CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM
2.2. Kết quả đạt được
Ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay thế Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11.
Ngày 19/6/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế số 71/2014/QH13, trong đó có một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế GTGT.
Các nội dung sửa đổi tại Luật thuế GTGT nêu trên, sau một thời gian thực hiện, có thể đánh giá những kết quả đạt được :
Thúc đẩy sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư.
- Hệ thống thuế được cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, đảm bảo phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế về thuế, có lộ trình, bước đi thích hợp để thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn sản xuất trong nước, góp phần tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Luật Thuế GTGT 1997 có quy định giảm thuế GTGT trong thời hạn tối đa 3 năm từ 1999 - 2002 cho các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bị lỗ do nguyên nhân Nhà nước thay đổi chính sách thuế (từ thuế doanh thu sang thuế GTGT) nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh khi mới chuyển sang thực hiện nộp thuế GTGT.
- Trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT, việc điều chỉnh giảm mức thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ; không thu thuế GTGT đối với các dự án xây dựng cơ bản sử dụng bằng nguồn vốn ODA... đã góp phần kích thích tăng đầu tư và tiêu dùng, tạo cho sản xuất trong nước có những chuyển biến tích cực cả trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho DN phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng. Thông qua áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tạo điều kiện để DN nội địa hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đảm bảo nguồn thu để phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đã bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; tiếp tục khẳng định thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước; đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy các tiềm năng, nội lực của đất nước.
- Thông qua số thu từ thuế, ngân sách có nguồn lực đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu về quản lý hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện nền tài chính quốc gia cơ bản dựa vào sự động viên từ nội bộ nền kinh tế quốc dân thì thuế là một công
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
cụ kinh tế hiệu quả để tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguồn thu thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ trọng các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 93% (Tỷ trọng các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 1991 - 1995 là 96%; giai đoạn 1996 - 2000 là 95%; giai đoạn 2001 - 2005 là 93%; giai đoạn 2006 - 2010 là 90%), đóng vai trò quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và tăng dần chi cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế mà Nhà nước khuyến khích. Nhờ nguồn thu từ thuế tăng lên, Nhà nước có nguồn vốn để đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng mới, hiện đại hóa cầu đường bộ, đường thủy, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga...; đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm...
- Thông qua nguồn thu từ thuế, Nhà nước có nguồn vốn để tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động; tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước…
Chủ động hội nhập quốc tế.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam không ngừng mở rộng phạm vi các nước ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam và các nước trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản, đồng thời thúc đẩy đầu tư. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 71 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó 60 hiệp định đã có hiệu lực thi hành.
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số quy định theo đúng các cam kết với WTO, góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách gắn liền với việc thúc đẩy dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển thông qua việc bổ sung điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT là phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
- Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 cũng đã sửa đổi, bổ sung những nội dung mới về đối tượng không chịu thuế; giá tính thuế; thuế suất thuế GTGT; ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT và phương pháp tính thuế; khấu trừ thuế GTGT; hoàn thuế GTGT... Điểm nổi bật của lần sửa đổi, bổ sung này là việc quy định mức doanh thu để xác định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh không chịu thuế GTGT (doanh thu năm từ 100 triệu đồng trở xuống) và bổ sung cơ chế ngưỡng doanh thu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm) cùng với sửa đổi phương pháp tính thuế nhằm giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, nhất là đối với các đối tượng nộp thuế có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, thông qua việc giảm bớt thủ tục, hồ sơ kê khai, nộp thuế, góp phần đơn giản hóa công tác quản lý thuế.
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp.
- Theo quy định tại Luật thuế GTGT hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, hàng hóa, dịch vụ trong ngành nông nghiệp chủ yếu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển) hoặc thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 5% (nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; mủ sao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; đường; phụ phẩm trong sản xuất đường;
sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế).
- Từ ngày 01/01/2015, các sản phẩm hàng hóa phục vụ nông nghiệp như máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi đã được chuyển sang thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT đã góp phần quan trọng vào việc ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Luật Thuế GTGT đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, giảm bớt thủ tục hành chính cho người nộp thuế và cơ quan thuế.
- Luật Thuế GTGT quy định mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng để áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phù hợp với thông lệ quốc tế và chiến lược cải cách hệ thống đến năm Quy định về nguyên tắc xác
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
định hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% theo địa điểm tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đã khắc phục các vướng mắc trong thực tiễn vừa qua (căn cứ theo tiêu chí bên nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam), tránh các trường hợp lách luật (cung cấp các dịch vụ cho nước ngoài nhưng thực tế tiêu dùng dịch vụ tại Việt Nam) cũng như giải quyết được vướng mắc cho người nộp thuế (thực chất cung cấp dịch vụ cho nước ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam nhưng không rõ phía nước ngoài có hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam).
- Luật cũng quy định thời gian hoàn thuế sau ít nhất 12 tháng có số thuế chưa được khấu trừ hết và sửa mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu là 300 triệu đồng (trước đây là 200 triệu đồng) góp phần khắc phục những bất cập hiện nay, giảm khó khăn cho quỹ hoàn thuế, góp phần phòng chống gian lận trong hoàn thuế, đồng thời có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất trong nước đẩy nhanh việc đưa dự án vào hoạt động và thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm khối lượng hồ sơ hoàn thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế.