Các công cụ của chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn 2016 2017 (Trang 20 - 24)

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2. Chế độ tỷ giá và chính sách tỷ giá

2.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá

Chính phủ và NHTW áp dụng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân, có 2 nhóm công cụ chính bao gồm:

2.3.1. Nhóm công cụ trực tiếp.

a, Mua bán ngoại hối trên thị trường.

- Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bán ngoại tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để đạt hiệu quả tối ưu thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn.

- Trong lưu thông, khi mà ngoại tệ bị thừa ảnh hưởng đến đồng VND bị định giá cao làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu thì NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào, đẩy VND ra nhằm ổn định tỷ giá.

b, Biện pháp kết hối.

- Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một kỳ hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối.

- Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.

- Mục đích chính là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng lượng cầu cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.

- Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ... đều nhằm giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, biện pháp này có tính chất hành chính không phù hợp với xu thế tự do hóa và thương mại hóa nền kinh tế.

c, Phá giá tiền tệ.

- Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá tiền tệ là việc chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh tăng so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì. Tỷ giá tăng làm đồng nội tệ giảm giá, nên gọi là phá giá.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

-Nguyên nhân Chính phủ phá giá đồng nội tệ:

 Thứ nhất, phá giá chủ động: Do giá cả hàng hóa và tiền lương là cứng (ít co giãn trong ngắn hạn), nên khi điều chỉnh tỷ giá tăng đột ngột, tức phá giá tiền tệ làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng xuất khẩu; ngược lại, phá tiền tệ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm giảm nhập khẩu, kết quả là cán cân thương mại được cải thiện, tạo công ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nước và tăng dự trữ quốc gia.

 Thứ hai, phá giá bị động: Trong trường hợp đồng nội tệ được định giá quá cao, làm mất cân đối cung tiền trên thị trường ngoại hối (cung ít, cầu nhiều), NHTW can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Để cung cầu cân bằng và dự trữ ngoại hối không giảm nữa, chính phủ buộc phải phá giá tiền tệ. Phá giá bị động thường xảy ra khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.

d, Nâng giá tiền tệ.

- Trong chế độ tỷ giá cố định, nâng giá tiền tệ là việc chính phủ tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Biểu hiện của nâng giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh giảm so với mức mà chính phủ cam kết duy trì.

- Nguyên nhân một quốc gia nâng giá đồng nội tệ:

 Áp lực từ các nước đối tác thương mại có cán cân thương mại thâm hụt.

 Nhằm tránh phải tiếp nhận những đồng ngoại tệ bị mất giá chạy vào nước mình.

 Nhằm hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng do sau khi nâng giá tiền tệ làm giảm xuất khẩu, giảm đầu tư trong nước.

 Để xây dựng sự ảnh hưởng của nước mình ra bên ngoài (tăng cường đầu tư và xuất khẩu vốn ra nước ngoài).

2.3.2. Nhóm công cụ gián tiếp.

a, Lãi suất tái chiết khấu.

- Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá là một phương pháp được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế.

- Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn hay bất thường. Lãi suất tái chiết khấu

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

(LSTCK) là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.

- Cơ chế tác động: Dựa trên cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức LSTCK sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng. Khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều nguồn vốn ngoại tệ chạy vào trong nước. Chính điều này sẽ làm cung ngoại tệ tăng, trong khi đó cầu ngoại tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm LSTCK làm mặt bằng chung lãi suất trên thị trường giảm. Điều này làm cho các nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường trong nước sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngoài. Dẫn đến tình trạng rút luồng vốn ngoại tệ từ nước này đầu tư sang nước khác, làm cho cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá tăng lên.

- Lãi suất và tỷ giá là 2 công cụ hữu hiệu của CSTT do vậy trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý đồng bộ và phù hợp với thực trạng nền kinh tế ứng với từng thời kì cụ thể.

- Tuy nhiên cách dùng lãi suất để điều chỉnh tỷ giá vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Bởi lẽ, lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp chứ không phải mối quan hệ nhân quả.

b, Thuế quan.

- Là một trong những công cụ phổ biến nhất mà chính phủ sử dụng để hạn chế hay kích thích xuất nhập khẩu, loại thuế này buộc nhà nhập khẩu phải nộp một tỷ lệ nhất định theo giá trị hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế. Nên giá của hàng nhập khẩu cao hơn giá của hàng trong nước. Điều này làm tăng cầu hàng nội và dẫn tới tăng giá của đồng nội tệ và lâu dài làm giảm tỷ giá đẩy giá đồng nội tệ lên cao.

- Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm nội tệ lên giá, làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó kéo tỷ giá đi xuống dần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối đoái. Khi thuế quan thấp có tác dụng ngược lại. Vì vậy, không nên áp đặt một mức thuế quan quá cao sẽ dẫn tới khả năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cao cũng gây ra tệ nạn buôn lậu, thuế tăng cao buôn

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế.

- Đối với những nước có nền sản xuất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách bảo hộ trước sự tấn công của hàng hóa các nước khác.

c, Hạn ngạch.

- Hạn ngạch (hạn chế số lượng) là quy định của một số nước về số lượng cao nhất của một loại mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép.

- Hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó tác động lên tỷ giá tương tự thuế quan. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.

- Hiện nay các nước ít sử dụng hạn ngạch mà sử dụng thuế quan thay thế hạn ngạch và đây cũng là quy định gia nhập WTO.

- Hạn ngạch nhập khẩu:

 Đưa đến số lượng hạn chế của nhập khẩu, gây ra ảnh hưởng đến giá cả nội địa của hàng hóa.

 Có tác động tương đối giống thuế nhập khẩu.

 Dẫn đến sự lãng phí nguồn lực xã hội.

 Không đem lại thu nhập cho chính phủ nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho người xin được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ.

- Tác động của hạn ngạch:

 Giá cả của hàng hóa nội địa sẽ tăng lên.

 Lãng phí nguồn lực xã hội.

 Có sự phân phối lại thu nhập. Chính phủ không nhận được khoản thu về thuế (trừ hạn ngạch thuế quan).

d, Giá cả.

- Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu và nội tệ giảm giá.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Trợ cấp chia làm 2 loại: trực tiếp bổ trợ tức là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu và gián tiếp bổ trợ tức là ưu đãi về tài chính về một số mặt hàng cho nhà xuất khẩu như ưu đãi về thuế trong nước, thuế nhập khẩu...

- Khi mức giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước tăng so với mức giá cả hàng hóa dịch vụ nước ngoài, các hãng sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng và ngành sản xuất cả nước nói chung có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng. Do đó xuất khẩu giảm, cung ngoại tệ giảm, đồng thời cầu về ngoại tệ tăng.

e, Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.

- Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động được của các NHTM, chi phí huy động ngoại tệ tăng cao NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗ khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ, tăng cung ngoại tệ trên thị trường và tỷ giá giảm.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn 2016 2017 (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)