Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu ra trên đây nhằm nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ CBGV tiểu học huyện Mường Chà tôi đã tiến hành điều tra trên 40 CBQL và 60 GV trên địa bàn huyện. Qua kết quả khảo sát tôi thấy rằng mặc dù ờ nhiều cương vị công tác khác nhau nhưng tất cả mọi người đều cho rằng những biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Như vậy tôi có thể kết luận những biện pháp nêu trên mang tính khả thi, đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của huyện Mường Chà. Các biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ và triệt để thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH ở huyện Mường Chà.
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Số
TT Nhóm các biện pháp
Sự cần thiết
%
Tính khả thi
% Rất
cần thiết
cần thiết
Không cần thiết
Rất cần thiết
cần thiết
Không cần thiết
1
Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
93 7 94 6
2
Hoàn thiện các quy định về đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
85 15 82 18
3
Tổ chức đánh giá giáo viên và sử dụng kết quả đánh để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
88 12 89 11
4
Phát huy vai trò tự đánh giá năng lực của giáo viên để tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp.
90 10 91 9
5 Xây dựng cơ chế chính sách phù
hợp để phát triển đội ngũ giáo viên 96 4 94 6
Kết luận chương 3
Từ thực trạng việc đánh giá năng lực dạy học của các đơn vị trường tiểu học huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất 5 biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như sau:
Xây dựng quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; hoàn thiện các quy định về đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên; tổ chức đánh giá giáo viên và sử dụng kết quả đánh để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Phát huy vai trò tự đánh giá năng lực của giáo viên để tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp; Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ giáo viên.
Những biện pháp trên trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường tiểu học trong huyện, đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu đạt được kết quả như mong đợi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cửa vào tương lai, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Coi trọng và đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển đất nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra những người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống lành mạnh; đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Muốn có được những con người như vậy, trước hết phải nói đến vai trò của đội ngũ cán bộ và giáo viên nói chung trong đó có đội ngũ cán bộ giáo viên tiểu học nói riêng. Họ là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của mình. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngành GD&ĐT trong những năm gần đây xem công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ GV là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Trong thời gian gần đây tuy đã có sự chuyển biến đáng kể trong công tác này nhưng trình độ chuyên môn của GV cả nước nói chung và GV huyện Mường Chà nói riêng vẫn còn một bộ phận chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Luận văn “Đánh giá năng lực giáo viên tiểu học huyện Mường Chà đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” nhằm đánh giá đội ngũ GV tiểu học từ đó đề xuất các biện pháp và thử nghiệm tại các trường tiểu học trong huyện. Qua khảo sát thực trạng đội ngũ GVTH luận văn thấy rằng:
1. Cần xây dựng một đội ngũ GVTH đầy đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo mạnh về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ dạy học và phẩm
2. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như luận văn đã nêu là một biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH. Qua đợt thử nghiệm đã đem lại cho GVTH những hiểu biết nhất định về việc đổi mới phương pháp giảng dạy cùng với sự quan tâm đến các đối tượng học sinh ở các trình độ khác nhau. Đa số các thầy cô đã khắc phục được những nhược điểm của mình, áp dụng phương pháp mới, giảng dạy đạt kết quả tốt.
3. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Mường Chà cần xây dựng khối cộng đồng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, hỗ trợ tạo điều kiện cho đội ngũ GV thực hiện được nhiệm vụ được giao.
4. Cần tăng cường thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Đặc biệt đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ GV truy cập tài liệu, thông tin và áp dụng phương pháp dạy học tích cực có sự hỗ trợ của CNTT.
5. Khuyến khích động viên đội ngũ GV thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hạn chế những công việc hành chính và những quy định gò bó khiến GV không phát huy được khả năng sáng tạo.
Để giúp họ có điều kiện hoàn thành tốt trọng trách này, trước hết Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm động viên họ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ toàn tâm, toàn lực vì sự nghiệp giáo dục. Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục cần có kế hoạch rà soát, thanh lọc và giải quyết các chế độ chính sách phù hợp để đội ngũ giáo viên thật sự là những người tiên phong, những tấm gương sáng, xứng đáng với sự kính trọng của toàn xã hội, những người được cả xã hội gọi là “Thầy”.
Đối với nhà trường mà trước hết là tập thể lãnh đạo nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp để sắp xếp tạo mọi điều kiện cho đội ngũ thầy cô
giáo được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Kiến nghị
Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo cả nước, đặc biệt là chế độ tiền lương và phụ cấp ngành nghề, khu vực. Nhưng hiện nay điều kiện của đội ngũ thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo tiểu học nói riêng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi vậy chất lượng giảng dạy tuy có được nâng lên nhưng cũng chưa ngang tầm thời đại. Với khuôn khổ hạn hẹp của luận văn, tôi cũng mạnh dạn có những kiến nghị sau đây với các cấp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường:
1/Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên:
Chỉ đạo các ngành liên quan đến giáo dục đẩy nhanh các dự án xây dựng trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học…
2/Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên:
-Tham mưu với các Sở liên quan và phối, kết hợp với huyện Mường Chà để đẩy nhanh các dự án xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị tốt cho các trường để nâng cao cơ sở vật chất phù hợp với lộ trình xây dựng trường Chuẩn quốc gia.
- Chỉ đạo các cơ sở rà soát trình độ, năng lực giảng dạy thực tế của đội ngũ giáo viên, trên cơ sở đó có chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ .
3/Đối vơi Ủy ban nhân dân huyện Mường Chà:
- Chỉ đạo tăng cường xã hội hóa giáo dục, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ về vật chất, thời gian cho đội ngũ giáo viên có điều kiện tốt hơn trong việc học tập nâng cao trình độ.
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, đạt chuẩn quốc gia.
- Quan tâm, chỉ đạo Ngành giáo dục huyện thực hiện công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên.
- Chỉ đạo chính quyền, đoàn thể địa phương hỗ trợ nhà trường trong việc huy động, duy trì sĩ số học sinh, thực hiện tốt phổ cập giáo dục.
- Hỗ trợ kinh phí để Ngành giáo dục có điều kiện mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện.