Quyết định của chính phủ phill là đúng đắn bởi những lợi ích có được trong dài hạn sẽ bù đắp được thiệt hại trong ngắn hạn khi đóng cửa Boracay. Việc dọn dẹp môi trường tại Boracay sẽ giúp đảm bảo tính bền vững của điểm đến du lịch từng được một tạp chí quốc tế gọi là hòn đảo đẹp nhất thế giới
Bài học cho việt nam về phát triển ngành dịch vụ du lịch:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái (đối tượng là khách du lịch), tăng cường chế tài xử phạt vi phạm...;
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu du lịch
Tăng cường năng lực quản lý môi trường : Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý và các công ty du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương;
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất)
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này;
Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong phát triển Du lịch bền vững. Các nhà đầu tư, tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài nước
4. Việc phá bỏ độc quyền của EVN mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng. Nhận xét về quyết định này.
Nhận xét:
Việc phá bỏ độc quyền dẫn tới minh bạch hơn trong việc phân phối điện giữa các nhà phân phối và EVN
Giảm thiểu tình trạng tham nhũng ví dụ điển hình là nhân viên EVN thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng
Cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các bên mua điện Lợi ích mang lại cho người tiêu dùng:
Khi có nhiều đơn vị mua điện hơn tạo ra sự cạnh tranh, để cố gắng mua được điện với giá tận gốc, về lâu dài điện đến tay người dân sẽ có giá thấp hơn
Các nhà máy, bên bán, bên mua sẽ phải minh bạch hơn các chi phí hoạt động tạo động lực khai thác nguồn, lưới điện tốt hơn giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn
Điều mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu là nguồn điện có ổn định hay không, nhờ quy định mới này các nhà máy điện sẽ cạnh tranh để tham gia bán điện trực tiếp kích thích được nhiều nguồn phát điện hơn, theo đó sẽ cung cấp được nguồn điện ổn định đến tay người tiêu dùng
Chủ đề 6:
CÂU HỎI PHẢN BIỆN
1, Theo nhóm mình tìm hiểu và trên thực tế thì trong trao đổi thương mại quốc tế, thường thì các nước đang phát triển phải chịu các nguyên tắc do các nước lớn áp đặt cũng như thu được lợi ích ít hơn so với các nước lớn. Theo các bạn chúng ta nên làm gì để tạo được vị thế của mình và thu được nhiều lợi ích hơn khi tham gia vào thương mại quốc tế.
2, Trong thời kì hội nhập, thương mại điện tử ngày càng phát triển ở Việt Nam, Việt Nam là một thị trường rộng lớn. Làm thế nào để TMĐT trong nước có thể cạnh tranh với TMĐT thế giới khi mà các công ty lớn như Amazon, Alibaba đã bắt đầu hoạt động ở Việt Nam.
3, Sự kiện Mỹ áp dụng mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm khi được nhập vào Mỹ.
Sau đó Trung Quốc đã kiện Mỹ, trả đũa, đánh thuế cao vào các mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc từ Mỹ. Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra. Hiện nay Mỹ, Trung là 2 bạn hàng lớn, đối tác đầu tư lớn, đồng thời Mỹ là con nợ lớn của Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam là một nước gần Trung Quốc, hiện nay chúng ta đang có tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc, hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có giá trị gia tăng thấp.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Liệu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc có xảy ra không? Nếu có thì ảnh hưởng thế nào đến thương mại thế giới và Việt Nam. Tại sao vụ kiện giữa Mỹ và Trung Quốc lại gây chấn động toàn cầu?
4, Biện pháp bảo hộ nào là quan trọng nhất để bảo hộ hàng hóa trong nước.
Trả lời Câu 1:
Thứ nhất, chúng ta phải biết vì sao các nước đang phát triển phải chịu các nguyên tắc ấy: do những nước này một mặt phải chịu phụ thuộc khá lớn từ các nước phát triển về kinh tế, mặt khác quả thực trình độ sản xuất của các nước đang phát triển còn kém hơn so với các nước lớn, và chất lượng cũng kém hơn vì vậy nếu các nước lớn áp đặt các nguyên tắc kĩ thuật, chất lượng thì rõ ràng sẽ không đáp ứng được.
Thứ 2, từ những nguyên tắc các nước lớn áp đặt, thay vì chúng ta đòi hỏi họ giảm bớt các nguyên tắc, tiêu chuẩn kĩ thuật thì chúng ta nên tập trung để làm sao cho sản phẩm của nước mình tạo ra là tốt nhất ( không chỉ là tốt nhất trong các nước xuất khẩu mặt hàng ấy, mà còn tốt nhất trong các sản phẩm ở thị trường nước họ nữa), khi đó thì mình sẽ không phải chịu những nguyên tắc gì nữa ( mình còn có thể áp đặt lại mức giá đối với nước nhập khẩu mặt hàng mình sản xuất).
