NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015
2.2.1. Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Nghệ An
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An
- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8% - 9%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh đạt 11.493 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với với năm 2010 (5.196 tỷ đồng); tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2014 của tỉnh đạt 9,8%, .
Nếu xem xét giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tỉnh, giai đoạn 2010 – 2014 cũng thấy liên tục tăng (xem Bảng 2.1). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2014 của tỉnh Nghệ An 9,8%.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản và tỷ trọng giá trị sản xuất CNCBNS so với tổng giá trị GDP trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
GDP tỉnh Nghệ An 46.779 49.633 52.860 56.688
GTSX ngành CNCBNS tỉnh
Nghệ An 5.196.512 6.166.234 7.406.439 9.099.341 11.493.584
Tỷ trọng CNCBNS/GDP - 13,18% 14,92% 17,21% 20,27%
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014 Trong khi đó tổng độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh giai đoạn 2011- 2014 là 6,61% nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An so với giá trị GDP của toàn tỉnh có xu hướng tăng cao (năm 2011 đạt 13,18% so với cả tỉnh; năm 2012 đạt 14,92% so với cả tỉnh; năm 2014 đạt 20,27%
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
so với cả tỉnh.
Đồ thị 2.1. Giá trị sản xuất ngành CNCBNS và tổng giá trị GDP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2014
Đồ thị 2.2. Tỷ trọng CNCBNS/GDP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2014.
Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của vùng Bắc trung Bộ giai đoạn 2010 - 2014 tăng nhanh hơn tốc độ
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
tăng của tỉnh Nghệ An (đạt 16,3%), nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An trong ngành công nghiệp chế biến nông sản của vùng Bắc trung Bộ có xu hướng giảm (năm 2010 đạt 6,77% so với cả vùng; năm 2012 đạt 6,32% so với cả vùng; năm 2014 đạt 5,82% so với cả vùng
Bảng 2.2: Tỷ trọng giá trị sản xuất của CNCBNS tỉnh Nghệ An so với khu vực Bắc Trung Bộ (2010-2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng,%
Công nghiệp chế biến nông sản 2010 2011 2012 2013 2014
Nghệ An 5.196 6.166 7.406 9.099 11.493
Bắc trung bộ 76.757 89.625 117.190 148.682 197.145
Tỷ trọng 6,77% 6,87% 6,32% 6,11% 5,82%
Nguồn: thống kê Nghệ An và các tỉnh Bắc trung bộ
.
Đồ thị 2.3. Giá trị sản xuất CBNS tỉnh Nghệ An và giá trị sản xuất CBNS vùng Bắc trung Bộ giai đoạn 2010-2014
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đồ thị 2.4. Tỷ trọng Giá trị sản xuất CBNS tỉnh Nghệ An so với giá trị sản xuất CBNS vùng Bắc trung Bộ giai đoạn 2010-2014.
- Giá trị xuất khẩu chế biến nông sản của tỉnh liên tục tăng, năm 2014 tổng giá trị xuất khẩu chế biến nông sản đạt 467 triệu $ tăng gấp 2,08 lần so với tổng giá trị xuất khẩu chế biến nông sản năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,18%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng 2012 (22,1%) , năm 2013(17,2%) có xu hướng giảm, năm 2014(18,22%) bắt đầu đi lên (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu hàng chế biến nông sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2014
Nội dung Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị XKNS tỉnh Nghệ An Triệu $ 224 276 337 395 467
Tốc độ tăng GTXKNS % 23,21 22,1 17,2 18,22
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014 - Về số lượng doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
Tính đến thời điểm cuối năm 2014 cả tỉnh có 120 doanh nghiệp chế biến nông sản, so với năm 2010, số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 1,5 lần, chè 1,8 lần, gạo xuất khẩu 1,6 lần, lạc nhân, tinh bột sắn tăng 2,1 lần , tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 18,4%/năm. Trong đó: có 19 doanh nghiệp nhà nước, giảm 16 doanh
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
nghiệp so với năm 2010 và giảm 15 doanh nghiệp so với năm 2013; doanh nghiệp ngoài nhà nước, tăng 2,35 lần so với năm 2010 và tăng 1,50 lần so với năm 2013;
11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2010 (xem Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2010 - 2014 phân theo hình thức sở hữu & phân theo một số sản phẩm chính
Năm
Tổng số doanh nghiệp
Phân theo hình
thức sở hữu Phân theo một số sản phẩm chính DNNN
&DNTT
DNCV
ĐTNN CBTP Sữa Lạc Chè Khác
2010 60 53 7 12 4 10 15 19
2011 73 64 9 14 6 12 15 17
2012 85 76 9 10 6 15 15 39
2013 102 93 9 20 9 17 19 37
2014 120 109 11 25 10 20 22 43
Tốc độ tăng bq
2010-2014 (%) 18.4
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014 Sở dĩ, số lượng doanh nghiệp nhà nước của tỉnh giảm là do việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương III về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh hoặc giải thể.
