Thị trường xuất khẩu chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 24 - 27)

II. Thực trạng họat động xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm XK phía

3. Thị trường xuất khẩu chính

Thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa luôn là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình.

Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn được Trung tâm quan tâm. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của Việt nam, Trung tâm đã thực hiện đa dạng hoá các mối quan hệ làm ăn với nhiều công ty của nhiều nước trên thế giới. Đến này Trung tâm đã có quan hệ với

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

khách hàng trên 70 nước và trao đổi buôn bán trực tiếp với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.

Thị trường xuất khẩu của Trung tâm được chia thành hai nhóm chính:

Một là, thị trường truyền thống gồm: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản các nước Đông Âu, một số nước trong khu vực Đông nam á. Hai là, thị trường tiềm năng gồm Mỹ và EU. Trong đó, thị trường Châu á là thị trường gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với Trung tâm trong những năm qua. Bên cạnh những thị trường truyền thống, Trung tâm cũng đã tiếp cận những thị trường mới như Mỹ, úc, EU, Đức… Thị trường Mỹ hiện có sức tiêu thụ lớn, quan hệ Việt - Mỹ gần đây đã được cải thiện đáng kể, đây là cơ hội mở ra cho Trung tâm trong kinh doanh. Tuy nhiên, khi tiếp cận với những thị trường mới đòi hỏi Trung tâm phải tuân thủ các điều kiện hết sức nghiêm ngặt như chất lượng, kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm…Có thể nói, quan hệ của Trung tâm ở thị trường Châu á là rất rộng lớn, có truyền thống và đang ngày càng phát triển. Trong những năm qua, Trung tâm đã chủ động tăng cường mối quan hệ hợp tác tin cậy với các bạn hàng ở thị trường này.

Bảng 3: Các thị trường xuất khẩu hàng TCMN chính của TTXKPB

Đơn vị: 1000$

Thị trường

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KNXK (1000$

)

Tỷ trọng

(%)

KNXK (1000$

)

Tỷ trọng

(%)

KNXK (1000$

)

Tỷ trọng

(%)

KNXK (1000$

)

Tỷ trọng

(%)

EU 465,95 27.7

6 493,36 25.0

2 334,83 16.8

0 361,28 15.6 5 Nhật Bản 139,10 8.29 39,39 1.20 68,20 3.42 110,83 4.80

Mỹ 526,30 31.3

6 781,92 39.6

5 759,96 38.1

2 787,44 34.1 2 Nga 100,14 5.97 179,65 9.11 432,24 21.6

8 678,96 29.4 2

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

3 3 8 0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thị trường của phòng Kế hoạch phát triển, TCT Thương mại Hà nội, các năm 2007, 2008, 2009, 2010.

Thị trường EU: Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người thuộc vào loại cao nhất thế giới vì thế tiêu chuẩn về hàng hoá của thị trường này rất cao. Đây là thị trường đa dạng cho nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gia dụng.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường truyền thống của Trung tâm, có nhu cầu về các mặt hàng mây tre, gỗ, thị trường này đòi hỏi các sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ cao, thường chỉ đặt những đơn hàng nhỏ nên trị giá kim ngạch không cao. Hiện Trung tâm đang có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này bằng các sản phẩm có tính thẩm mỹ và chất lượng cao.

Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn đầy hứa hẹn, tuy điều kiện văn hoá có nhiều nét khác Việt Nam, nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm khá được ưa chuộng tại thị trường này, Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này khá lớn, năm 2008 là gần 40%, nhưng bước sang năm 2009, kim ngạch bị giảm sút do một số khách lớn đã tìm được nguồn hàng cạnh tranh hơn từ Trung Quốc, khiến cho lượng đặt hàng giảm, kim ngạch chỉ còn gần 35% trị giá kim ngạch xuất khẩu. Với việc gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, những chính sách ưu đãi của Chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam đã mang lại một triển vọng lớn cho Trung tâm tại thị trường này. Các sản phẩm của Trung tâm được thị trường này rất ưa chuộng như gỗm sứ mỹ nghệ, mây tre lá. Tuy nhiên, để đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Trung Quốc, Malaysia…), Trung tâm cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và giao hàng đúng hẹn.

Thị trường Nga: Đây là thị trường truyền thống của Trung tâm, hiện nay

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

khẩu các sản phẩm tới thị trường này rất lớn, không chỉ riêng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng dần theo các năm, nếu như năm 2005, trị gía kim ngạch đạt 5.97% thì đến năm 2009 tăng 29.42 %.

Một đặc điểm của thị trường này là không yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã đơn giản nhưng đẹp là có thể xuất khẩu được. Do vậy, trung tâm đang có chiến lược khai thác thị trường bằng những sản phẩm có mẫu mã mới, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp và linh hoạt. Bên cạnh đó, Trung tâm đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác thị trường Nga thông qua văn phòng đại diện của Tcty TMHN tại thủ đô Matxcova, nên năm 2009 trung tâm đã có thêm rất nhiều khách mới và các đơn hàng mới. Trung tâm đang tiếp tục đầu tư hơn nữa cho thị trường này vì đây là 1 thị trường vô cùng tiềm năng, bởi nền kinh tế Nga đang ngày càng lớn mạnh hơn.

Các thị trường khác: như Thái Lan, Hongkong, Úc… Các đơn đặt hàng từ thị trường này không đều và nhỏ lẻ và giảm trong năm 2009. Khó khăn chung đó là do giá sản phẩm tăng cao do giá xăng, dầu tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của TTXKPB. Trong những năm tới Trung tâm, cần quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu, thị hiếu tại những thị trường này, để từ đó có những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Qua các thông tin về thị trường trên đây, có thể thấy Trung tâm xuất khẩu phía Bắc đã và đang tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)