Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng TCMN của TTXKPB

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 28 - 33)

TTXKPB có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước, mối quan hệ này có được nhờ quá trình lịch sử của mình, mối quan hệ này đang được củng cố và phát triển.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

TTXKPB thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, cũng như quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. Đối với các cơ sở sản xuất thành viên của TCT, Trung tâm có những chính sách ưu tiên đơn hàng, hỗ trợ tiền làm khuôn, mẫu cho các sản phẩm.

Đối với các cơ sở sản xuất coi là bạn hàng, Trung tâm có mối quan hệ cực kỳ gắn bó với một người đứng đầu tại cơ sở, mà ta có thể gọi là các thầu cơ sở, người này chuyên tập trung gom hàng của các hộ gia đình và bán cho TTXKPB chứ không phải một công ty nào khác. Mối quan hệ này có lợi cho tất cả các bên, từ đó đảm bảo cho Trung tâm có khả năng tạo và duy trì nguồn hàng ổn định, kịp thời phục vụ xuất khẩu.

Về kinh nghiệm: Đặc thù hàng TCMN là loại hàng có tính mỹ thuật cao, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và sản phẩm phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và trình độ tay nghề của người thợ nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Trung tâm khoảng 2-2.5 triệu USD, chứng tỏ được rằng hàng TCMN của Trung tâm rất được bạn hàng thể giới tin cây và tin dùng. Điều này cho thấy rằng mức độ am hiểu kinh doanh, am hiểu về thị trường của Trung tâm là rất tốt.

2. Điểm yếu và những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của TTXKPB

Bên cạnh những cơ hội, TTXKPB đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Tình hình kinh tế xã hội của thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như: hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố năm 2004, 2005, 2006; dịch lợn tai xanh năm 2007,2008; suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng xấu tới giá cả hàng hoá nhất là hàng hoá thực phẩm, từ đó kéo theo sự tụt giá của các mặt hàng TCMN. Theo đó, các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ khác cũng tăng, khiến chỉ số tiêu dùng tăng, đã ảnh hưởng đến giá đầu vào của các sản phẩm xuất khẩu hàng mây tre của TTXKPB. Cạnh tranh gay gắt về

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

thị trường tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu (mây tre, gốm) của Trung tâm đang và sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu các mặt hàng tương tự như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Điều đó đã tạo sức ép cạnh tranh lớn, đe doạ sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phân phối và sản xuất của Việt nam trong đó có TTXKPB.

Trung tâm mới thành lập từ cuối năm 2004 do vậy chưa tạo lập được nhiều mạng lưới phân phối tốt trên các thị trường tiềm năng nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật bản. Việc thiết lập các cửa hàng đại lý và văn phòng đại diện của Trung tâm còn rất hạn chế. Trung tâm chủ yếu xuất khẩu thông qua các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Các đối tác này có được thông qua các kênh xúc tiến thương mại (hội chợ quốc tế, thương vụ giới thiệu) . Điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường của Trung tâm.

Tiếp đó, các sản phẩm TCMN Việt nam nhìn chung tại thị trường EU còn non kém về chất lượng, mẫu mã hàng hoá, khó chịu được thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm và đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng (các tiêu chuẩn về độ an toàn thực phẩm).

Doanh nghiệp Việt nam khi xuất khẩu vào EU bị mất hẳn lợi thế cạnh tranh về giá cả, điều này xuất phát do hàng hoá bị đóng gói cồng kềnh và phải chịu một mức phí vận tải khá lớn, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

Như vậy, giải pháp cho việc xuất khẩu vào thị trường EU bên cạnh những nét tương đồng với thị trường Mỹ còn có những điểm khác biệt cơ bản. Khác với người Mỹ, người dân châu Âu lại chuộng đồ nội thất mang tính dân tộc nhiều hơn. Do vây, việc đầu tư tập trung thiết kế các mẫu hoạ tiết là quan trọng nhất.

Trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Châu Âu chú ý rất nhiều đến các sản phẩm TCMN của Việt nam và đây chính là thời cơ để các doanh nghiệp Việt nam nắm bắt cơ hội. Vấn đề là ở chỗ, để có thể tồn tại được tại thị trường

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

EU đòi hỏi doanh nghiệp VN phải nắm rõ và chấp nhận tham gia luật chơi rất khắc nghiệt của thị trường này.

Sản phẩm TCMN Việt nam vốn được đánh giá là có đẳng cấp trên thị trường thế giới, nhưng trước sức ép cạnh tranh ngày một lớn, doanh nghiệp Việt nam không thể ngồi chờ và cầu may từ những cơ hội vàng, ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TTXKPB, cũng như TCT thương mại Hà Nội nói riêng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác nghiên cứu thị trường để có thể tìm cách đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thương mại thế giới.

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Chưa đẩy mạnh các hoạt động đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các kho bảo quản và dự trữ. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư còn chậm.

- Mẫu mã các mặt TCMN còn theo vết mòn, chưa sáng tạo, mẫu mã ít thay đổi, việc khai thác tìm hiểu thông tin về mẫu mã mới trên mạng còn ít.

- Đội ngũ cán bộ đang còn hạn chế trong một số khâu, đặc biệt là khả năng nắm bắt thị trường và nguồn hàng của các cán bộ thu mua còn chậm.

- Việc đánh giá và kiểm tra chất lượng hàng còn phụ thuộc chủ yếu vào trực quan và kinh nghiệm của cá nhân nên còn thiếu chính xác, dẫn đến một số đơn hàng bị khách hàng khiếu nại, phải đền bù, làm hàng bù hoặc trả lại tiền cho khách.

- Hoạt động Marketing vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, chưa ứng dụng chặt chẽ thương mại điện tử, chưa tận dụng được tối ưu các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Website hàng TCMN của TTXKPB còn nghèo nàn về nội dung, sản phẩm trưng bày trên web chưa đẹp, thiếu phong phú về mẫu mã, kiểu dáng...Chính vì nguyên nhân như vậy đã làm hạn chế khả năng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của TTXKPB hay nói cách khác, chính là sản phẩm mang thương hiệu Hapro của TTXKPB thuộc TCT Thương Mại Hà Nội.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

4. Những thách thức

Bên cạnh những cơ hội, trung tâm xuất khẩu phía Bắc đang phải đối mặt với những thách thức. Tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như hạn hạn, lũ lụt, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng xấu đến giá cả hàng hóa nhất là hàng hóa thực phẩm, từ đó kéo theo sự tụt giá của các mặt hàng TCMN. Theo đó các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ khác cũng tăng khiến chỉ số tiêu dùng tăng, đã ảnh hưởng đến giá đầu vào của các sản phẩm TCMN xuất khẩu của TTXK phía bắc.

Cạnh trang gay gắt về thị trường tiêu thụ, giá cả và chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế. Các tập đoàn nước ngoài giỏi về quản lý và tiếp thị, mạnh về tài chính và thương hiệu, rất giầu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như: Parkson, Walmart – BigC, Cash & Cary Viêt Nam – Metro...đang ồ ạt vào Việt Nam, điều đó đã tạo sức ép cạnh tranh lớn, đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phân phối và sản xuất của Việt Nam trong đó có trung tâm xuất khẩu phía Bắc.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, nhiều mặt hàng của trung tâm như mây tre, gốm sứ...đang và sẽ chịu sự cạnh trang gay gắt của các nước xuất khẩu tương tự các mặt hàng như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia...

Tóm lại: Nhìn chung trong các mặt hàng xuất khẩu của TTXKPB, hàng TCMN chiếm một phần kim ngạch đáng kể. Tuy vậy, nó vẫn chưa tương xứng với tầm vóc của Trung tâm, bởi vì còn rất nhiều mặt hàng TCMN có giá trị kinh tế cao mà công ty chưa khai khác như mặt hàng thêu ren, gỗ, sắt mỹ nghệ, sơn mài. Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu TCMN sang một số thị trường còn rất thấp, chưa đi sâu vào thị trường tiềm năng như: Mỹ, Úc, Châu Á.…

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của trung tâm xuất khẩu phía bắc thuộc tổng công ty thương mại hà nội – hapro (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)