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng chủ yếu do phát triển mới và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chuyển qua; đồng thời, năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo động lực cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh ở các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ngoài ra, các cơ sản xuất cá thể của các tỉnh trong vùng trong giai đoạn này cũng tăng, bình quân mỗi năm tăng hàng vạn cơ sở.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ, do tỉnh chưa có đủ điều kiện cũng như các biện pháp khả thi nhằm thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến nông sản.
2.2.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Nghệ An
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh với các ngành công nghiệp khác thì quy mô sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh có xu hướng tăng năm 2011 chiếm 30,83% so với toàn ngành năm 2012 giảm xuống do khí hậu không thuận lợi nên giá trị ngành công nghiệp chế biến chiếm 25,3% tuy nhiên năm 2013 bắt đầu có dấu hiệu tăng lên 26,88% và năm 2014 chiếm 28,72%
so với toàn ngành công nghiệp
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2010 2012 2013 2014
Toàn ngành công
nghiệp 16.856 100 29.188 100 33.846 100 40.018 100
CN khai khoáng 1.306 1.713 1.499 1.634
CNCB nông sản 5.196 30,83 7.406 25,37 9.099 26,88 11.493 28,72 CNCB lâm thủy sản 4.971 29,49 7.298 25 8.319 24,58 9.718 24,28 CN chế tạo 1.201 7,13 1.578 5,41 1.399 4,13 2.413 6,03 CN vật liệu xây dựng 635 3,77 3.281 11,24 4.070 12,03 4.512 11,27 CN sản xuất phân
phối 2.725 16,17 4.606 15,78 4.866 14,38 5.209 13,02
CN khác 822 4,88 3.306 11,33 4.594 13,57 5.039 12,59
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014 - Trong đó phải kế đến quy mô của một số sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp chế biến tỉnh có quy mô tăng dần như: Lạc nhân, tinh bột sắn, sữa, đường, đồ uống các loại….
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản theo giá so sánh 2010 phân theo ngành công nghiệp chế biến nông sản (2010 - 2014)
Đơn vị tính: % Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
CNCBNS tỉnh Nghệ An 100 100 100 100 100
Sản xuất thức ăn gia súc gia cầm 14,18 14,17 14,22 13,21 12,11 Chế biến, bảo quản thịt và các sản
phẩm từ thịt 9,22 9,01 8,76 8,88 9,02
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 10,59 12,01 13,78 14,6 16,2
Sản xuất đường 18,11 18 18 18,22 18,58
Chế biến và bảo quản rau củ quả 17,06 16,97 16,4 16,6 17
Sản xuất đồ uống 13,2 12,43 12 12,13 12,88
Xay xát và sản xuất bột 8,44 8 7,6 7,8 7,93
Sản xuất thực phẩm khác 9,2 9,17 9,24 8,56 6,28
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014.
- Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hình thành một số ngành chế biến công nghiệp có công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại. Ngành rau củ quả đã nâng cấp và đầu tư mới một số dây chuyền hiện đại, sản xuất nước quả cô đặc, đồ hộp rau quả gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Nhiều nhà máy đã áp dụng chứng chỉ ISO, HACCP, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Việc xác định cơ cấu nhóm ngành sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh hợp lý cũng đã góp phần làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh, tạo động lực hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
- Theo số liệu thì nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao của tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây phải kế đến là gạo, chè, đường và sữa…Làm thay đổi cơ cấu hàng
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
xuất khẩu và làm tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, năm 2014 khoảng 45,03% với kim ngạch xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng chế biến được cải thiện từng bước, đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và một số mặt hàng đã được nước ngoài chấp nhận. Các mặt hàng có thể được kể đến như: lạc, chè, cao su, rau quả, đường và sữa….
Bảng 2.7: Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số nông sản chính tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014
Tổng GTXK tỉnh Nghệ An
Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
Triệu $ 678 778 962 987 1.037
Nông sản Triệu $ 224 276 337 395 467
GTXKNS/GTXK tỉnh NA % 33,03 35,75 35,03 40,02 45,03 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Gạo Tấn 1.672 1.764 1.879 3.473 5.675
Đường Tấn 54.000 60.000 62.000 65.000 70.000
Lạc nhân Tấn 10.000 13.000 12.000 13.000 15.000
Chè Tấn 3.000 4.000 4.500 5.000 6.000
Sữa Tấn 876 987 1.000 2.000 2.500
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014 2.2.1.3. Hiệu quả kinh tế ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An.
Năng suất lao động.
Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến hết năm 2014 là 27.847 người, gấp trên 1,5 lần năm 2010, bình quân tăng 10,8%/năm giai đoạn 2010-2014, nhanh hơn tốc độ tăng lao động ở ngành công nghiệp nói chung
Bảng 2.8: Lao động trong doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số doanh nghiệp 60 73 85 102 120
Số lao động 17.965 19.905 22.094 24.480 27.847
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014 Năng suất lao động bình quân trong ngành công nghiệp chế biến tỉnh Nghệ
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
An năm 2010 là 0,29 năm 2011 tăng lên 0,31 năm 2012 tăng nhẹ và năm 2013, 2014 thì liên tục tăng và đạt 0,41 vào năm 2014.
Bảng 2.9. Năng suất lao động bình quân trong ngành CNCBNS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: tỷ đồng/lao động
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
GTSXCBNS tỉnh NA 5.196 6.166 7.406 9.099 11.493
Số lao động 17.965 19.905 22.094 24.480 27.847
NSLĐ bình quân 0,29 0,31 0,32 0,37 0,41
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014
Hiệu quả sử dụng vốn.
Tổng vốn của doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến hết năm 2014 là 6.676 tỷ đồng, gấp 1,96 lần tại thời điểm năm 2010 và gấp 1,56 lần so với năm 2012.
Bảng 2.10: Vốn Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số doanh nghiệp 60 73 85 102 120
Vốn SXKD 3.392 3.784 4.278 5.278 6.676
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014 Do qui mô doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn, nên khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất hạn chế. Ngành chế biến chè, vẫn chủ yếu dựa vào những công nghệ cũ, hầu hết sản phẩm chè tồn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
tại dưới dạng sơ chế, giá trị hàng hoá rất thấp so với sản phẩm chè thương phẩm của các nước. Nhiều ngành sản xuất thủ công vẫn là chủ yếu.
Bảng 2.11: Tỷ lệ vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư của ngành chế biến nông sản tỉnh Nghệ An phân theo hình thức sở hữu và ngành công nghiệp (2010-2014)
Đơn vị tính:%
Toàn ngành
công nghiệp chế biến nông sản
2010 2011 2012 2013 2014 45.13 10.02 23.38 33.68 37.82 Phân theo hình thức sở hữu
DN Nhà nước 48.54 10.63 46.10 51.57 50.57
DN ngoài Nhà nước 26.74 10.25 35.54 24.80 25.1
DN có vốn ĐT nước ngoài 35.61 8.20 0.34 1.96 2.1
Phân theo ngành
Sx thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc 45.44 8.40 28.05 41.18 12.1
Sản xuất đồ uống các loại 35.71 73.71 - - -
Chế biến và bảo quản rau củ quả 32.75 4.30 1.59 8.67 8.78
Sản xuất sữa 48.46 33.82 15.70 29.51 29.6
Chế biến khác 25.52 2.22 4.54 4.38 4.39
Nguồn: Thống kê Nghệ An
2010 2011 2012 2013 2014
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đồ thị 2.5: Mức trang bị vốn cho 1 lao động công nghiệp CBNS tỉnh Nghệ An phân theo hình thức sở hữu
Như vậy, quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với trang thiết bị lạc hậu là hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, từ đó tất yếu sẽ dẫn đến sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng dần, năm 2012 một đồng vốn tạo ra 0,0135 đồng lợi nhuận (1,35%), (của doanh nghiệp chế biến nông sản toàn quốc nói chung là 4,33%), năm 2014 đạt 0,0953 đồng (9,53%), (của doanh nghiệp chế biến nông sản toàn quốc nói chung là 5,64%)
Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng dần qua các năm.
Năm 2012 đạt 0,68 vòng, năm 2013 đạt 0,74 vòng và năm 2014 là 0,96 vòng.
Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn SXKD của doanh nghiệp
công nghiệp tỉnh Nghệ An phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp (2010 - 2014)
Đơn vị tính: %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 4,04 0,50 0,76 3,17 2,74
Phân theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà nước 3,78 -0,59 -2,00 -0,17 1,45 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4,61 1,15 1,69 1,97 1,79 Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 4,27 1,68 4,58 8,28 9,42 Phân theo ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác mỏ 7,31 7,89 10,09 13,20 17,64
Công nghiệp chế biến 3,99 0,28 0,46 2,79 4,53
Công nghiệp Chế biến nông sản 5,93 1,35 0,20 8,66 9,53 Sản xuất thực phẩm và chế biến thức ăn
gia súc 6,16 1,20 0,03 9,99 11,35
Sản xuất đường 2,37 0,19 1,16 2,11 0,91
Chế biến và bảo quản rau củ quả 3,10 0,92 1,51 6,61 3,45 Sản xuất đồ uống các loại 5,46 4,65 0,60 -1,32 2,67
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Sản xuất sữa 1,61 -0,61 1,62 3,08 2,41
Chế biến khác 3,25 -0,09 0,55 0,56 2,38
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được nâng lên, mặc dù số doanh nghiệp lỗ hàng năm vẫn còn tăng, nhưng tăng chậm hơn số doanh nghiệp có lãi; mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp chế biến nông sản giảm, từ 2,991 tỷ đồng năm 2010, xuống còn 2,051 tỷ đồng năm 2014; mức lãi bình quân một doanh nghiệp tăng từ 1,144 tỷ đồng năm 2010 lên 2,536 tỷ đồng năm 2014; tổng mức lãi tăng 4,2 lần, từ 93,857 tỷ đồng năm 2010 lên 395,659 tỷ đồng
Bảng 2.13: Doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn các tỉnh Nghệ An có lãi hoặc lỗ (2010 - 2014)
Năm
Tổng số doanh nghiệp
Doanh nghiệp có lãi Doanh nghiệp lỗ So với tổng số DN (%)
Số DN
Tổng lãi (Tỷ đồng)
Lãi bình quân 1 DN (Tr.
đồng)
Số DN
Tổng lỗ (Tỷ đồng)
Lỗ bình quân 1 DN (Tr.
đồng)
Số DN
lãi
Số DN lỗ
2010 60 28 32.048 1.144,6 32 -95.718 -2.991,2 46,6 53,3 2011 73 26 43.534 1.674,4 47 -151.805 -3.229,9 35,6 64,3 2012 85 29 52.276 1.906,1 56 -203.476 -3.633,5 34,1 65,9 2013 102 36 81.633 2.267,6 66 -174.306 -2.641 35,3 64,7 2014 120 58 147.105 2.536,3 62 -127.186 -2.051,4 48,3 51,7
Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An 2014
Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động. Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Đặc biệt là 2010 - 2014, các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu hút thêm 27.847 lao động, góp phần giải quyết sức ép về tạo ra việc làm mới cho nhân dân.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng đáng kể và cao hơn thu nhập của lao động ở các ngành sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ. Năm 2010, lao động ngành chế biến nông sản có thu nhập 1.616,4 nghìn đồng/tháng, năm 2012 là 2.037,4 nghìn đồng/người/tháng; thì đến năm 2014 đạt 2.416 nghìn đồng/người/tháng; xét trong giai đoạn 2010-2014 thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp chế biến nông sản tăng bình quân 10,6%/năm
Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: 1.000đ/người/tháng Năm
Các ngành 2010 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng bq(%) Phân theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp 1.300,6 1.461,4 1.609,4 2.012,4 2.312 15,5
Thuỷ sản 982 1.049,4 1.164,4 1.336,6 1.457,4 10,4
Công nghiệp khai thác mỏ 1.669,6 1.583,8 1.683,8 1.939,0 2.225,2 7,4 Công nghiệp chế biến 1.587,4 1.668,8 2.071,4 2.240,8 2.454,2 12,6 Công nghiệp chế biến nông sản 1.616,4 1.855,4 2.037,4 2.107,6 2.416,0 10,6 Sản xuất thực phẩm và chế biến
thức ăn gia súc 1.873 2.262,8 2.524,4 2.668,8 3.464,4 13,1 Sản xuất đường 2.105,4 1.952,6 2.511,0 2.748,2 2.373,2 3,0 Chế biến và bảo quản rau củ quả 790,4 1.091,4 1.069,6 1.252,8 1.549,2 18,3 Sản xuất đồ uống các loại 1.666,8 1.803 1.984,2 1.817,2 2.146,8 6,5
Sản xuất sữa 1.027,4 1.074,2 863,2 1.324,6 1.611,4 11,9
Chế biến khác 1.577,4 1.607 2.038,8 2.288,4 2.605 13,4
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của thống kê tỉnh Nghệ An 2014.
- Chính sách an sinh xã hội. Mặc dù mức thu nhập tăng lên trong thời gian qua, nhưng chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp còn quá lớn; việc thực hiện
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ này đối với người lao động còn rất thấp ở những ngành như chế biến rau củ quả, sản xuất đồ uống...
Bảng 2.15: Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đóng BHXH, BHYT, công đoàn phí cho người lao động.
Đơn vị tính: % Năm
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Công nghiệp khai thác mỏ 29.7 19.3 19.4 23.3 24.3
Công nghiệp chế biến 40.3 34.8 37.8 33.3 34.7
Công nghiệp CB nông, lâm sản 27.1 27.7 28.4 26.5 29.6
Sản xuất đồ uống 43.9 55.4 57.6 48.7 54.1
Chế biến đường 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Chế biến rau củ quả 10.7 11.9 11.2 14.7 16.5
Chế biến chè 66.7 64.7 63.6 40.7 56.7
Sản xuất lạc 10.5 6.9 14.0 21.3 18.0
Chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc 48.6 39.0 44.3 37.8 38.0
Sản xuất sữa 76.9 50.0 41.7 16.0 61.3
Nguồn: thống kế Nghệ An 2.2.1.4. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Nghệ An
Doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng trưởng nhanh và phát triển là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua.
+ Trong những năm gần đây doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển nhanh đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; Năm 2010, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngân sách chiếm 60,7% số nộp ngân sách của toàn ngành công nghiệp chế biến (chỉ số này của toàn quốc là 40%), năm 2014 đạt 61,6%; tốc độ tăng bình quân giai đoạn
Luận văn thạc sĩ Kinh tế