1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh
Vùng địa phương là không gian kinh tế để phân bố các ngành sản xuất, dịch vụ. Các lý thuyết về tổ chức sản xuất công nghiệp gắn với sự phát triển vùng địa phương, trong đó có lý thuyết lợi thế so sánh đã chỉ ra rằng, mỗi vùng, lãnh thổ theo các quy mô khác nhau đều chứa đựng những cực, hành lang, vành đai, khu vực,... có điều kiện phát triển hơn.
Mỗi vùng, địa phương đều được xem xét để phân bổ phát triển các ngành có thuận lợi hơn các địa phương khác, thậm chí còn có thể xác định ngành chuyên môn hoá của địa phương nào đó. Chính vì vậy, phạm vi xác định lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản của mỗi địa phương đan xen bởi nhân tố khác nhau.
Trước hết, là các yếu tố lợi thế của địa phương trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản bao gồm: những nhân tố cơ bản sẵn có của sản xuất (như nguồn lao động, năng lượng rẻ, truyền thống phát triển kinh tế, xã hội), hay các nguồn tài nguyên sẵn có do thiên nhiên đem lại (đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,...).
Các yếu tố có lợi thế so sánh trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản được xác định trong phạm vi một tỉnh cần được so sánh với các tỉnh trong
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
vùng và xét trong mối quan hệ với thị trường trong nước và quốc tế. Trong xem xét các lợi thế của địa phương thì việc biến các lợi thế tuyệt đối thành lợi thế so sánh có ý nghĩa quan trọng, nhất là các điều kiện tự nhiên. Những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhân lực là các lợi thế so sánh về chi phí sản xuất, có thuận lợi trên thị trường, đồng thời thu hút các nguồn lực khác.
Tuy nhiên, những giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết này không thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa các địa phương, không có lợi thế kinh tế theo quy mô, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các địa phương. Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và sự chuyên môn hoá dựa vào nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho một địa phương đạt được sự thịnh vượng. Trong một nền kinh tế mà thị trường phân khúc, có sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về công nghệ và các ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô dường như lý thuyết lợi thế so sánh không đủ để giải thích tại sao các công ty lại thành công trên thị trường thế giới và đạt được mức tăng trưởng cao.
1.2.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Phát triển công nghiệp chế biến nông sản của địa phương được xem xét trong mối quan hệ của nó với lợi thế cạnh tranh, cụ thể là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại địa phương và lợi thế cạnh tranh của chính địa phương đó. Khi điều kiện và môi trường kinh doanh chế biến nông sản tại địa phương này không bằng ở địa phương khác thì các doanh nghiệp sẽ di chuyển sang địa phương có lợi thế cạnh tranh hơn. Vì vậy, các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản được kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh bao gồm các điều kiện nhà máy; nhu cầu trong nước; các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh.
Để lý giải cho vấn đề này, lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Michael Porter cho rằng: Tính cạnh tranh càng được địa phương hóa thì càng khốc liệt và càng khốc liệt càng tốt. Lợi thế cạnh tranh được M. Porter mô tả dựa trên 4 yếu tố: Chiến
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
lược kinh doanh và cạnh tranh, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các điều kiện hoàn cảnh và điều kiện về cầu.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Sơ đồ 1.1: Mô hình hình thoi về "lợi thế cạnh tranh” của Michael Porter
Tuy nhiên, thực tế lại chịu chi phối chủ yếu của các điều kiện luôn biến động, và chính ở đây buộc các doanh nghiệp phải tăng năng suất và đổi mới, và cũng chính ở đây, cuộc cạnh tranh ngầm xảy ra, đặc biệt cạnh tranh càng dữ dội khi các đối thủ cạnh tranh theo không gian. Điều này càng đúng khi hiệu quả của việc này là tiêu diệt những lợi thế về địa điểm tĩnh và buộc các doanh nghiệp phát triển các lợi thế động.
M. Porter nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra một môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp trong vùng địa phương. Các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi khi tham gia vào dây chuyền công nghiệp và khi có quan hệ chặt chẽ với các ngành liên quan. Sự gần gũi về không gian giữa những ngành công nghiệp đang phát triển theo chiều hướng đi lên hoặc đi xuống hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và thúc đẩy sự liên tục trao đổi ý kiến và các sáng kiến đổi mới. Các điều kiện đầu vào ưu đãi như khả năng cung ứng nguồn nhân lực nhiều với giá nhân công rẻ, giàu tài nguyên thiên nhiên có thể đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài thì những yếu tố này khó có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có thể những bất lợi về các yếu tố đầu vào này buộc các doanh nghiệp phải
Điều kiện cho chiến lược kinh
doanh và cạnh tranh của DN
Các ngành có liên quan
và hỗ trợ
Các điều kiện đầu ra Các yếu tố
đầu vào
Điều kiện ở địa phương khuyến khích đầu tư phù hợp và nâng cấp bền vững
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hành động một cách sáng tạo và là động lực thúc đẩy họ tìm ra yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình.
Các điều kiện về cầu mà chủ yếu là khách hàng luôn gây áp lực đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Cầu trên thị trường nội địa vùng càng lớn thì sẽ khuyến khích tăng tối đa kinh tế theo quy mô. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường ngày càng tăng cùng với sự đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong vùng buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới nhanh chóng. Khi cạnh tranh càng được địa phương hoá thì các doanh nghiệp càng cảm nhận được sự cạnh tranh đó một cách trực tiếp hơn, gần hơn, do đó kết quả hoạt động của họ càng cao hơn.
Điểm mấu chốt trong cách nhìn nhận của M. Porter là ở chỗ, những lợi thế cạnh tranh tốt nhất chỉ có được khi cả bốn yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong mô hình trên đều phát huy tác dụng. Bốn yếu tố này hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một kết quả cộng hưởng.
Lợi thế cạnh tranh của địa phương trong phát triển công nghiệp chế biến nông sản chịu nhiều chi phối của tập hợp các doanh nghiệp tổ chức tập trung trong vùng.
Theo hướng đó, đã ra đời lý thuyết về cụm doanh nghiệp liên quan đến cạnh tranh của vùng. Trong lý thuyết này, M. Porter đề cập đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc hình thành và phát triển các cụm ngành (cụm doanh nghiệp), mà chủ yếu là cụm công nghiệp (Industrial cluster).
Cụm doanh nghiệp là sự tập hợp về mặt không gian của các doanh nghiệp trong cùng một phân ngành. Khu công nghiệp được hình thành dựa trên cụm doanh nghiệp với sự hợp tác và mạng lưới rõ ràng. Cụm ngành là một nhóm doanh nghiệp liên quan với nhau, các nhà cung ứng, ngành hỗ trợ và các tổ chức chuyên ngành trong những lĩnh vực chuyên biệt ở một vị trí đặc thù. Cụm ngành không chỉ giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả mà còn thúc đẩy các tài sản chung ở dạng thông tin, các tổ chức chuyên môn hoá, uy tín. Quan trọng hơn, cụm ngành tạo điều kiện cho sáng tạo và thúc đẩy tăng năng suất. Chúng cũng giúp việc thành lập doanh nghiệp mới dễ dàng hơn. Vai trò của vị trí địa lý trong cạnh tranh hiện đại không trái ngược với toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá làm cho các lợi thế về vị trí địa lý trở nên quan trọng hơn thông qua xoá bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, vô hiệu hoá các
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
lợi thế về yếu tố đầu vào cũ. Các doanh nghiệp không cần đặt ở vùng gần nguyên liệu hay thị trường mà chọn vị trí tốt nhất cho năng suất và sự năng động của mình.