Phân tích tình thình phát triển của một ngành công nghiệp chế tạo cụ thể trên thế giới và liên hệ thực tiễn VN

Một phần của tài liệu Nền Kinh Tế Thế Giới.pdf (Trang 44 - 53)

Nghành công nghiệp chế tạo oto:

Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn. Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tình hình phát triển của ngành trên thế giới:

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.

Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.

Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Sản lượng ô tô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định và tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu

Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều sớm nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và cố gắng xây dựng ngành công nghiệp này ngay khi có thể. Nhưng không vì thế mà ngành công nghiệp ô tô thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động xuyên quốc gia như một sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô các quốc gia nói riêng và ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung. Vậy nên ngành công nghiệp ô tô thế giới hình thành, lớn mạnh và phát triển gắn liền với sự ra đời, liên kết, hợp tác, sáp nhập và lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động ở khắp các quốc gia, châu lục.

Ngày nay, sản xuất ô tô đã trở thành một ngành công nghiệp chủ yếu của thế giới . công nghiệp ô tô được đánh giá là bộ mặt cho nền công nghiệp mỗi quốc gia. Tổng số ô tô trên thế giới hiện nay khoảng 660 triệu xe. Số lượng này hầu như không tăng giảm trong những năm gần đây và sản lượng ô tô trên thế giới gần như ổn định quanh con số khoảng 50-52 triệu/ năm, tập trung vào ba trung tâm công nghiệp lớn là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

Tuy nhiên trong những năm gần đây , Đông Nam Á và châu Á cũng đang nổi lên và có xu hướng là một trong những trung tâm công nghiệp ô tô của thế giới trong tương lai ( Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan)

Vai trò then chốt của ngành công nghiệp ô tô trong phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia là không thể phủ nhận. Công nghiệp ô tô không chỉ là một ngành sản xuất vật chất đơn thuần mà nó còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành , lĩnh vực có liên quan và là động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng các thành tựu khoa học- kỹ thuật ở các quốc gia có ngành công nghiệp này

Công nghiệp ô tô ngày càng phát triển tren mọi phương diện, trỏ thành phương tiện quen thuộc của mọi người . ô tô được phát triển có nhiều mẫu mã hiện đại, có thêm các tính năng hiện đại phục vụ tốt nhiều loại nhu cầu của con người. Từ nhũng chiếc ô tô chạy xăng dầu giờ cũng đã có những chiếc ô tô chạy bằng điện tốt cho môi trường .

Ô tô bây giờ kết hợp nhiều tính năng hơn như chức năng định vị, chức năng tương tác trực tiếp với con người . bên cạnh đó là sự phát triển về động cơ như có tốc độ cao hơn. Một tiện

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

ích khác là đảm bảo độ an toàn . với nhiều mẫu mã khác nhau cùng các mức giá khác nhau giúp cho mọi tần lớp đều có thể sử dụng 1,Thực trạng chung về ngành chế tạo ô tô của Việt Nam:

- “Quốc gia nào phát triển công nghiệp ô tô cũng trải qua thời kỳ lắp ráp, nhưng ở Việt Nam giai đoạn này kéo dài quá, hơn 20 năm vẫn chưa thoát ra khỏi”. Báo cáo đánh giá tháng 4/2017 của Bộ Công thương mặc dù nói rằng hai năm trở lại đây sản lượng sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam đã tăng mạnh nhưng Bộ cũng thừa nhận ngành vẫn chưa đạt được tiêu chí thực sự, phần lớn mới chí ở mức độ lắp ráp đơn giản.

- Dây chuyền sản xuất ô tô Việt Nam chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính: hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

- Từ năm 2009 – 2016, Thủ tướng đã đưa gần 10 quyết định hỗ trợ ngành ô tô phát triển, cùng với đó là các nghị quyết, mục tiêu cho ngành đến năm 2030. Theo đó, ngày 2/9/2017 vừa qua, VinGroup đã gia nhập cuộc chơi với thương hiệu VinFast, viết tiếp câu chuyện ô tô thương hiệu Việt dang dở hơn 20 năm.

- Hiện nay, công xưởng sản xuất ô tô của thể giới vẫn nằm trên 3 khu vực truyền thống với nền công nghiệp ô tô được ra đời từ rất sớm là Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á. So với các các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời khá muộn.

- Theo thống kê của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô (OICA), năm 2013 Việt Nam đã xuất xưởng tổng cộng 40,902 xe ô tô, tương đương khoảng 0.04% lượng xe sản xuất trên toàn thế giới trong cùng năm. Như vậy, có thể thấy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là tí hon giữa những người khổng lồ đến từ các quốc gia có lịch sử nền công nghiệp ô tô lâu đời.

=> Như vậy, có thể nói, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cực kì nhỏ bé và yếu kém, không chỉ so với các trung tâm sản xuất lớn của thế giới mà còn so với các quốc gia trong khu vực.

