CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM
2.3. Một số hạn chế khi triển khai thuế GTGT ở Việt Nam
Thuế GTGT đã thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình so với thuế doanh thu trước đó. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai và áp dụng, nó vẫn bộc lộ những điểm hạn chế, cả về bản thân Luật cùng với sự quản lý của Nhà nước, cả về phía những chủ thể nộp/chịu thuế
2.3.1. Luật Thuế và sự quản lý của Nhà nước.
Luật thuế: Luật thuế GTGT cùng nhiều các văn bản dưới Luật, hệ thống các quy phạm hướng dẫn thi hành và thực hiện thuế GTGT gây khó khăn cho việc tra cứu và áp dụng, có nhiều chỗ phức tạp, khó hiểu và chưa thống nhất
Đối tượng chịu thuế:
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Phân loại danh mục đối tượng chịu thuế dựa trên tính năng công dụng và mục đích sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó để xác định mức thuế suất, tuy nhiên chưa thể bao quát được tất cả các hàng hóa, dịch vụ, cách phân loại còn phức tạp, trùng lắp, chưa rõ ràng nên trong nhiều trường hợp cùng một mặt hàng có thể bị áp dụng các mức thuế khác nhau
Chưa cập nhật sự phát sinh của nhiều hàng hóa, dịch vụ mới theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, như vậy theo Luật GTGT, các hàng hóa dịch vụ này phải chịu mức thuế suất 10%, do không thuộc danh mục các hàng hóa chịu thuế suất 0%
và 5%
Các mức thuế suất: Theo Luật thuế GTGT 2008, có 3 mức thuế hiện nay là 0%, 5% và 10% đã dễ dàng trong việc áp dụng hơn so với trước đây gồm 4 mức thuế suất. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng thuế suất chuẩn cùng với mức thuế suất 0% như Indonesia, Philippine, Hàn Quốc, Anh, Đức,... Có thể thấy rằng, áp dụng nhiều mức thuế suất sẽ gây phức tạp, khó hiểu, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận, trốn thuế do sự nhập nhằng trong các mức thuế suất và tốn nhiều chi phí trong thủ tục hành chính và quản lý thuế
Phương pháp tính thuế: Thuế GTGT gây khó khăn cho doanh nghiệp về vốn. Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT, khi mua về một số lượng lớn các mặt hàng nhập kho, doanh nghiệp phải trả thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, phải đến khi sản phẩm được bán ra thì doanh nghiệp mới nhận được thuế GTGT đầu ra từ người mua. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp có số vốn ít
Thủ tục kê khai, nộp thuế: Thực tế cho thấy rằng việc có quá nhiều các thủ tục phải kê khai khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp thuế cảm thấy phức tạp và nặng nề, trong khi đó, Nhà nước cũng phải bỏ ra nhiều chi phí cho công tác kiểm tra, quản lý.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Quản lý: Trình độ quản lý của các cán bộ thuế chưa đpá ứng được yêu cầu, thậm chí còn gặp nhiều sai sót do không hiểu rõ luật. Nhiều cán bộ thuế có biểu hiện tiêu cực
Nhìn vào thực tế, cuối năm 2016, đầu năm 2017, Tổng cục Thuế và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cuộc điều tra “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016”. Đối tượng điều tra tập trung vào các DN chính thức hoạt động theo Luật DN, khu vực tạo ra nguồn thu thuế lớn nhất hiện tại, bao gồm cả DN tư nhân Việt Nam, DN đầu tư nước ngoài, DN mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối. VCCI đã chọn khoảng 10.000 DN gửi phiếu điều tra. Trong số này, VCCI nhận được 3.500 phản hồi từ phía DN, đạt tỷ lệ phản hồi khoảng 34%. Kết quả điêu tra cho thấy
Về tiếp cận thông tin, 55,4% DN gặp vướng mắc khi tìm hiểu thông tin về thủ tục thuế, thấp hơn so với 2 năm trước (70%) nhưng đây vẫn là một con số khá lớn.
Điều này cho thấy mức độ hài lòng về phương thức tìm hiểu thông tin, chất lượng thông tin đều được cải thiện, song doanh nghiệp còn phàn nàn là chính sách thuế thay đổi quá nhiều lần trong một năm. Doanh nghiệp chưa kịp thông suốt thông tư, nghị định này thì đã có thông tư, nghị định khác xuất hiện.
Về thủ tục hành chính thuế, 41% doanh nghiệp cho biết vẫn gặp phiền hà. Khai thuế, khai quyết toán thuế, hoàn thuế... là những thủ tục phiền hà nhất. Nội dung hoàn thuế giá trị giá tăng hiện tại thủ tục tốt hơn, nhưng còn khoảng 3% doanh nghiệp mất khoảng 90 ngày mới nhận được tiền hoàn thuế. Cá biệt có doanh nghiệp mất tới 1 năm mới nhận được tiền.
2.3.2. Hành vi của các chủ thể nộp thuế.
Trong điều kiện thực hiện thuế GTGT, hoá đơn, chứng từ là cơ sở để kiểm tra thuế GTGT, là căn cứ xác định thuế GTGT được khấu trừ, miễn giảm, phải nộp hay được hoàn lại trong kỳ. Hiện nay hoá đơn bất hợp pháp ngày càng đa dạng và
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
phong phú và vô cùng tinh vi, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngân sách nahf nước. Trước đây khi thực hiện thuế doanh thu, doanh nghiệp sử dụng hoá đơn giả, chỉ có thể ăn gian thuế trên số hàng bán ra, tức là Nhà nước bị thất thu thuế. còn bây giờ, với hoá đơn giả, Nhà nước không những không thu được thuế mà còn phải chi thêm để hoàn thuế. Bên cạnh đó, việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp còn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế khi tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giưa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào trốn thuế sẽ có điều kiện hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Hậu quả là những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị thua thiệt, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên bất bình đẳng.
Một số hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
- Sử dụng hóa đơn giả. Nhìn bề ngoài thì loại hoá đơn này giống như hoá đơn GTGT do Bộ tài chính phát hành và chỉ có thể phát hiện bằng máy soi nghiệp vụ còn người mua và người bán hàng không dễ phát hiện
- Mua bán hóa đơn trái phép trên thị trường. Đây là các hóa đơn thật do Bộ tài chính cấp phát cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng không cấp hoá đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống đem ra bán trên thị trường. Vào tháng 1/2002 hợp tác xã Vạn Lợi, thành phố Long Xuyên, An Giang đã bị phát hiện bán hơn 1000 hoá đơn VAT cho 16 tỉnh, Vạn Lợi đã gây thiệt hại cho Nhà nước 26,6 tỷ đồng.
- Ghi giá trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá thực tế. Do nhiều người mua hàng không cần hóa đơn bán hàng, các doanh nghiệp đã lợi dụng, lấy hóa đơn này để ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, nhằm chiếm dụng thuế GTGT đầu ra.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế