2.1. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội và thực trạng giải phóng mặt bằng, nhu cầu tái định cư ở thành phố Hà Nội
2.2.3. Thực trạng công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.3.1. Phương án bố trí quỹ nhà ở, đất ở
Hiện nay chính quyền các cấp, chủ đầu tư và nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tái định cư, tạo việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân sau khi di dời. Tố chức bộ máy chuyên trách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố) được hình thành và trở thành đầu mối giúp UBND thành phố trong chỉ đạo, điều hành công tác bồi thường, hồ trợ và tái định cư. Năm 2014, Ban chỉ đạo GPMB TP đã cùng với UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền cho gần 19.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Chi trả hơn 9.850 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB....Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2015, các đơn vị tập trung hoàn chỉnh cơ chế chính sách GPMB, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về GPMB; tập trung giải quyết kịp thời tình trạng khiếu kiện, khiếu nại
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
tập trung đông người… Năm 2015, thành phố sẽ triển khai 565 dự án. Tuy nhiên, TP sẽ chỉ cho phép thực hiện khi dự án đã được phê duyệt, đã có nhà tái định cư và đặc biệt, chủ đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính.Theo quy định của UBND thành phố, các dự án phải chuẩn bị trước các khu tái định cư có đủ cơ sở hạ tầng để tổ chức di chuyển các hộ gia đình hoặc đề nghị được giải quyết tái định cư tại các khu tái định cư của thành phố.
Trong phương án tái định cư cần xác định rõ như cầu, phương án bố trí các hộ dân: thời gian di chuyến và các chính sách hỗ trợ, tái định cư. Các khu tái định cư phải được xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện, bưu chính, viên thông,.... đồng bộ. UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành các cấp, các chủ đầu tư đẩy mạnh hơn về vấn đề tái định cư như đầu tư vốn ngân sách, đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng các khu tái định cư, cho phép mua nhà theo phương thức đặt hàng, chìa khóa trao tay, có biện pháp kiên quyết trong khâu duyệt thiết kế tổng thể mặt bằng để nâng cao hệ số tầng ở các khu đô thị mới, để cùng với việc đáp ứng như cầu tái định cư bằng nhà cho các hộ ở nội thành là tạo bộ mặt đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, phù hợp với xu thế của khu vực. Một yêu cầu điển hình của UBND thành phố :
- UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ thực hiện, bảo đảm bàn giao nhà tái định cư theo chỉ đạo của UBND thành phố, cân đối đủ quỹ nhà tái định cư theo tiến độ thực hiện các dự án, không để tình trạng chậm giải phóng mặt bằng do nguyên nhân chậm bàn giao nhà tái định cư. Bên cạnh đó, khi trình chấp thuận chủ trương giao nhà tái định cư, phải đồng thời thông báo cơ cấu, diện tích các căn hộ cho các chủ đầu tư và địa phương liên quan...
- UBND thành phố yêu cầu UBND các quận khẩn trương gửi hồ sơ bán nhà tái định cư để Sở Xây dựng trình UBND thành phố quyết định bán nhà tái định cư theo quy định. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận chủ trương thu hồi đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Trường hợp hộ dân nào cố tình không chấp thuận thì UBND các quận chủ động thực hiện biện pháp hành chính theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
- Bên cạnh đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội tổ chức giao nhà tái định cư nhanh nhất theo quy định và tạo thuận lợi cho nhân dân.
