CHƯƠNG 5 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
4.3. Lựa chọn của doanh nghiệp
Để đạt mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp thường kết cấu với nhau để lũng đoạn giá cả. Trong độc quyền tập đoàn khi các doanh nghiệp kết cấu với nhau thì các doanh nghiệp sẽ lựa chọn giống như một doanh nghiệp độc quyền.
5. BÀI TẬP CHƯƠNG
Bài 1: Có số liệu sau về quan hệ giữa mức sản lượng (q) và số người lao động ( L), chi phí biến đổi bình quân (AVC) và chi phí cố định bình quân ( AFC) của một hãng cạnh tranh hoàn hảo:
D
0 Q
P
P
Q
MR
MC
73
q 0 10 15 20 30 40 50
L 0 4 7 11 21 36 56
AVC(USD) - 8,5 8,33 7,5 8,0 8,75 11
AFC (USD) - 12 8 6 4 3 2,4
a) Trong trường hợp này quy luật năng suất cận biên giảm dần có chi phối việc sản xuất của hãng không?
b) Tính tổng chi phí ( TC), chi phí cố định ( FC), chi phí bình quân ( ATC) và chi phí cận biên ( MC)?
c) Ở mức giá thị trường 9USD/sản phẩm, thì hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm, khi đó lợi nhuận đạt được bao nhiêu?
d) Tại mức giá nào hãng phải đóng cửa sản xuất?
Bài 2: Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
TC = q2 + q + 121
a) Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn FC, AC, AVC và MC của hãng.
b) Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 29 USD. Tính lợi nhuận lớn nhất đó? c) Xác định mức giá hòa vốn và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường là 11USD thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? Tại sao?
Bài 3: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo điển hình có tổng chi phí ngắn hạn là:
TC = 100 + 7q + q2 Chi phí dài hạn là: LTC = 4q + q2
a) Hãy xác định sản lượng tối ưu cho hãng này ở mức giá bán 35USD, lợi nhuận tối đa hãng có thể thu được là bao nhiêu?
b) Giá cân bằng dài hạn của thị trường là bao nhiêu?
c) Khi giá thị trường giảm xuống là 25USD thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? Tại sao?
Bài 4: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường chi phí cận biên là:
MC = 2q + 3 và chi phí cố định là 25 ( triệu đồng) a) Viết phương trình các đường VC,TC,AVC,ATC,AFC.
b) Tìm điểm hòa vốn của hãng.
c) Nếu giá của sản phẩm trên thị trường là P = 10 ( triệu đồng/đơn vị) thì hãng có nên sản xuấtkhông? Giải thích.
Bài 5: Giả sử chi phí biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi MC = 6 + 3q. Nếu giá thị trường là 36 nghìn đồng:
a) Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào?
b) Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?
c) Giả sử chi phí cố định của hãng là180 nghìn đồng. Trong ngắn hạn hãng có thu được lợi nhuận không? Khi đó hãng quyết định như thế nào?
Bài 6: Một hãng độc quyền bán có các số liệu sau:
74
Sản lượng ( Đơn
vị/tuần) Giá ( USD) Tổng chi phí ( USD)
2 30 14
4 26 40
6 22 68
8 18 102
10 14 140
12 10 190
a) Tính chi phí cận biên ( MC) và doanh thu cận biên ( MR) của hãng.
b) Ở mức sản lượng nào thì lợi nhuận là tối đa?
c) Hãy tính lợi nhuận tại mỗi mức sản lượng.
Bài 7: Một hãng độc quyền gặp đường cầu là: P = 750 – Q
Đường tổng chi phí của hãng là: TC = 500 + 10Q + Q2
a) Tìm mức giá và sản lượng tối ưu cho hãng. Lúc đó lợi nhuận hãng thu được là bao nhiêu?
b) Tính chỉ số lerner
c) Tìm mức giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu cho hãng.
Bài 8: Nhà độc quyền có hàm cầu P= 52 – 2Q ( trong đó P tính bằng USD/sản phẩm; Q: nghìn đơn vị sản phẩm);
Hàm chi phí: TC = 0,5Q2 + 2Q + 47,5
a) Hãng đặt giá bằng bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ?
b) Nhà nước đánh thuế t vào một đơn vị sản phẩm bán ra thì quyết định sản xuất của hãng là gì? Sử dụng kết quả tính được, tìm quyết định sản xuất của hãng khi t = 2,5USD.
c) Để thu được thuế tối đa thì Chính phủ phải xác định t bằng bao nhiêu? Xác định doanh thu thuế tối đa đó.
d) Nếu Chính phủ không thực hiện đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm mà đánh thuế chọn gói T = 50 nghìn USD thì quyết định sản xuất thế nào?
