Đánh giá quá trình thực hiện các công cụ CSTT giai đoạn 2012-2017

Một phần của tài liệu Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2012 2017 (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CSTT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2017

2.3 Đánh giá quá trình thực hiện các công cụ CSTT giai đoạn 2012-2017

*Góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ: Có thể nói đây là thành tựu đáng được ghi nhận ở Việt Nam, bằng các công cụ điều tiết, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm và đó được xem như một bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế làm phát, ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, làm cho giá cả ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.

Về sức mua đối ngoại của đồng tiền, cơ chế điều hành tỉ giá từng bước được điều chỉnh phối hợp cùng với các công cụ của CSTT đã dần phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Xuất khẩu % 24 12 39 28 38 24 4

Nhập khẩu % 9 53 48 24 54 -7 11

Biểu 6: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Góp phần tăng trưởng kinh tế:Việc ổn định giá trị VND đã tạo lòng tin của nhân dân vào đồng bản tệ, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút được nguồn vốn đáng kể từ trong và ngoài nước. Đặc biệt việc điều chỉnh các công cụ CSTT: lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc... của NHNN ở các giai đoạn cụ thể đã có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả trong nền kinh tế của các TCTD. Cũng từ đó mà góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục qua các năm.

Từ các kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các công cụ điều tiết của CSTT ở Việt Nam đã góp phần đạt được hai mục đích thường mâu thuẫn nhau đó là: Vừa đẩy lùi lạm phát vừa tăng trưởng kinh tế. Có được kết qủa này còn phải kể đến vai

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

trò của nhiều CSKT vĩ mô khác nữa và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam đó là chúng ta chưa đạt được mức năng suất biên của sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế.

* Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ của CSTT cũng góp phần gián tiếp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm. Năm 1999 cả nước giải quyết được việc làm cho 1,2 triệu lao động và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn (năm 2000,tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 11%).

2.3.2 Những mặt hạn chế

Trong những năm qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm soát và điều hành toàn bộ quá trình cung ứng tiền (phương pháp dự đoán không phù hợp, phương thức điều hành MS không linh hoạt cùng với các biến đổi kinh tế, mới chỉ quan tâm đến khối lượng tiền phát hành hàng năm cho 2 mục tiêu (cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế thông qua cho vay chiết khấu các NHTM và mua ngoại tệ, chưa đánh giá đúng khả năng tạo tiền của các NHTM).

Từ đó dẫn đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết sự tăng, giảm khối lượng tiền trong nền kinh tế của NHNN thời gian qua cũng bị hạn chế ở nhiều mặt.

Nhóm các công cụ trực tiếp: Được sử dụng chủ yếu trong việc điều tiết cung tiền thời gian qua, những công cụ này chỉ phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế trong giai đoạn đầu nhưng trong tương lai sẽ không còn phù hợp nữa (rõ nhất là công cụ hạn mức tín dụng đã bị loại bỏ từ quý II/98).

Lãi suất là công cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong điều hành CSTT ở Việt Nam vừa qua. Tuy nhiên, cũng như tình trạng ở các nứơc đang phát triển khác, ở Việt Nam lãi suất không nhạy cảm lắm với đầu tư. Điều này được thể hiện rõ rệt trong hai năm (1998, 1999) khi trần lãi suất cho vay giảm liên tục nhưng đầu tư vẫn chưa tăng mạnh, giá cả và sản lượng không những không tăng mà còn tiếp tục giảm (tuy điều này còn liên quan đến các yếu tố thực của nền kinh tế chứ không hoàn toàn xuất phát từ yếu tố tiền tệ danh nghĩa). .

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Việc NHNN luôn tiếp điều chỉnh lãi suất trong một khoảng thời gian ngắn (từ 1/6/99-4/9/99) đã 3 lần giảm lãi suất cho vay )đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.Vì lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm (liên tục) trong khi đó lãi suất nhận gửi ở thời kì trước vẫn giữ nguyên từ đó xuất hiện khả năng tiềm tàng về rủi ro lãi suất bất khả kháng.Việc điều chỉnh theo xu hướng giảm trong thời gian qua ít có tác dụng tích cực đến việc tăng cường huy động 28 vốn trong và dài hạn. Việc các NHTM tự quy định lãi suất tiền gửi thanh toán trong khung trần lãi suất cho vay tối đa đã dẫn tới các NHTM tranh giành khách hàng bằng việc tăng lãi suất tiền gửi thanh toán lên khá cao, khiến cho tổng số vốn huy động của toàn ngành NH không tăng mà chỉ chuyển từ NH này sang NH khác, gây bất ổn định trong kinh doanh. .

Các NHTMQD đang còn phải bao cấp qua lãi suất cho vay theo chỉ đạo của NHNN, nếu điều này kéo dài sẽ triệt tiêu tính kinh doanh của các NHTM. .

Việc điều chỉnh lãi suất của NHNN nhiều khi còn chậm so với thị trường vì thế nó có tác dụng khẳng định hơn là hướng dẫn diễn biến thực tế. Mặt khác cơ sở để NHNN điều chỉnh lãi suất còn nặng về quan điểm trường phái trọng tiền ( căn cứ vào sự thay đổi của chỉ số giá cả thị trường là chủ yếu, sự ảnh hưởng của thị trường vốn còn hạn chế) .