2,Cơ hội và thách thức cho ngành chế tạo ô tô của Việt Nam

 Cơ hội

- Theo dự báo của Bộ Công Thương, năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 3.000 USD; thời kỳ bùng nổ xe hơi sẽ diễn ra ngay sau đó, nhu cầu thị trường ô tô trong nước vào năm 2025 có thể lên tới 600.000 xe/năm

- Với tình hình kinh tế ngày càng đi vào ổn định, số DN thành lập mới tăng cao, mức sống người dân đi lên, tăng trưởng cao trong dài hạn…

- Nhà nước tạo điều kiện để ngành ô tô phát triển ( đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế , nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,…)

Thách thức

- Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn cực kì nhỏ bé và yếu kém

Thị trường tiêu thụ trong nước nhỏ, sản lượng ít, trong khi khấu hao đầu tư thiết bị lớn, chi phí sản xuất cao hơn khu vực gây rất nhiều khó khăn cho các DN sản xuất trong nước.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

- DN ô tô Việt Nam vốn quen được ưu ái từ nhiều năm qua nên vẫn ỉ lại vào Nhà nước, đây chính là một nguyên nhân khiến ngành CN này chưa thể bứt phá

- Trình độ phát triển kinh tế thấp, tổng cầu nhỏ và bị chia cắt, hạn chế trong nguồn lực của DN về vốn và công nghệ.

Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng còn nhiều tiềm năng phát triển. Những giải pháp cần thực hiện đồng bộ để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước bao gồm:

- Một là, cần tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước bằng cách có biện pháp bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại.

- Hai là, tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với một số các sản phẩm ô tô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nước khác trong khu vực.

- Ba là, điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện và phụ tùng phù hợp theo cam kết đã ký.

- Bốn là, áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với xe có tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao.

- Năm là, sớm ban hành Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô nhằm quy định điều kiện cụ thể về ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu tô tô và điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô qua đó đảm bảo thị trường ô tô phát triển bền vững, minh bạch.

Câu hỏi của các nhóm

Chủ đề 5:

Câu hỏi 2: Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp trong khi xu hướng chung là hướng tới giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ.

Phần trả lời:

+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định Đảng ta luôn coi “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

+ Công nghiệp hóa nông nghiệp: tức là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp như chăn nuôi công nghiệp, hiện đại hóa quá trình canh tác hiệu quả nhờ đổi mới máy móc, ứng dụng công nghệ di truyền, kĩ thuật canh tác, hệ thống tưới tiêu, đê điều, chuồng trại để đạt hiệu quả, hiệu suất kinh tế.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

+ Tập trung, quan tâm phát triển chiều sâu, quan tâm cải thiện chất lượng các ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh để khắc phục các thực trạng “Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ, siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....”

 Như vậy, Việt Nam không hề đi ngược lại xu hướng của sự chuyển dịch mà trong quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta luôn coi trọng phát triển chiều sâu ngành nông nghiệp.

Câu hỏi 4: Nêu lên một số chính sách mà Việt Nam áp dụng có hiệu quả để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình hội nhập AEC.

Phần trả lời:

- Để thích ứng và hướng tới chủ động hội nhập hiệu quả, Việt Nam đã áp dụng các chính sách kinh tế, một mặt thúc đẩy tự do hóa thương mại, một mặt bảo hộ thương mại nội địa, tạo nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý với bối cảnh kinh tế xã hội trong nước cũng như trong khu vực hội nhập.

- Chính sách có hiệu quả hay không, điều đó thùy thuộc vào cách nhìn nhận về cơ hội và thách thức cũng như cách mà các doanh nghiệp áp dụng, thực thi chính sách vào hoạt động kinh doanh. Không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng như nhau vào kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh của mình.

- Ví dụ cụ thể: CEO group và câu chuyện thành công ở Phú Quốc. Hiện nay có rất nhiều thông tin về câu chuyện này, các bạn có thể tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung chính mà nhóm thuyết trình muốn nói đến ở đây đó là tập đoàn CEO group đã chủ động vận dụng hiệu quả chính sách về tự do hóa thương mại của Chính phủ. Đó là chủ động hợp tác, liên kết hiệu quả với các đối tác nước ngoài và không ngừng đổi mới các hình thức cung cấp dịch vụ cho du khách tham quan đảo Ngọc.

Phần câu hỏi của cô: AEC có ảnh hưởng gì quan trọng nhất trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Trong tương lai, cơ cấu kinh tế có xu hướng như thế nào?

Phần trả lời:

- Các hiệp định cam kết AFTA, ATIGA

+AFTA (từ 1/1992) với mục tiêu là thúc đẩy thương mai trong khu vực, giảm nhiều mặt hàng xuống mức thuế còn 0-5% trong khu vực (CEPT), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách mở rông thị trường rộng hơn.

+ATIGA (2010) ra đời để phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động sau khi có nhiều điều chỉnh như hải quan, xuất xứ, thuế, tiêu chuẩn…Trong ATIGA, việt nam cam kết thực hiên lộ trình cơ bản này vào năm 2018).

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

+AEC với mục tiêu chính là biến khu vực ĐNÁ thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung.

