CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.3 Các công cụ của CSTT
1.3.5 Kiểm soát lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Ví dụ, một công ty nhỏ vay vốn từ một ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp của mình, và ngược lại người cho vay nhận được tiền lãi theo lãi
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
suất quy định cho việc trì hoãn sử dụng các khoản tiền và thay vào đó bằng việc cho vay nó cho người vay. Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm.
– Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
– Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.
– Nhược điểm: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh.
Mỗi một công cụ của Chính sách tiền tệ lại có nhưng cách thức tác động, ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy người quản lý cần phải dựa vào thực trạng của nền kinh tế để sử dụng công cụ hợp lý, đạt được mong muốn.
Vai trò và tác động của lãi suất trong nền kinh tế thị trường Việt Nam:
- Đối với sự phân bổ các nguồn lực thì lãi suất là một loại giá cả, nó có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội và là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản nào đó..
- Với các hoạt động đầu tư do chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố thu nhập, cho phí kinh doanh..Nên khi lãi suất cao, thì sẽ có ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay, do vậy chi tiêu cho đầu tư giảm, ngược lại khi lãi suất thấp các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn, chi tiêu đầu tư sẽ tăng.
- Lãi suất lạm phát: Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lượng tiền cung ứng sẽ giảm vì lạm phát được kiềm chế. Nhờ vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát.
Khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ( thị trường mở, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng ) đều có tác động mạnh đến lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là lãi suất chiết khấu của ngân hàng thương mại. Khi các công cụ trên đây hoạt động chưa có hiệu quả, thì ngân hàng trung ương có thể trực tiếp quy định khung lãi suất hoặc trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Để tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, ngân hàng trung ương thường quy định mức lãi suất “sàn” tối đa cho tiền gửi và lãi suất “trần” tối thiểu cho tiền vay. Nếu nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương thường quy định ngược lại: mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay. Ngân hàng trung ương muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả
Tuy nhiên, kiểm soát lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình hoạt động của nó. Hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đã và đang chuyển sang quá trình tự do hóa lãi suất ngân hàng.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
CHƯƠNG 2