Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng.
Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm là giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
3. Thực hành
Kỹ năng 1: Đưa ra các tình huống tranh chấp kinh tế.
Kỹ năng 2: Thảo luận các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh doanh.
78 CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm về tranh chấp kinh tế trong kinh doanh?
Câu 2: Phân tích các bước giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua thương lượng?
Câu 3: Phân tích các bước giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua hòa giải?
Câu 4: Phân tích các bước giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua tòa án?
Câu 5: Phân tích các bước giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua trọng tài thương mại?
2. Bài tập
Câu 1: Tòa án kinh tế được thành lập tại:
a. Tòa án nhân dân cấp quận, huyện
b. Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương c. Những thành phố lớn
d. Tất cả đều sai
Câu 2: Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài nếu:
a. Không được tòa án thụ lý
b. Nếu khi tranh chấp xảy ra có 1 bên bị mất tư cách pháp nhân c. Nếu trong hội đồng các bên có thỏa thuận trọng tài
d. Không câu nào đúng
Câu 3: Hội đồng xét xử trong phiên tòa phúc thầm gồm:
a. Hai thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân b. Ba thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân c. Chỉ có ba thẩm phán
d. Gồm 3 hội thẩm nhân dân để đảm bảo tính khách quan
Câu 4: Các bên tranh chấp lao động (người lao động, người sử dụng lao động) có những quyền gì?
a. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đỏi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.
b. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.
c. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.
d. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
Câu 5: Các bên tranh chấp lao động có những nhiệm vụ gì?
79 a. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án.
b. Nghiêm chỉ chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án.
c. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết chanh chấp.
d. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. Chịu án phí cho bên kia.
Câu 6: Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm:
a. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ
b. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty.
c. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao công nghệ.
d. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau, tranh chấp về phá sản doanh nghiệp.
Câu 7: Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về dân sự bao gồm:
a. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam, về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tanh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí.
b. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, vừa thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
c. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
d. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, về thừa kế tài sản.
Câu 8: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về lao động bao gồm chủ thể nào?
a. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động đã được hoà giải nhưng không thành
80 b. Tranh chấp liên quan đến việc hiện hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.
c. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa công đoàn với người sử dụng lao động.
d. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Câu 9: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường không, đường biển do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?
a. Toà án nhân dân cấp tỉnh b. Toà án nhân dân cấp huyện.
c. Toà án nhân dân tối cao.
d. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.
Câu 10: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp giữa các thành viên trong một công ty về tổ chức lại công ty do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?
a. Toà án nhân dân tối cao.
b. Toà án nhân dân cấp tỉnh.
c. Toà án nhân dân cấp huyện.
d. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.