Hơn nữa, trong nền KTTT về mặt nguyên tắc thì lãi suất phải được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Việc kiểm soát lãi suất của NHNN hiện nay chính là một kiểu can thiệp giá của nhà nước. Nếu cứ như vậy sẽ là không phù hợp trong tương lai khi hệ thống thị trường ở Việt Nam phát triển hoàn thiện hơn.

Công cụ dự trữ bắt buộc :Trong nhiều năm liền (kể từ khi có pháp lệnh NH T5/1990 ) chúng ta duy trì một cách cứng nhắc tỉ lệ DTBB 10%, điều này chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu nhưng sau đó khi đồng tiền Việt Nam đi vào ổn định thì đó là tỉ lệ không hợp lý, thiếu linh hoạt song NHNN trong thời gian đó vẫn không có quyền thay đổi vì để sửa đổi pháp lệnh phải có thời gian.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Kể từ khi luật NHNN được thực hiện, tỉ lệ DTBB tuy có được điều chỉnh giảm đi (0-20%) và linh hoạt hơn nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá thì nó vẫn ở mức cao.

Việc thực hiện các quy định về DTBB của các TCTD chưa nghiêm, tiềm ẩn các nguy cơ khủng hoảng khả năng thanh toán. Mặt khác đối tượng phải áp dụng quy chế DTBB còn chưa đầy đủ, các đối tượng áp dụng thì mức độ tỉ lệ DTBB còn khác nhau- có nhiều yếu tố khộng hợp lý. Như vậy NHNN vẫn chưa thực sự tạo ra được một “sân chơi bình đẳng”đối với các TCTD.

Trong điều kiện thực tế Việt Nam, tác dụng của công cụ nay còn hạn chế, chưa biểu hiện rõ nét, thời gian gần đây cùng với lãi suất thị trường, lãi suất tái cấp vốn, chúng ta đã liên tục hạ thấp tỉ lệ DTBB tuy nhiên vẫn chưa thúc đẩy nền kinh tế phát triển rõ rệt, kết quả biểu hiện còn khá khiêm tốn. Thực tế đó chứng tỏ ở Việt Nam hiện nay chưa có một cơ chế đầy đủ để CSTTC (cụ thể là các công cụ của CSTT) phát huy tác dụng, mối liên hệ - tác động của nó với các biến số kinh tế vĩ mô còn rất hạn chế.

Công cụ cho vay tái chiết khấu: Chúng ta còn thiếu tiền đề quan trọng để thực hiện nghiệp vụ này đó là việc sử dụng thương phiếu chưa phát triển phổ biến trong các giao dịch thương mại; công cụ mà NHNN thực hiện nghiệp vụ này là các tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN. Theo lý thuyết, lương tiền phát hành vào lưu thông qua con đường tái chiết khấu sẽ là phù hợp hơn nếu nó được dựa trên các thương phiếu(vì lượng tiền đó được bảo đảm bằng sự gia tăng khối lượng hàng hoá của nền kinh tế) . .

Việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các NHTM hiện nay phải chăng là quá dễ dãi theo nguyên lí phát hành tiền. Nó có thể đáp ứng nhu cầu trước mắt của các NHTM nhưng nó cũng dễ phát sinh các tiêu cực trong qúa trình thực hiện , chưa kích thích sự năng động của các NHTM . Như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, gây bất ổn đối với giá trị đồng tiền quốc gia. .

Trong việc điều chỉnh chính sách chiết khấu dường như chúng ta chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “cửa sổ chiết khấu” của NHTW

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đối với các NHTM (vì quy mô cung ứng cho vay chiết khấu của NHNN đối với các NHTM cũng phải căn cứ vào thực lực của chính các NH đó).

Mặt khác việc áp dụng lãi suất chiết khấu nhiều khi còn mang nặng tính bao cấp ( ưu tiên NHTMQD) do vậy vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với mọi TCTD của NHNN chưa thực sự thể hiện rõ nét.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Về cơ bản thì đây chưa thực sự trở thành một công cụ điều tiết linh hoạt, chủ yếu của NHNN ở Việt Nam mặc dù theo lý thuyết vai trò của nó là rất to lớn.

- Vấn đề nêu trên có thể biểu hiện ở các khía cạnh sau: .

Quá trình tạo “hàng hoá” còn chậm chạp, việc tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NHNN của NHNN còn mang nặng tính hành chính, các chủ thể tham gia không nhiều chủ yếu là các NHTM quốc doanh, Công ty Bảo hiểm với mục đích đơn giản là giải quyết nguồn vốn khả dụng dư thừa của họ. .

Việc mua bán lại tín phiếu còn chưa phổ biến đối với công chúng khiến cho lượng tín phiếu mà các TCTD sau khi mua được hầu như lại nằm im trong két của họ điều đó cũng làm giảm ý nghĩa và sự sôi động của thị trường sơ cấp. .

Trên thị trường mở ,khối lượng giao dịch còn thấp , số thành viên tham gia chưa nhiều nên tác độngcủa thị trường mở đến lượng vốn khả dụng của các NHTM còn rất hạn chế.

Như vậy,từ các tồn tại trên đòi hỏi phải có những định hướng cơ bản và các giải pháp cụ thể để có thể sử dụng các công cụ của CSTT một cách có hiệu quả ở

Việt Nam. Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2012 2017 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)