CHƯƠNG IV XÂY DỰNG PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP KHAI THÁC CÁC NMTĐ TRONG HỆ THỐNG BẬC THANG THỦY ĐIỆN
4.2. Xây dựng Biểu đồ điều phối cho các NMTĐ
Phục vụ cho việc điều khiển chế độ làm việc của các NMTĐ.
25
Nghiên cứu lựa chọn phương thức phối hợp điều khiển chế độ làm việc của các NMTĐ (phương thức huy động nguồn TĐ trong HTĐ).
4.2.2. Phương pháp xây dưng BĐĐP.
Nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn cung cấp điện và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn TĐ trong HTĐ biểu đồ điều phối hồ chứa của từng NMTĐ phải thể hiện được các vùng đặc trưng sau đây:
1. Vùng NMTĐ phát Nbd (vùng Nbd).
2. Vùng NMTĐphát N > Nbd (vùng tăng công suất).
3. Vùng NMTĐ phát N < Nbd (vùng hạn chế công suất).
4. Vùng xả (hạn chế) nước thừa
Các vùng trên được giới hạn bởi các đường:
+ Đường cung cấp Nbd - đường giới hạn trên.
+ Đường hạn chế công suất - đường giới hạn dưới.
+ Đường phòng ngừa nước thừa
=> Xây dựng biểu đồ điều phối thực chất là xây dựng các đường nói trên, mà chủ yếu là xây dựng 2 đường : Đường cung cấp Nbd và Đường hạn chế công suất.
Việc phân vùng biểu đồ điều phối như vậy chỉ là tương đối. Tùy thuộc vào đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi hồ mà biểu đồ điều phối sẽ có những vùng đặc trưng nhất định. Vi dụ đối với các hồ lợi dụng tổng hợp còn thêm vùng cung cấp nước bảo đảm cho các ngành dùng nước và phòng lũ cho hạ du.
4.2.2.1. Xây dựng đường cung cấp Nbd
Đường cung cấp Nbđ là đường giới hạn trên của vùng phát Nbđ. Đường này cho biết điều kiện khi nào có thể tăng công suất (so với Nbđ) của NMTĐ mà vẫn giữ được an toàn cung cấp điện ở những thời đoạn tiếp theo.
- Tài liệu cần thiết tính toán thuỷ năng, xây dựng đường cung cấp Nbđ:
-Phân bố Nbđ của các NMTĐ.
-Phân bố lưu lượng thiên nhiên của năm kiệt P = Ptk
Để tránh sai lầm trong huy động nguồn thuỷ điện do chế độ thuỷ văn không ổn định gây ra cần chọn một số năm thuỷ văn có phân bố lưu lượng khác nhau và
26
quy chúng về điều kiện của năm kiệt P = Ptk. Kết quả sẽ thu được một nhóm năm thuỷ văn tương đương với năm kiệt P = Ptk về lượng nước nhưng có phân bố lưu lượng hoàn toàn khác nhau. Đối với các nhà máy thủy điện trên bậc thang khi chọn nhóm năm thủy văn cần xét đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các TTĐ.
- Phương pháp xây dựng:
Đối với các hồ chứa điều tiết mùa, năm thì hồ chứa bắt buộc phải trữ đầy vào cuối mùa lũ và dung tích hữu ích trong điều kiện thuỷ văn P= Ptk được sử dụng hết vào cuối mùa cấp. Để thoả mãn điều kiện đó thì tính toán thuỷ năng được thực hiện theo chiều ngược lại so với chiều trữ nước và chiều cấp nước. Ưu điểm của cách tính toán này là đảm bảo an toàn cung cấp điện cho các tháng chuyển tiếp từ kiệt sang lũ với phân bố lưu lượng bất lợi. Song, để có thể quyết định hợp lý giới hạn trên và dưới của mực nước cần tiến hành tính toán thuỷ năng theo chiều thuận.
Nhiệm vụ tính toán thuỷ năng ở đây là dựa vào phân bố lưu lượng của từng năm trong nhóm năm thuỷ văn đã chọn và phân bố công suất đảm bảo để xác định đường thay đổi mực nước thượng lưu (mực nước hồ) theo thời gian Ztl(t). Để đạt được mục đích đó có thể sử dụng phương pháp tính thuỷ năng khi biết công suất (N
= const).
27
`
Sơ đồ thuật toán tính toán thủy năng theo phương pháp N = h/s
28
Kết quả tính toán thuỷ năng theo chiều nghịch và thuận cho nhóm năm thuỷ văn đã chọn cho phép vẽ được một nhóm đường thay đổi mực nước hồ theo thời gian. Vẽ đường bao trên của nhóm đường này sẽ thu được đường cung cấp Nbđ (đường I, hình 4-1). Đối với những hồ có yêu cầu lợi dụng tổng hợp thì khi vẽ đường bao trên cần xét đến các ràng buộc về các yêu cầu đó.
4.2.2.2. Xây dựng đường hạn chế công suất.
Đường hạn chế công suất cho biết trong trạng thái nào của hồ thì NMTĐ không thể phát được Nbđ. Nhóm đường Ztl(t) đã vẽ được trên đây đều thoả mãn điều kiện cung cấp điện an toàn nên vùng chúng chiếm trên biểu đồ chính là vùng NMTĐ phát Nbđ. Đường bao dưới của vùng đó chính là đường hạn chế công suất, hay còn gọi là đường giới hạn dưới (đường II, hình 4-1).
Hình 4 - 1. Minh họa các bước xây dựng BĐĐP
29