Bài 9: Một hãng có hàm cầu P = 200 – 0,5Q ( trong đó, P là giá tính bằng USD, Q là sản lượng tính bằng đơn vị).
Hãng sản xuất với chi phí bình quân không đổi ATC = 100USD.
a) Quyết định sản xuất của hãng sẽ như thế nào nếu hãng là người sản xuất duy nhất trên thị trường.
b) Tính hệ số Lerner
Bài 10: Một hãng độc quyền sản xuất hàng hóa A có biểu cầu và tổng chi phí tương ứng với các mức sản lượng như sau:
75
Sản lượng (Q)
10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 Giá bán (P) 60 55 50 45 40 35 30 25 20 15 Tổng chi
phí ( TC)
100 180 280 405 565 765 1015 1325 1705 2265 a) Tính chi phí cạn biên ( MC), doanh thu cận biên ( MR), chi phí bình quân ( ATC) của hãng.
b) Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm và ấn định giá bán nào? Tính lợi nhuận lớn nhất của hãng.
Bài 11 Một hãng độc quyền bán có doanh thu bình quân và tổng chi phí bình quân là: P = 500 – Q và ATC = Q + 100 + 2.000/Q
a) Để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải đặt giá và bán mức sản lượng nào? Tính hệ số Lerner/
b) Nếu thuế đánh trên một đơn vị sản phẩm là t = 100 thì giá và sản lượng của hãng thay đổi như thế nào? Lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
Bài 12 Một doanh nghiệp độc quyền bán có hàm tổng doanh thu và chi phí biến đổi như sau:
TR =32Q – 0,6Q2 và VC = 4Q + 0,4Q2
a) Viết phương trình đường cầu và đường doanh thu biên của doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp này sẽ quyết định sản xuất như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?
c) Tính hệ số Lerner?
d) Với mức thuế t = 4 trên một đơn vị sản phẩm làm giá, sản lượng và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 13 Một nhà độc quyền có đường cầu P = 60 –Q ( trong đó, Q tính bằng nghìn sản phẩm, P tính bằng nghìn đồng/sản phẩm)
Chi phí cố định là 300 nghìn đồng, chi phí cận biên không đổi là 10 nghìn đồng/sản phẩm.
a) Quyết định của nhà độc quyền để có lợi nhuận tối đa.
b) Tính chỉ số Lerner
Bài 14 Một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có hàm tổng chi phí ngắn hạn là:
TC = Q2 + 10Q + 200
Đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp là:
D: P = 70 – Q
a) Xác định giá , sản lượng và lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp.
b) Trong dài hạn, sự tham giá của các doanh nghiệp khác vào thị trường làm cho đường cầu của doanh nghiệp giảm xuống thành : P = 50 – Q. Hãy xác định giá, sản lượng và lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp.
Bài 15 Một hãng cạnh tranh độc quyền gặp đường cầu về sản phẩm của mình là : P = 9 – Q
Trong đó sản lượng tính bằng nghìn đơn vị, giá tính bằng nghìn đồng/
đơn vị
Tổng chi phí ngắn hạn của hãng là TC = 2 + 3Q + Q2.
76
Đườngchi phí trung bình dài hạn của hãng là LAC = 5Q – Q2.
a) Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng trong ngắn hạn. b) Tìm giá, sản lượng và lợi nhuận cho hãng trong dài hạn.
Bài 16 Thị trường sản phẩm gạch men Long Hầu có đường cầu:
D: P = 40 – 0,1Q
Thị trường này bao hàm một hãng lớn với hàm chi phí:
TCL = 5QL + 0,275Q2L
Và nhiều hãng nhỏ với đường cung tương ứng SF: P = 0,3QF
Hãng lớn giữ vai trò chỉ đạo giá trong thị trường này.
a) Hãy xác định giá bán, sản lượng và lợi nhuận của hãng lớn?
b) Tính giá và sản lượng của các hãng nhỏ?
Bài 17 Trên thị trường được coi như cạnh tranh hoàn toàn, có 100 xưởng sản xuất kẹo dừa.
