Phân loại phá sản 82

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trung cấp) (Trang 82 - 91)

* Căn cứ vào tính chất của sự phá sản:

83 - Phá sản trung thực là sự phá sản do nhựng nguyên nhân có thực gây ra

- Phá sản gian trá là sự phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước bằng những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ.

* Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản:

- Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó.

- Phá sản bắt buộc là do chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ, bản thân doanh nghiệp không muốn bị tuyên bố phá sản.

1.3. Phân biệt phá sản và giải thể Phân biệt phá sản và giảithể

Giải thể Phá sản

Lý do Rộng hơn như:

+ Giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong điều lệ

+ Giải thể khi đã hoàn thành mục tiêu hoặc xét thấy mục tiêu đề ra

không thể đạt được

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hẹp hơn:

Quá trình phá sản bao giờ cũng bắt nguồn từ việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Thẩm quyền Doanh nghiệp tự quyết định; Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định; Người quyết định cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước quyết định

Toà kinh tế - Toà án nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân tối cao.

Thủ tục

Là thủ tục hành chính Là thủ tục tư pháp do toà án tiến hành theo quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản doanh nghiệp.

Việc xử lý các quan hệ tài sản Việc phân chia tài sản phải tiến hành

trước khi giải thể doanh nghiệp Việc phân chia giá trị tài sản lại là khâu cuối của quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản của toà án

Hậu quả pháp lý Bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt sự

tồn tại của một doanh nghiệp và xoá tên đăng ký kinh doanh.

Không phải lúc nào cũng dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể thay đổi chủ sở hữu, vẫn tiếp tục hoạt động

Thái độ của nhà nước đối vớichủ sở hữu, người quản lý

84 Không đặt ra Cấm đảm nhiệm chức vụ đó tại bất kỳ

doanh nghiệp nào từ 1 đến 3 năm trừ trường hợp bất khả kháng đối với (Giám đốc, chủ tịch và thành viên của HĐQT)

2. Trình tự thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp 2.1. Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

a. Thụ lý đơn và điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp gửi đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

+ Nếu là chủ nợ kèm theo đơn phải có bản sao giấy đòi nợ, các tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp các khoản nợ, các tài liệu chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn...

+ Nếu là doanh nghiệp mắc nợ kèm theo đơn là các tài liệu như danh sách chủ nợ, báo cáo tình hình kinh doanh 06 tháng trước khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn ; báo cáo quyết toán và thuyết trình chi tiết tình hình tài chính 02 năm cuối; báo cáo về các biện pháp tài chính cần thiết đã áp dụng để khắc phục...

Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn. Trong 7 ngày kể từ ngày thụ lý, toà án phải thông báo cho doanh nghiệp mắc nợ biết kèm theo bản sao đơn và các tài liệu khác có liên quan.

b. Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

* Điều kiện mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do hai lý do là gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải chứng minh được các khoản thua lỗ là đúng, là hợp pháp, không có dấu hiệu của phá sản gian trá.

- Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Nếu là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng phải có ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc của thủ trưởng cơ quan nhà nước đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.

- Có hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hợp lệ, bao gồm đơn, bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

- Có chứng từ chứng minh người nộp đơn đã nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.

* Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, chánh toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét và ra một trong 2 quyết định:

85 + Quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, nếu xét thấy không đủ căn cứ.

+ Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong đó ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp, chỉ định thẩm phán và tổ chức quản lý tài sản để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp; họ tên của Thẩm phán phụ trách và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định. Quyết định này được đăng báo địa phương và báo TW trong 3 số liên tiếp.

* Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được tiến hành thông qua hoạt động của toà kinh tế mà trực tiếp là thẩm phán và tổ quản lý tài sản. Tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của vụ kiện, chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh chỉ định 1 thẩm phán hoặc một tập thể gồm 3 thẩm phán để giải quyết.

* Toà án sẽ ấn định thởi điểm ngừng thanh toán nợ để bảo vệ con nợ không phải trả lãi những khoản nợ chưa đến hạn và để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cấm con nợ thực hiện 1 số hành vi thanh toán cho bất kỳ chủ nợ nào.

* Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng báo quyết định của toà án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp và phải cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh về số nợ đó để hình thành danh sách chủ nợ.

2.2. Tổ chức hội nghị chủ nợ và tổ chức lại hoạt động kinh doanh 2.2.1 Hội nghị chủ nợ.

Việc tổ chức hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết 1 cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ trong quan hệ với doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản và giữa họ với nhau.

Hội nghị chủ nợ chỉ được triệu tập trong giai đoạn xem xét giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, do thẩm phán triệu tập và chủ trì.

Thời gian họp hội nghị lần đầu là 30 ngày kể từ ngày khóa sổ danh sách đòi nợ.

Thành phần gồm:

- Những đối tượng có tên trong danh sách chủ nợ.

- Đại diện công đoàn hay đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn (Chỉ có quyền biểu quyết khi tham gia hội nghị chủ nợ với tư cách là chủ nợ lương)

- Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mắc nợ.

- Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mắc nợ (Tham gia để trình bày phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại doanh nghiệp.

Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia

Hội nghị chủ nợ có thể được hoãn 1 lần nếu rơi vào 1 trong 2 điều kiện

- Không đủ quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia

- Đa số chủ nợ có mặt biểu quyết hoãn họp

86 Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần 1 bị hoãn thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ lần 2. Nếu triệu tập lại mà hội nghị chủ nợ vẫn không thành do không đủ số lương tham gia như quy định thì toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Nội dung của hội nghị chủ nợ:

Chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính

- Xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tài sản của doanh nghiệp nếu không có phương án hoà giải hoặc phương án hoà giải không được thông qua.

2.2.2. Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng kết thúc bằng việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đó mà còn có phương thức khác đó là hoà giải và tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục đích của phương thức này là tìm giải pháp duy trì doanh nghiệp tạo cơ hội để doanh nghiệp mắc nợ vượt qua tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thay vì bị tuyên bố phá sản.

Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thẩm phán phải yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp xây dựng phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh.

Nội dung của phương án gồm:

- Các kiến nghị về hoãn nợ, giảm nợ, xoá nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, cũng như những cam kết về thời hạn, mức và phương thức thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.

- Các biện pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được yêu cầu phương án phải được gửi cho toà án. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại kinh doanh tại hội nghị chủ nợ và trả lời chất vấn của các chủ nợ.

Nếu phương án hoà giải và giải pháp tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hội nghị chủ nợ thông qua thì thẩm phán ra quyết định công nhận biên bản hoà giải thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

2.3. Thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ 2.3.1 Thủ tục thanh lý tài sản

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành và phân công chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công, chấp hành viên có văn bản yêu cầu quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.

87 Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 64 Luật Phá sản 2020), gồm:

+ Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.

+ Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.

+ Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

+ Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp.

+ Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.

+ Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu.

+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tài sản nêu trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những tài sản không được coi là tài sản của doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát: tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện, bổ sung; tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng. Tài sản không chia theo quy định của pháp luật về hợp tác xã cũng không được coi là tài sản của hợp tác xã.

2.3.2. Thủ tục thanh toán nợ

Các khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; nếu giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; nếu giá trị của tài sản có bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần trách chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây:

+ Chi phí phá sản.

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế đối với người lao động, các quyền lượi khác theo hợp đồng lao động và thảo ước lao động tập thể đã ký kết;

88 + Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Các nghĩa vụ tài chính đồi với Nhà nước; các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ và các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về:

+ Thành viên hợp tác xã thành viên (đối với hợp tác xã);

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên cả công ty hợp danh.

2.4. Tuyên bố phá sản

2.4.1. Quyết định tuyên bố phá sản

Thẩm phán Toà kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong các trường hợp:

- Doanh nghiệp mắc nợ không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của chủ nợ và toà án đã có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt ở hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh.

- Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

- Trong thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản.

- Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc không có người thừa kế.

Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp được gửi đến chủ nợ, doanh nghiệp bị phá sản và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Quyết định tuyên bố phá sản có thể bị khiếu nại (đối với các chủ nợ và doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản) và kháng nghị (đối với Viện kiểm sát). Thời hạn khiếu nại và kháng nghị là 30 ngày kể từ ngày có quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật kinh tế (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trung cấp) (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)