Mặt khác, nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình và Đống Đa tăng cường tuyên truyền, thuyết phục, vận động để các hộ dân trong diện GPMB hiểu, đồng thuận, chấp hành chủ trương thu hồi đất, GPMB của Nhà nước. Đối với trường hợp cố tình không chấp hành, UBND các quận chủ động áp dụng biện pháp hành chính, bảo đảm
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
đúng trình tự và thủ tục theo quy định. Ban Chỉ đạo GPMB thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ GPMB dự án, chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, giải quyết kịp thời các vướng mắc và có phương án xử lý, nếu vượt thẩm quyền tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND thành phố. Thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ GPBM cụ thể như: tiếp tục cải cách hành chính theo hướng đồng bộ, hiệu quả; chuẩn bị các điều kiện cho công tác GPMB theo hướng chủ động; ban hành các chính sách kịp thời, phù hợp với thực tiễn; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn công tác GPMB; đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc đền bù GPMB, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và quản lý xây dựng đô thị; tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, thực hiệnchính sách GPMB, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khen thưởng thích đáng và xử lý nghiêm minh. Mặt khác, Ban Chỉ đạo GPMB thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ GPMB dự án, chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, giải quyết kịp thời các vướng mắc, xác định cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp vướng mắc và có phương án xử lý, nếu vượt thẩm quyền tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND thành phố. Đối với các hộ dân đã có quyết định bán nhà của UBND thành phố nhưng chưa nộp tiền mua nhà, chưa nhận nhà tái định cư, Sở Xây dựng tiếp tục thông báo để các hộ sớm nộp tiền mua nhà, nhận nhà theo quy định. Các trường hợp hộ gia đình đã nhận nhà tái định cư nhưng chưa nộp tiền mua nhà tái định cư theo quy định, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành thu nộp tiền nhà tái định cư.
Tuy nhiên, quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu tiến độ triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Yêu cầu công tác xây dựng quỹ nhà ở, đất ở tái định cư đế đi trước một bước, chủ động phục vụ công tác giái phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần khắc phục.
2.2.3.2) Vấn đề tài chính, phân bổ nguồn vốn trong công tác tạo lập quỹ nhà ở, đất ở tái định cư
Quỹ nhà ở, đất ở tái định cư của thành phố được hình thành từ các nguồn sau:
+ Quỹ nhà mà doanh nghiệp xây dựng trả lại cho thành phố.
+ Quỹ đất mà doanh nghiệp trả lại cho thành phố: từ quỹ đất đã có này thành phố sẽ dùng vốn ngân sách đế xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng.
Chính vì thế nên theo đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết từ đầu quý hai này, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã của thành phố sẽ tập trung đẩy nhanh việc phân bổ vốn cho đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư và tranh thủ nguồn vốn ODA để triển khai các công trình trọng điểm của thành phố.Thành phố chỉ đạo các
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
ngành liên quan rà soát lại toàn bộ nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ chế cụ thể, linh hoạt với những vấn đề phát sinh. Thành phố sẽ quản lý chặt chẽ vốn xây dựng cơ bản, thanh toán dứt điểm tình trạng nợ đọng. Các đơn vị, nhất là khối quận, huyện, thị xã sẽ phải rà soát lại việc thực hiện theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
và nếu địa phương nào thực hiện không đúng quy định thì thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.Thành phố cũng tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án trung ương trên địa bàn và một số công trình trọng điểm của thành phố như dự án xây dựng đường nối cầu Nhật Tân-Sân bay Nội Bài, dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai (đoạn qua huyện Sóc Sơn) và Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội-Thái Nguyên, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, khu tái định cư Phú Cát.Theo kế hoạch, năm nay, vốn đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội là hơn 19.200 tỷ đồng (chỉ bằng 60% so với năm 2013 và đáp ứng 40% nhu cầu các dự án chuyển tiếp và trọng điểm của thành phố). Trong đó, thành phố đã ưu tiên phân bổ cho 10 dự án trọng điểm và đang phấn đấu hoàn thành trong giai đoạn 2014-2015; bố trí tập trung cho 46 dự án đã hoàn thành, bàn giao năm ngoái nhưng chưa được bố trí đủ vốn; dự án chuyển tiếp hoàn thành năm nay là 63 dự án.Tính đến 28/3, khối lượng thực hiện vốn xây dựng cơ bản (đối với nguồn vốn ngân sách thành phố quản lý) của toàn thành phố đạt hươn 1.700 tỷ đồng (đạt 28% kế hoạch); giá trị giải ngân chung đạt gần 1.600 tỷ đồng, đạt hơn 25%
(riêng thanh toán cho công tác giải phóng mặt bằng là trên 354 tỷ đồng). Đối với nguồn vốn phân cấp ngân sách quận, huyện, khối lượng thực hiện khoảng 1.178 tỷ đồng (đạt hơn 20% kế hoạch), giá trị giải ngân đạt trên 1.000 tỷ đồng (gần 19%).
Thành phố Hà Nội đãxác định: tập trung mọi nguồn vốn đầu tư trước hạ tầng kỹ thuật và các khu tái định cư đi trước một bước, bảo đảm những hộ trong diện giải phóng mặt bằng được bố trí tái định cư với diện tích và điều kiện hạ tầng kỹ thuật đô thị không thấp hơn nơi ở cũ, dành tiền bán nhà, tiền đấu gía quyền sử dụng để xây dựng quỹ nhà ở tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng.
2.2.3.3) Về tình hình bổ trí dân cư vào các khu tái định cư.
Trong các phương án tái định cư, xu hướng người dân nhận nhà thay cho phương án bồi thường bằng tiền và đất tăng lên, làm tăng như cầu về quỹ nhà tái định cư của thành phố. UBND thành phố đã chủ động tập trung mọi nguồn vốn, đẩy mạnh công tác tập trung quỹ nhà ở, đất ở tái định cư dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu này.
Thành phố cũng đã ban hành chính sách quy định các hình thức tái định cư phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị hiện đại, chủ yếu thực hiện tái định cư bằng căn hộ chung cư, chỉ giao đất tái định cư theo hạn mức quy định cho các trường hợp là hộ sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thành.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Đối với các khu tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng thì yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất là phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đảm bảo cho người dân có nơi ở mới với điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Hiện nay, chủ yếu thành phổ thực hiện tái định cư bằng các căn hộ chung cư trong các khu chung cư cao tầng. Các hộ gia đình được bố trí tái định cư vào các khu nhà ở chung cư dưới hình thức bốc thăm và được bố trí từ tầng hai trở lên. Tầng 1 sẽ được phân cho hộ gia đình mà sẽ do nhà nước quản lý và được sử dụng cho các hoạt dịch vụ như: nhà trông xe, của hành bách hóa, các dich vụ khác, ... phục vụ cho các như cầu của dân cư trong tòa nhà.
Thực tế cho thấy rằng việc bố trí tái định cư cho các hộ di dời còn quá thấp so với nhu cầu của người dân. Điều này có thế do nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu hiện nay là các hộ gia đình được bố trí vào các khu chung cư đa phần có quy mô cao từ tầng 9 trở lên, quá trình xây dựng các khu tái định cư còn quá chậm, thời gian xây dựng quá lâu làm chậm tiến độ bố trí các hộ dân vào các khu tái định cư, hơn nữa phải trải qua nhiều thủ tục, chính sách thì người dân mới có thể có được chỗ ở ổn định của mình.
Các hộ gia đình được bố trí tái định chủ yếu vào các khu chung cư và các khu đô thị mới nhằm đảm bảo ổn định chỗ ở hiện có người dân và với các điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, ý kiến của người dân sau khi sinh sống một thời gian tại các khu tái định cư là khác nhau. Theo quy định, khu tái đinh cư phải được xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo người dân chuyển đến có thể tạo lập và ổn định cuộc sống của mình. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng hàng loạt khu tái định cư xuống cấp nghiêm trọng đang là vấn đề nhức nhối tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Ví dụ : Tường nứt, bong tróc, thấm dột, sàn gạch vỡ, mất nước…Nước thải sinh hoạt, nước bồn cầu chảy lênh láng trên sàn nhà để xe, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Đó là những gì đang diễn ra tại khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Buộc phải di dời khỏi nơi ở cũ để phục vụ cho Dự án xây cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), tháng 8/2005, hàng trăm hộ dân ở phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội đã chuyển đến tòa nhà cao 11 tầng thuộc khu tái định cư Đền Lừ (Hoàng Mai), thuộc Dự án Nhà nước đền bù, với hi vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn.Thế nhưng, theo phản ánh của hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại tòa nhà A1, Khu tái định cư Đền Lừ cho biết, khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều hạng mục công trình của tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng như tường một số nơi đã nứt toác, bong tróc, thấm dột, sàn gạch vỡ, mất nước sinh hoạt liên tục, thang máy hỏng… Không chỉ vậy, khoảng 2 năm trở lại đây do khu dịch vụ cho thuê của tòa nhà xảy ra hiện tượng sụt lún, làm vỡ đường ống thoát nước thải, vậy là nước cứ thải ra không có chỗ thoát chảy lênh láng sàn nhà để xe, bốc mùi hôi thối nồng nặc tỏa đi khắp tòa nhà. Tình trạng trên đanglà vấn đề chung của các khu tái định cư trên địa bàn Hà Nội như Khu tái định cư tại tòa nhà N 6, thuộc địa bàn xã Tứ Hiệp, Thanh Trì; khu tái định cư Dịch Vọng, Cầu Giấy... Chính vì vậy, đời sống của
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
người dân sống tại các khu tái định cư này đang bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều đáng nói, là mặc dù nhiều khu tái định cư đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, nhưng vẫn không hề được bảo trì, sửa chữa, mà Đền Lừ (Hoàng Mai – Hà Nội) là một ví dụ điển hình.
Mục tiêu của quỹ nhà, quỹ đất tái định cư là lo chỗ ở ổn định cho người dân, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Mặc dù trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội cùng các sở ban nghành, chính quyền địa phương thực hiện rất nhiều các biện pháp, chính sách để đáp ứng các yêu cầu cấp bách về tái định cư như: Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại của người dân, tạo điều kiện cho các hộ gia đình trước đây có hoạt động kinh doanh tại nơi ở cũ được thuê các căn hộ tầng một để tiếp tục hoạt động kinh doanh, có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển... thì cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy thành phố cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thế đế có thế kịp thời giải quyết những vấn đề trên.
2.2.3.4) Tình hình quản lý sử dụng nhà ở tái định cư.
Hiện nay, nhà ở tái định cư chủ yếu được xây dựng dưới hình thức các khu chung cư cao tầng nằm trong các đô thị mới nên công tác quản lyls sử dụng nhà tái định cư chính là công tác quản lý và sử dụng nhà chung cư với các vấn đề quản lý về sử dụng nhà ở, duy trì bảo dưỡng, góp kinh phí đế thực hiện duy trì bảo dưỡng. Tuy nhiên UBND Thành phố vẫn chưa ra những chính sách quy định cụ thể cho công tác quản lý sử dụng nhà chung cư cao tầng mà chỉ có những chính sách chung về sử dụng nhà ở nên việc sử dụng nhà chung cư cao tầng cũng dựa trên những chính sách chung này, vì vậy có sự khác nhau giữa nhà chung cư cao tầng và nhà ở riêng biệt mà công tác quản lý này có những bất cập khó giải quyết.
Những bất cập nảy sinh trong việc sử dụng nhà chung cư. Trong nhà chung cư cao tầng có phần diện tích riêng cho mỗi hộ gia đình nhưng cũng có diện tích dùng chung cho cả khu chung cư như thang máy, hành lang, nhà để xe... không thể nào quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của người dân với phần diện tích dùng chung này gây ra khó khăn trong việc quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng cũng như đóng góp kinh phí.
Hơn nữa người dân Việt Nam trước đây quen với cách thức sinh hoạt ở nhà riêng nay vào khu chung cư với nếp sống sinh hoạt và phong cách sống phải thay đối nên không thế nào tránh được việc sử dụng tuỳ tiện và không chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng nhà chung cư. Hậu quả là hiện nay các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội đều gặp phải tình trạng: Cảnh quan khu vục bị xấu đi, chất lượng nhà giảm, phát sinh những mâu thuẫn xã hội giữa nhưng người dân...Vì vậy UBND Thành phố cần sớm ban hành những quy chế, chính sách về quản lý các khu chung cư cao tầng và tạo điều kiện cho người dân nhất là những người sống trong các khu chung cư
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp