CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM LINH KIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử của Công
4.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống, làm cơ sở cho các quyết định và kế hoạch mở rộng thị trường của công ty. Công ty cần tìm hiểu và nắm rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến kinh doanh như: môi trường kinh tế (quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng,...), môi trường chính trị - pháp luật; môi trường văn hóa – xã hội (nhu cầu thị trường, văn hóa tập quán tiêu dùng,...). Bên cạnh đó cũng cần nắm bắt rõ các thông tin thị trường như: nhu cầu các loại mặt hàng ở từng thời điểm, từng khu vực thị trường; những yếu tố liên quan đến nhu cầu của khách hàng như giá cả, chất lượng,...; đối thủ cạnh tranh ở thị trường mục tiêu mà công ty đang hướng tới. Qua đó nắm bắt rõ môi trường kinh doanh và thị trường để xem xét, so sánh, đánh giá và đƣa ra những kết luận liên quan đến quyết định thúc đẩy xuất khẩu, ƣu nhƣợc của công ty khi vào thị trường đó, lợi thế cạnh tranh của mình là gì,... từ đó lập lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Để đạt hiệu quả trong công tác nghiên cứu thị trường, công ty cần đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu thị trường về vốn, nguồn nhân lực, thời gian. Công ty cần tuyển thêm nhân viên mới có khả năng làm việc tốt và hiểu biết nhiều về thị trường EU; hàng năm tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế để đánh giá kỹ hơn về thị trường. Cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; thường xuyên cập nhập thông tin liên quan đến các FTA, hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam – EU (điển hình ở thời điểm này là hiệp định EVFTA); công ty cần thu thập các thông tin từ các nguồn tin chính thống nhƣ: các công ty tƣ vấn luật, phòng thương mại, các ngân hàng Việt Nam và EU,... Mặt khác công ty cần đầu tư lập bộ phận marketing gồm những người năng động, nhiệt tình có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao.
4.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm sang thị trường EU
Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm linh kiện ra thị trường EU, công ty cần thay đổi phương pháp tiếp cận khách hàng theo kiểu cũ. Như trước đây thì khách hàng sẽ tự tìm đến công ty khi có nhu cầu, vậy để khắc phục tình trạng này, công ty cần đổi mới phương pháp tiếp cận, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm sang thị trường EU:
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các cuộc tổ chức đấu thầu trong và ngoài nước; đây là cơ hội để các nhà máy, công ty giới thiệu sản phẩm cho
khách hàng, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu, trao đổi thông tin, tìm đối tác hợp tác kinh doanh, là cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ trong kinh doanh.
- Xúc tiến mở rộng các văn phòng đại diện ở thị trường các nước thuộc khối EU nhằm tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn, tạo đƣợc niềm tin và uy tín nơi khách hàng; bên cạnh đó còn thu thập được thông tin của các nước sở tại.
- Nâng cấp trang web của công ty, có hỗ trợ các phiên bản tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng anh cho người sử dụng. Đưa tên tuổi công ty cũng như những sản phẩm cơ khí của công ty lên các kênh truyền hình, báo đài,...
- Tham gia tài trợ và ủng hộ các chương trình từ thiện, xã hội, các hoạt động thể thao nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của công ty đến khách hàng.
4.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Nâng cao chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng duy trì hoạt động xuất khẩu của công ty. Vì vậy công ty nên tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm phù hợp với yêu cầu theo Hiệp định EVFTA để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
Với nguồn nguyên liệu: phải tiến hành thường xuyên việc nghiên cứu ,thẩm định hoặc tìm nhà cung ứng nguyên liệu tốt hơn để giảm đƣợc chi phí trong sản xuất với nguồn nguyên liệu này. Đa dạng hóa các nguồn nguyện liệu để không bị phụ thuộc cũng là một trong những biện pháp để đa dạng hóa các loại sản phẩm.
Về máy móc công nghệ: để sử dụng có hiệu quả cao nhất công suất máy móc, công ty nên đầu tƣ đổi mới máy móc, công nghệ trang thiết bị có tính trọng điểm.
Những thiết bị quan trọng then chốt thì cần những trang thiết bị mới và hiện đại.
