CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM LINH KIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thì công ty cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra môi trường ngành, chính trị - pháp luật, kinh tế và các chính sách thuận lợi. Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước:
- Hỗ trợ cho các chi phí nhập khẩu đầu vào của sản xuất và áp dụng thuế suất ưu đãi với hàng xuất khẩu hoặc miễn giảm thuế xuất khẩu
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi di chuyển qua cửa khẩu của một quốc gia. Đối với sản phẩm linh kiện điện tử, trên một đơn vị sản phẩm có thể bị đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,...
Nhƣ vậy với một hàng hóa xuất khẩu, bị bị đánh nhiều loại thuế thì giá hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường tiêu
thụ. Để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cơ khí sang EU, Chính phủ Việt Nam cần tạo một mức thuế quan hấp dẫn nhất và có thể miễn thuế cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, cụm thiết bị phục vụ cho sản xuất. Và giảm thuế hoặc miễn thuế đối với hàng cơ khí xuất khẩu. Nhằm giảm giá thành sản xuất của sản phẩm, từ đó tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU.
- Cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường này thì để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài, công ty cần tìm kiếm và nắm bắt thật rõ thông tin thị trường, quy định, hiệp định, hiệp ước, điều lệ quốc tế. Cho nên việc Nhà nước hỗ trợ giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đối tác nước ngoài, về thị trường mục tiêu, về luật pháp của thị trường nước ngoài là rất quan trọng. Có thể nắm rõ được các luật lệ, rào cản thương mại để thuận tiện cho việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU và tránh việc sai phạm hợp đồng dẫn đến bị kiện ra tòa án thương mại quốc tế.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi vốn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí, tuy nhiên việc làm thủ tục để đi vay vốn thì rườm rà, phức tạp, thời gian giải ngân lâu,... dẫn đến rất ít doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn ưu đãi. Từ đó Nhà nước cần cải tổ, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để có chính sách vay hợp lý, mức thuế vốn thấp, hình thức thanh toán linh hoạt; giảm bớt thủ tục, giấy tờ xin vay vốn, đẩy nhanh thời gian giải ngân khi các công ty đã hoàn thiện giấy tờ vay vốn. Có giải pháp vay vốn lưu động cho các doanh nghiệp xuất khẩu và hỗ trợ vốn lưu động cho các dự án mới.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác nước ngoài
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, phát triển các quan hệ quốc tế là rất cần thiết, nó cho phép các doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của mình để phát triển. Đặc biệt là với Việt Nam – một đất nước đang từng bước thực hiện CNH – HĐH đất nước, mở cửa hội nhập. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác nước ngoài, Nhà nước cần:
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với Quốc tế, ký kết nhiều Hiệp định thương mại có lợi với nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp xúc với bạn hàng nước ngoài bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra nước ngoài tham quan, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài tham gia; Nhà nước cần xóa bỏ các thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản nước ngoài để phục vụ cho giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với các quốc gia khác.
- Duy trì chính sách kinh tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Nhà nước cần duy trì ổn định các chính sách kinh tế, tránh gây biến động về môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các điều luật liên quan đến yếu tố nước ngoài giúp hoạt động thúc đẩy xuất khẩu diễn ra thuận lợi hơn; các bộ luật về kinh tế, từ đó tạo môi trường pháp lý đồng bộ để các doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng các kế hoạch sản xuất.
KẾT LUẬN
EU luôn là thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong khoảng thời gian 2019-2022, Công ty TNHH Inorsen Vina đã đạt đƣợc thành công lớn tại thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cơ khí của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng, đạt tốc độ tăng trưởng cao và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.... Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu, mở rộng thị trường; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu;
chƣa thực sự đạt tỷ trọng xuất khẩu đúng với khả năng của công ty; chƣa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn lực vốn và nhân lực; chƣa đẩy mạnh xúc tiến, quảng cáo sản phẩm, ...
Để khắc phục những hạn chế tồn tại đó, công ty đã nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ thiết bị công nghệ; nâng cao chất lƣợng sản phẩm; đảm bảo nguồn vốn lưu động; từng bước nâng cao nguồn nhân lực;... Tuy công ty đã có nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế trên, nhƣng những giải pháp đó còn thiếu, một số giải pháp chƣa thực sự hiệu quả buộc phải có giải pháp phù hợp hơn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường EU, bởi đây là một thị trường tiềm năng, hơn nữa công ty sẽ vận dụng đƣợc những thuận lợi từ các cam kết mở của Hiệp định EVFTA.
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần TNHH Inorsen Vina, em đã thu thập đƣợc những thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử sang thị trường EU trong giai đoạn 2019-2022 của công ty.
Từ đó đƣa ra một vài giải pháp cho doanh nghiệp cũng nhƣ một số kiến nghị với Nhà nước nhằm giúp Công ty TNHH Inorsen Vina nói riêng và các công ty gia công, lắp đặt sản phẩm cơ khí nói chung có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Do thực tập trong một thời gian không dài, do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi thực hiện bài khóa luận này. Vì vậy, em rất mong đƣợc sự chỉ bảo, bổ sung của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Inorsen Vina 2019, 2020, 2021, 2022 2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Thương mại.
3. Đinh Thị Bích Liên (2021) - Xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện: thực trạng và giải pháp - Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại – VIOIT
4. Đàm Hải Vân (2020) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam
5. Website: Eurostat.com
6. Website: Comtradeplus.un.org 7. Website: Thuvien.tmu.edu.vn