 AEC là bước đệm giúp Việt Nam hội nhập vào sâu hơn, tự do hóa về thương mại với các nước ASEAN, tiếp theo đó là các nước phát triển khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cơ hội:

+ DN có thể tiếp cận thị trường với mức thuế ít hơn, nhập được máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu, học hỏi kinh nghiệm năng lực quản trị, tiếp cận với các ngành sản xuất mới như công nghiệp chế tạo ô tô. Tạo cú huých từ việc cạnh tranh gay gắt với các nước có cơ cấu tương tự việt nam, các DN tăng cường khả năng cạnh => sự thay đổi trong DN và nhà nước=> đã và đang tạo tác động tích cực trên tổng thể của nhóm ngành công nghiệp sản xuất và cả nông nghiệp

+ Tận dụng lợi thế đặc biệt, các lợi thế so sánh, trong khi Thái Lan có lợi thế phát triển nông nghiệp sạch, một số nước có lợi thế trong ngành phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam có thể áp dụng lợi thế về nông nghiệp, dịch vụ: thúc đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế, tài chính, du lịch, do có lợi thế về vị trí địa lý trong ASEAN => thay đổi mạnh trong các ngành dịch vụ chủ lực dựa vào lợi thế.

- Xu hướng tương lai: sẽ tiếp tục thực hiện 3 mục tiêu còn lại: khu vực cạnh tranh; phát triển kinh tế cân bằng; hội nhập toàn cầu.

=> sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt hơn cho 3 nhóm ngành nhưng về lâu dài cơ cấu kinh tế sẽ tiệm cận tới mức tối ưu theo khu vực ASEAN nếu DN và nhà nước liên tục đổi mới phát triển.

Chủ đề 11: Phân tích tình hình an ninh lương thực trên thế giới và liên hệ tới Việt Nam

Chủ đề 3: Phân tích đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư và tác động của gia tăng dân số Thế giới tới kinh tế thế giới và liên hệ thực tiễn với Việt Nam

Câu hỏi của giáo viên : Vấn đề dân số của toàn thế giới đã trình bày ở trên có tác động gì đến hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam?

Trả lời:

Từ các vấn đề về dân số trên toàn cầu, chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ được các tác động tiêu cực và tích cực của tình hình gia tăng dân số hiện nay ở quốc gia mình, nắm rõ được nước ta đang nằm trong giai đoạn nửa cuối dân số vàng và bước sang giai đoạn già hóa. Qua đó, việc hoạch định và đưa ra các chính sách kinh tế của Việt Nam đòi hỏi phải phù hợp, thức thời và nắm bắt nhanh chóng các lợi thế nước ta hiện có như : nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn,…để từ đó đưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng các khu công nghiệp với những ngành sản xuất cần nhiều lao động, đầu tư cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,…

Câu hỏi của nhóm phản biện :

Câu 1 : Hiện nay ở Việt Nam thì già hóa và dân số vàng đang diễn ra thì ta nên tận tận dụng lợi thế này như thế nào ?

Trả lời :

- Cơ cấu “dân số vàng” mang lại cơ hội và thách thức cho sự phát triển đất nước. Nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh nhưng không ít nước đã bỏ lỡ, chìm sâu trong “bẫy thu nhập trung bình”. Vì vậy, cần khẩn trương tận dụng cơ hội này để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

- Việt Nam cần có chính sách khuyến khích tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tích lũy, thu hút, khuyến khích đầu tư tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, bảo đảm

“người có khả năng làm việc” là có việc làm. Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.

Câu 2: Giữa nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế- xã hội lịch sử nhân tố nào tác động mạnh mẽ hơn đến sự phân bố dân cư?

Trả lời :

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó hai nhân tố quyết định là nhân tố tự nhiên và nhân tố lịch sử, kinh tế- xã hội. Trong đó, các nhân tố kinh tế- xã hội lịch sử có tác động mạnh mẽ hơn nhân tố tự nhiên. Một ví dụ thực tiễn là ngày nay, những vùng dân cư lớn mọc lên ở cả những vùng quanh năm băng giá , vùng núi cao ba bốn ngàn mét hay các vùng hoang mạc nóng bỏng, .. điều kiện tự nhiên vẫn thế nhưng rõ ràng nó chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, còn khả năng ấy thực hiện như thế nào lại do các nhân tố xã hội như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.

Câu 3: Nạn nhập cư và di cư bất hợp pháp từ gia tăng dân số cơ học gây ra hậu quả gì cho nền kinh tế thế giới?

Trả lời:

Minh chứng là cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu đã gây ra tác động không hề nhỏ tới kinh tế EU cũng như thế giới

 Gánh nặng tài chính công, đình trệ kinh tế (Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này cũng đã chi 6 tỷ euro cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn/nhập cư chủ yếu đến từ Syria. Từ con số của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra với riêng quốc gia này thì có thể ước đoán tổng số tiền EU phải chi cho cuộc khủng hoảng người nhập cư phải lên tới con số hàng chục tỷ euro)

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nền Kinh Tế Thế Giới.pdf (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)