của các bài kiểm tra.

* Phụ huynh đánh giá:

Dựa trên chất lượng giáo dục của lớp, của cá nhân, dựa trên kết quả đánh giá của nhà trường, của đồng nghiệp và dựa trên việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; phối hợp giữa giáo viên với gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học

sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)