Thực trạng biến động tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2017

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn 2016 2017 (Trang 27 - 30)

II. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2017

1.2. Thực trạng biến động tỷ giá và điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2017

Biểu đồ 2: Tỷ giá VND/USD năm 2017.

Điều hành tỷ giá năm 2017 về cơ bản ổn định, NHNN tiếp tục duy trì tỷ giá VND/USD trong một biên độ hẹp, cho phép tỷ giá trung tâm mất giá 1,4% trong 10 đến 11 tháng đầu năm. Cách làm đó giúp duy trì tỷ giá thực đa phương (REER) ở mức cao đối với đồng nội tệ và tạo điều kiện tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối. Mặc dù có xu hướng tăng mạnh ở đầu năm từ tháng 2 đến giữa tháng 4/2017, nhưng đến hết năm, VND/USD chỉ dao động với biên độ khoảng 1,5%-1,7% so với mức tăng đầu năm, tính theo tỷ giá trung tâm. Kết thúc 2017, tỷ giá VND/USD đã có diễn biến khá ổn định khi gần như chỉ đi ngang trong 2 quý cuối năm, theo đó 1 USD = 22.745 VND. Theo Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), có 3 nguyên nhân chính làm nên điều này:

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

 Thứ nhất, đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% so với đầu năm) bất chấp FED tăng lãi suất nhiều lần do tác động của chính sách chống thâm hụt thương mại của tổng thống Trump.

 Thứ hai, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn (khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND. Huy động ngoại tệ tăng thấp, trong khi NHNN mua được khoảng 7 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng. Do vậy, có thể một lượng lớn ngoại tệ đã được tổ chức kinh tế và cá nhân bán và chuyển sang VND.

 Thứ ba, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư nhờ: Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu; cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12 tỷ USD, cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016) và khoản mục lỗi, sai sót giảm.

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ tháng 12/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ông Lê Minh Hưng cho biết, tới thời điểm này tổng dự trữ ngoại hối Nhà nước đã xấp xỉ 52 tỷ USD. Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết, năm 2017 cơ quan này đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Dự trữ ngoại hối tăng cao góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước ổn định tỷ giá và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của Bloomberg, đồng Việt Nam là một trong ba đồng nội tệ thuộc quốc gia ổn định nhất khu vực Châu Á. Thanh khoản thị trường ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Hệ thống các tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ tổ chức, cá nhân với khối lượng lớn, từ đó có điều kiện bán lại cho NHNN để bổ sung.

Như vậy, tỷ giá Việt Nam năm 2017 gần như không có những cú giật cục như những năm trước, trừ tác động theo “mùa vụ” chu kỳ cuối năm và tác động của đồng bạc xanh đi theo bầu cử Tổng thống Mỹ. Điều này cũng phản ánh sự ổn định và tích cực về tăng trưởng, chính sách tiền tệ của kinh tế Việt Nam trong năm. Bức tranh tỷ giá và thị trường ngoại hối năm 2017 là tích cực, tâm lý và kỳ vọng của thị trường ngoại hối được kiềm chế nhiều so với năm 2016 và năm 2015, nhờ cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt, tỷ giá trung tâm được công bố hằng ngày, có tăng có giảm, nên hạn chế xu hướng găm giữ ngoại tệ. Cũng trong năm 2017, thực hiện chủ trương thoái vốn tại các doanh nghiệp và tập đoàn lớn nên nguồn ngoại tệ tương đối dồi dào.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2, Đánh giá hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của NHNN.

a, Thành tựu.

- Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam, góp phần hạn chế tác động tăng chỉ số giá.

- Giá cả ngoại tệ từng bước được gắn với cung cầu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Chuyển biến tích cực về mặt chính sách theo hướng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt.

- Sử dụng nhiều rổ tiền tệ làm nền tảng điều hành chính sách.

b, Khó khăn.

- Cung và cầu ngoại tệ chưa thể hiện đúng tình hình thị trường ngoại hối trong nước.

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, tình trạng “chợ đen” ngoại tệ phổ biến.

- Vẫn tồn tại hiện tượng “đôla hóa”.

- Quy định quản lý còn nhiều bất cập, chế tài xử lý chưa nghiêm khắc.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn 2016 2017 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)