Những thiết bị khác nếu còn sử dụng đƣợc thì tiếp tục khai thác hoặc đầu tƣ nghiên cứu, sửa chữa đạt yêu cầu, không lãng phí. Có đƣợc trang thiết bị hiện đại chất lƣợng, mẫu mã các sản phẩm sẽ tăng lên giảm bớt đƣợc chi phí trong sản xuất. Nhƣ vậy, giảm đƣợc chi phí về việc sử dụng nguyên liệu, giảm đƣợc chi phí trong sản xuất, qua đó giảm đƣợc giá thành sản phẩm, từ đó giảm đƣợc giá bán sản phẩm.
Ngoài ra công ty cần thực hiện tốt việc kiểm tra quá trình vận chuyển của hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển, giao hàng; Cung cấp các dịch vụ đi kèm với
giá thành hạ nhƣ dịch vụ vận tải, tƣ vấn kỹ thuật, giao hàng đúng thời hạn và tiến độ.
4.2.4. Hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối, không qua trung gian Chủ yếu các hoạt động phân phối của Inorsen Vina là thuộc về các hoạt động phân phối truyền thống. Do đó, Inorsen cần phải tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm và gia tăng nhận diện thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể gia tăng cơ hội phát triển các đối tác khác.
Để có thể hoàn thiện kênh phân phối trên, Công ty cần phải thiết lập các mối quan hệ bền vững trong kênh phân phối, ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp trong nước. Từ đó đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa của Inorsen được đầy đủ. Bên cạnh đó việc tìm kiếm đối tác mới, nhà lắp đặt và nhập khẩu nước ngoài trực tiếp để không qua trung gian cũng sẽ là một cách để Inorsen có thể tối đa hóa lợi nhuân và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác.
4.2.5. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất Thị trường EU luôn luôn đòi hỏi những quy trình công nghệ tiên tiến nhất trong quy trình sản xuất hàng hóa của các công ty đối tác. Chính vì vậy, để vƣợt qua đƣợc rào cản kỹ thuật của thị trường này cũng như đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng, sai số kỹ thuật thì việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất là cần thiết. Để có thể làm đƣợc nhƣ vậy, công ty cần tập trung hiện đại hóa tảng thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức quản lý và sản xuất.
Cần phát triển đồng đều các yếu tố như: đầu tư vào nguồn lực con người, chú ý đến các thuộc tính của công nghệ sao cho phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cáo nhất với doanh nghiệp, cần đánh giá đúng tình hình về trình độ công nghệ của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác bảo quản, sử dụng trang thiết bị công, vật tƣ vật liệu tại các đơn vị nhằm giảm tỷ lệ hƣ hỏng, mất mát các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu.
4.2.6. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và trình độ nguồn lao động
Con người luôn là chủ thể trong mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Nguồn nhân lực là yếu tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh lâu dài của công ty. Do đó công ty cần phải tập trung đầu tƣ vào nguồn nhân
lực, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và trình độ nguồn lao động. Công ty TNHH Inorsen Vina cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Công ty cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng được môi trường luôn biến động, có khả năng phản ứng nhanh; tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề, bậc kỹ thuật. Luôn tạo điều kiện, môi trường làm việc năng động, thoải mái để nhân viên có thể phát huy hết năng lực và tài năng của mình. Công ty cần tập trung đào tạo nhân viên của mình ở lĩnh vực nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu; ở lĩnh vực marketing, xúc tiến, quảng bá sản phẩm.
- Công ty cần đƣa ra những chỉ tiêu, yêu cầu thích hợp, cụ thể cho từng đối tƣợng nhân lực đầu vào. Cần lên kế hoạch cụ thể để thu hút nguồn lao động đầu vào có kỹ năng, tay nghề; quy hoạch nguồn nhân lực hợp lý ngay từ đầu tránh việc làm việc không hiệu quả, mất thời gian đào tạo lại nhân viên.
- Tạo sự gắn bó của cán bộ công nhân viên chức với công ty qua những chính sách như sau: đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động; đầu tƣ cho hoạt động đào tạo và đào tạo nâng cao; xây dựng lại thang bảng lương của công ty, quy chế nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn chuyển ngạch lương đối với viên chức quản lý và người lao động, nhằm khuyến khích năng lực làm việc và có thể giữ chân đƣợc các cán bộ công nhân viên lao động.