Hàm tổng chi phí của mỗi xưởng như nhau và có dạng:
TC = 50 + 10q – 5q2 + q3
Với q là sản lượng kẹo của xưởng (kg/ngày).
1. Lập một bảng tính tổng chi phí (TC), chi phí cố định (TFC), tổng chi phí biến đổi (TVC), chi phí trung bình (AC), chi phí biến đổi trung bình (AVC), chi phí biên (MC) với q có giá trị từ 0 đến 6. Vẽ các đường AC, AVC và MC lên đồ thị 1.
2. a. Nếu mục tiêu của mỗi xưởng đều là tối đa hóa lợi nhuận thì mức sản lượng cung ứng của mỗi xưởng là bao nhiêu khi giá kẹo trên thị trường lần lượt là 58 và 35 (ngàn đồng/kg)?
b. Khi giá là 18 hoặc 7 (ngàn đồng/kg) thì sản lượng của mỗi xưởng là bao nhiêu để tối thiểu hóa lỗ?
Bài 18
Bảng dưới đây cho ta biết tổng chi phí trong ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn, tương ứng với các mức sản lượng khác nhau.
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 TC 50 100 128 148 162 180 200 222 260 305 360 425
Mức giá hiện nay trên thị trường là P = 4 đvt/ 1 sản phẩm.
1. Tính toán và vẽ các đường doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận trên cùng một đồ thị. Xác định mức sản lượng cân bằng trên đồ thị này.
Xác định ngưỡng sinh lời và ngưỡng đóng cửa.
2. Tính thêm cột chi phí biên và tìm mức sản lượng cân bằng.
Đối chiếu với kết quả tìm được ở câu 1.
Bài 19
Một xí nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có chi phí cố định là 100 đvt, chi phí biến đổi cho trong bảng sau:
X 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
77
TVC 0 40 64 80 88 96 108 128 160 216 300
1. Tìm những mức giá đóng cửa của xí nghiệp.
2. Với mức giá nào xí nghiệp sẽ bắt đầu có lợi nhuận?
3. Nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 84 đvt thì xí nghiệp sẽ sản xuất mức sản lượng là bao nhiêu? Tính lợi nhuận đạt được tương ứng?
Bài 20
Trong ngắn hạn, C là một xí nghiệp độc quyền trong việc sản xuất và bán loại ống nước có đường kính 50mm. Qua khảo sát thị trường, ta thấy có mối quan hệ giữa giá bán và sản lượng như sau:
P: Giá bán (ngàn đồng) Q: Sản lượng (ngàn mét)
1. Xác định hàm số cầu, hàm doanh thu trung bình và hàm doanh thu biên?
2. a. Từ số liệu cho trong bảng 1 hãy tính chi phí trung bình và chi phí biên ứng với các mức sản lượng.
b. Tìm hàm tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí biên?
3. a. Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp C sẽ xác định giá và sản lượng là bao nhiêu? Mô tả tình trạng cân bằng của xí nghiệp trên đồ thị 1.
b. Nếu đây là một thị trường cạnh tranh hoàn toàn, giá và sản lượng bán sẽ là bao nhiêu? Xác định điểm F trên đồ thị 1 ứng với giá và sản lượng này.
Bài 21
Giả sử rằng một xí nghiệp thiểu số độc quyền đang bán sản phẩm với giá 4 đvt có đường cầu về sản phẩm là Qd = 100 – 20P trong trường hợp tăng giá và một hàm số cầu Qd = 60 – 10P trong trường hợp giảm giá.
1. Vẽ đường cầu về sản phẩm của xí nghiệp thiểu số độc quyền này.
Xác định mức sản lượng mà xí nghiệp đang thực hiện.
P Q
12 11 10 9 8 7
0 2 4 6 8 10
78
2. Tìm hàm doanh thu biên trong cả hai trường hợp tăng và giảm giá.
3. Chi phí biên và chi phí trung bình của xí nghiệp cho trong bảng sau:
Q MC AC MC1 AC1
10 1,5 3 2 3,5
15 2 2,5 2,5 3
20 2,5 3 3 3,5
a. Tính lợi nhuận của xí nghiệp thiểu số độc quyền với chi phí biên và chi phí trung bình là các giá trị của MC và AC. Mức lợi nhuận này có phải là mức lợi nhuận tối đa không?
b. Nếu chi phí biên và chi phí trung bình là các giá trị của MC1 và AC1 thì sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, giá bán tương ứng và lợi nhuận đạt được là bao nhiêu?
79