Một số biện pháp:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết các hiệp định tư do thương mại yêu cầu ở cấp độ cao hơn trong hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư…; chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, có các điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các FTA đến thu ngân sách và tác động đến một số ngành hàng quan trọng, từ đó kịp thời kiến nghị điều chỉnh các chính sách liên quan.
Hai là, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể. Phải giữ được tự chủ kinh tế (tự quyết định và đường lối, chiến lược phát triển) với những vấn đề đặt ra như: quan hệ giữa luật lệ và quy tắc của hệ thống kinh tế thế giới với định hướng phát triển quốc gia;
định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập kinh tế quốc tế; cơ chế bảo đảm giữ được độc lập, tự chủ kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa cùng lúc phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với đẩy mạnh cải cách trong nước: chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa => tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, đảm bảo quá trình hội nhập chủ động, thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh trong quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhằm bảo đảm tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị ngoại giao và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận động của hội nhập, đặc biệt trong việc thực hiện các cam kết thương mại, các FTA ở cấp độ cao hơn để có các điều chỉnh chính sách và biện pháp phù hợp; hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành thị trường đủ năng lực, hoạt động hiệu quả để bảo vệ trị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, gắn với bảo vệ môi trường.
Năm là, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ người lao động có kỹ năng và tay nghề để tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu có mức giá trị gia tăng cao hơn thay thế cho lợi thế nhân công giá rẻ như hiện nay. Phát triển mạnh hệ thống đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch lao động theo cung cầu của thị trường lao động...
Sáu là, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình
- Phải bắt nguồn từ xây dựng thương hiệu quốc gia sau đó là thương hiệu vùng
Việt Nam bây giờ đang đứng số một thế giới về hồ tiêu và điều, đứng thứ ba về cao su, gạo cũng tương tự. Phải thừa nhận rằng, thương hiệu mang tính quốc gia là điều mình còn chưa xây dựng được. Nhận thức về tên Việt Nam trên bản đồ cà phê còn rất hạn chế, rất ít người biết chúng ta là cường quốc về cà phê. Ngay cả thương hiệu vùng của chúng ta cũng chưa xây dựng được. Chúng ta là người Việt Nam, sinh sống trong nước thì có thể biết Phú Quốc có nước mắm, Thái Nguyên có chè... nhưng đó chỉ là phạm vi trong nước. Còn với quốc tế, hầu như chúng ta chưa có một thương hiệu nào hoặc đã từng gây dựng được nhưng lại không biết phát huy như các quốc gia khác.
Một cấp độ xây dựng thương hiệu nữa cần nhắc đến là doanh nghiệp. Lấy ví dụ cà phê Trung Nguyên, chúng ta đều nhìn thấy sự nỗ lực của họ. Nhưng cũng chỉ phổ biến ở trong nước. Còn ở nước ngoài, thương hiệu cà phê Việt Nam lại được rất ít người biết đến.
Thương hiệu cà phê Trung Nguyên, họ cũng chỉ sản xuất tập trung vào nhóm cà phê hoà tan 3 trong 1 là chính. Nhưng loại cà phê này lại không phải là gu của các nước phương Tây.
Nên lợi nhuận họ có thể có, nhưng hình ảnh thì chưa xây dựng được. Ở một góc độ khác, Trung Nguyên cũng tạo dựng thành công thương hiệu của một nhà bán lẻ. Cách đây 20 năm, Trung Nguyên là thương hiệu nhượng quyền rất thành công. Đi đâu chúng ta cũng gặp quán cà phê Trung Nguyên. Đã có thời gian Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đưa được cửa hàng
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
cà phê Trung Nguyên ra nước ngoài. Nhưng sau đó, có vẻ như Trung Nguyên không tiếp tục phát huy tiếp được.
Chỉ cần nói đến pizza, tất cả chúng ta sẽ đều nghĩ đến nước Ý. Đây chính là một dẫn chứng thành công trong việc xây dựng thương hiệu vùng. Trong xây dựng thương hiệu thì cũng nên có sự phân biệt, nông sản khác với các sản phẩm công nghiệp.
-Xúc tiến thương mại không chỉ là tìm kiếm mặt hàng mà chính là việc gìn giữ hình ảnh, chất lượng và uy tín sản phẩm. Thương hiệu mạnh nhờ chữ tín và cũng chính chữ tín làm nên giá trị thương hiệu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thương hiệu sản phẩm Việt Nam rất khó phát triển vì luôn gắn với hình ảnh không an toàn, không chuyên nghiệp và không uy tín.
Căn bản nhất là ý thức của doanh nghiệp. Đã là DN, lại là DN kinh doanh xuất khẩu thì việc nắm bắt về pháp luật cũng như tiếp xúc với các thông tin yêu cầu về chất lượng sản phẩm, yêu cầu về đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm là bắt buộc phải có.
Bên cạnh đó, tăng cao vai trò giám sát của cộng đồng, trong đó có báo chí; cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần tăng cường giám sát, đưa ra những chế tài xử phạt mạnh hơn.
Bảy là, các doanh nghiệp cần phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau có thể làm một sản phẩm theo khâu đầu – cuối, từ nuôi trồng, thu thập sản phẩm thô đến chế biến và bán sản phẩm ra thị trường => xuất khẩu ở dạng đã thành phẩm
Câu 2:
Việc các công ty lớn như Alibaba, Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam từ tháng 3/2018 được đánh giá là tín hiệu tốt cho thị trường thương mại điện tử. Theo đó, thị trường sẽ cạnh tranh hơn và người dân sẽ thuận tiện hơn trong mua bán hàng hóa.
-Đầu tiên là cơ hội mà Việt Nam có được ở đây đó là các doanh nghiệp Việt có thể đưa hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua một hình thức mua sắm mới ngày càng được ưa chuộng.
Theo Bộ Công Thương hiện có khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon.
Trong khi con số mà Alibaba công bố ấn tượng hơn nhiều, khoảng 100.000 doanh nghiệp.
Một ví dụ cụ thể như: Trước khi Amazon thông báo đổ bộ vào thị trường Việt Nam, Công ty May 10, thông qua hệ sinh thái của đại gia thương mại điện tử này, thậm chí còn xuât khẩu được theo hình thức B2C (bán hàng cho người dùng cá nhân). Lãnh đạo công ty May 10 còn cho biết thêm, xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử có nhiều lợi thế như tăng hiệu quả tiếp cận, marketing đến khách hàng, giảm thời gian chuyển hàng. Các chuyên gia tính toán lợi nhuận có thể tăng gấp 3 lần khi xuất khẩu theo hình thức B2C trực tiếp tay người dùng.
Trước Amazon, hàng loạt ông lớn thương mại điện tử đã nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu. Điển hình là Alibaba của tỷ phú Jack Ma cũng đã thâm nhập vào Việt Nam với việc mua lại trang mua sắm trực tuyến Lazada. Bên cạnh đó, trang thương mại điện tử Shopee, cũng nhận được khoản đầu tư 500 triệu USD từ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Tencent, doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Á. Mới nhất, tháng 1 năm nay, JD.com cũng trở thành cổ đông lớn khi rót cả nghìn tỷ đồng vào Tiki.vn. Như vậy, cộng với với sự gia nhập chính thức của Amazon, 3 trong số 4 “đại gia” lớn nhất thế giới về thương mại điện tử đã có mặt tại Việt Nam, với những chiến lược giành thị phần khác nhau.
Amazon đã chính thức thâm nhập thị trường VN từ tháng 3 vừa qua. Amazon cho biết sẽ khởi động một chương trình hợp tác để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có thể bán hàng, xuất khẩu qua hệ sinh thái của đơn vị này tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (VOBF 2018) ( đã diễn ra 14/3) chứ chưa phải thành lập một web tại VN.
Khi đó thì các mặt hàng có nhiều cơ hội được xuất khẩu ra nước ngoài một cách dễ dàng, tránh các thủ tục rườm rà.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Thái Sơn - CEO Tiki không tỏ ra lo lắng về những đối thủ tầm cỡ thế giới trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Ông Sơn cho rằng, chính sự xuất hiện của những đối thủ khổng lồ đã khiến các quỹ đầu tư lớn vào Việt Nam đầu tư và rót vốn cho doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước. Tiki cũng đang phát triển rất tốt trong thời điểm Alibaba mua lại Lazada.
Người tiêu dùng cũng được lợi mua sắm mà không phải đến tận nơi bán để mua hàng, có người ship đến tận nhà, từ những thứ nhỏ nhất, rồi chính sách đổi trả -> rất tiện lợi cho người tiêu dùng
-Bên cạnh đó, những thách thức đặt ra cho Việt Nam là:
Thứ nhất, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, thương mại điện tử trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách.
Thứ hai, môi trường cạnh tranh khốc liệt không dành cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nội nếu muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử nước ngoài. Ngoài ra, nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử thì rất dễ bị tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì.
Thứ ba, nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%.
Thứ tư, phần lớn doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các đoanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước cũng vẫn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp