CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA MẶT HÀNG GỖ
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Gemmy Wood
3.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Gemmy Wood
Xét theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh:
- Thị phần:
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Gemmy Wood giai đoạn 2019 - 2021
Thị trường Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị (tỷ đồng)
Giá trị (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)
Giá trị (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)
Mỹ 32,3 27,8 -14,1 % 38,8 + 39,6%
Tỉ trọng(%) 35% 37% 42%
Tổng KNXK 92,272 75,094 -18,6% 92,425 + 23,8%
Có thể thấy, Mỹ là thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng giảm không đều theo các năm trong giai đoạn 2019 - 2021.Năm 2019, Doanh thu từ xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ là 32,3 tỷ đồng chiếm 35% tổng doanh thu xuất khẩu năm 2019. Năm 2020 lại giảm 14,1% so với năm trước, tuy nhiên vẫn đạt ở mức 27,8 tỷ đồng, chiếm 37% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Lý do là trong thời gian này, dịch bệnh kéo dài khiến cho công ty thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất. Đồng thời, dịch bệnh khiến các đối tác Mỹ không thể sang thăm trực tiếp công ty, làm cho các đơn hàng bị đình trệ, chƣa thể ký kết. Đến năm 2021, với chính sách mở cửa quốc gia, các khó khăn trước đó được phải quyết phần nào giúp cho công ty đã có những bước đột phá lớn trong xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ, cụ thể giá trị xuất khẩu chiếm 42% trong tổng doanh thu xuất khẩu, tăng hơn 20% giá trị so với năm trước. Đây là tín hiệu vô cùng khả quan, đánh dấu sự phục hồi của hoạt động sản xuất - xuất khẩu gỗ của công ty kể từ khi đại dịch COVID diễn ra.
Từ con số trên có thể thấy Mỹ là thị trường rất lớn của công ty. đồng thời các sản phẩm của công ty cùng dần được thị trường Mỹ ưa chuộng bởi chất lượng và mẫu mã và giá thành, công ty cùng nhận đƣợc ngày càng nhiều đơn đặt hàng của thị trường MỸ.
Bảng 6: Thị phần của Công ty so với tổng giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
(Đơn vị: USD)
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Việt Nam 5.125.856.324 6.976.392.746 8.408.733.836 CT Gemmy Wood 650.740,13 1.219.374,42 1.703.103,1 Thị phần của CT 12,69.10-3% 17,48.10-3% 20,25.10-3%
(Nguồn: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan)
Từ thống kê trên có thể thấy, công ty đã có thị phần đáng kể trong ngành xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. Đây là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên, thị phần này chưa cao và cần phải cải thiện trong tương lai nếu công ty muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành.
- Năng suất lao động
Quy mô sản xuất:
Công ty cổ phần Gemmy Wood với tổng diện tích 30.800m2, quy mô gồm một hệ thống văn phòng, một showroom, một kho chứa rộng tới 5000m2 và 2 xưởng sản xuất chỉnh với tổng diện tích là 20.000m2. Ngoài ra công ty còn có nhà ăn cho công nhân, bãi để xe và khuôn viên rộng rãi, đẹp dẽ.
Với 2 nhà xưởng được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại như: máy ghép finger, máy cắt hai đầu, máy ép nhiệt, máy đóng gói, máy chà thùng... Máy móc hiện đại đƣợc vận hành bởi các kỹ sƣ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao. Không chỉ vậy, công ty còn áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến và công nghệ hiện đại, giúp tối ƣu hóa năng suất.
Với những điều kiện trên, công ty đảm bảo năng xuất mỗi công xưởng lên tới 18.000m3/tháng. Đây là một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên trong thời kì dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu hụt lao động và thiếu các đơn hàng làm cho năng suất của nhà xưởng chưa được phát huy tối đa.
Thực tế, có những thời điểm khó khăn khi đơn hàng khan hiếm, công ty phải áp dụng chính sách luân phiên ca làm việc để đảm bảo xưởng sản xuất được vận hành liên tục.
Đây cũng là một hạn chế rất lớn của công ty, khi mà quy mô sản xuất chƣa phù hợp với năng lực sản xuất.
Cơ cấu lao động:
Bảng 7: Cơ cấu tổ chức của công ty Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Trợ lý Tổng giám đốc
Khối văn phòng Khối Hỗ trợ sản xuất Khối sản xuất Phòng
Hành chính nhân sự
Phòng TC - KT
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế hoạch
Phòng Dự án
Phòng Thiết kế
Phòng Cơ Điện
Phòng QLCL
Phòng Sản xuất
Công nhân sản xuất
(Nguồn: GEMMY WOOD PROFILE) Công ty Cổ phần GEMMY WOOD có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chi tiết từng khối văn phòng, từng phòng ban. Điều này giúp cho công ty dễ dàng điều hành và quản lý nhân sự, giúp cho quá trình vận hành và hoạt động công ty đƣợc tối ƣu nhất.
Nhân lực:
Đối với hầu hết các công ty nói chung và đối với CTCP GEMMY WOOD nói riêng, Nhân lực chính là yếu tố tiên quyết để phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty luôn chú ý tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lƣợng cao để có thể đáp ứng đƣợc chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 8: Bảng thống kê số lƣợng nhân sự theo phòng ban CTCP GEMMY WOOD giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Người)
KHỐI CÁC PHÒNG BAN 2019 2020 2021
VĂN PHÒNG
Phòng Hành chính nhân sự 3 4 6
Phòng Kinh doanh 4 5 8
Phòng Tài chính – Kế toán 5 5 7
HỖ TRỢ SẢN XUẤT
Phòng Kế hoạch 3 4 4
Phòng Dự Án 2 3 4
Phòng Thiết kế 2 2 4
SẢN XUẤT
Phòng Cơ điện 3 4 5
Phòng Quản lý chất lƣợng 2 4 5
Phòng Sản xuất 3 5 5
TỔNG 27 36 48
Công nhân sản xuất 150 200 320
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 177 236 368
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự - Công ty cổ phần Gemmy Wood) Năm 2019, số lƣợng (SL) nhân sự ở các phòng ban và SL công nhân của công ty đều ở mức thấp, điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID - 19. Tuy nhiên, tới năm 2021, SL lao động tăng mạnh, chứng tỏ dấu hiệu phục hồi của hoạt động sản xuất, xuất khẩu của công ty sau đại dịch và ảnh hưởng tích cực từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Không chỉ chú ý tới SL nhân lực, Công ty cũng rất chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực. Dưới đây là bảng thống kê nhân lực của các Phòng ban phân theo trình độ học vấn.
Bảng 9: Bảng cơ cấu nhân sự chia theo trình độ học vấn của các Phòng ban ở CTCP GEMMY WOOD giai đoạn 2019 – 2021
NĂM Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
CHỈ TIÊU SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
LĐ trình độ trên Đại Học 2 7,4% 3 8,3% 5 10,4%
LĐ trình độ Đại học, Cao đẳng 23 85,2% 29 80,6% 39 81,3%
LĐ trình độ phổ thông 2 7,4% 4 11,1% 4 8,3%
TỔNG LAO ĐỘNG 27 100% 36 100% 48 100%
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - CTCP GEMMY WOOD) Trong các năm qua, công ty luôn luôn trú trọng tới việc chọn lọc tuyển dụng nhân lực có trình độ cao cho các Phòng ban, điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động và chiến lƣợc của công ty, khi mà Gemmy Wood là một công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ có chất lƣợng cao, đối tƣợng khách hàng là các công ty, đại lý mô giới, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài.... cùng với đó, chiến lược phát triển của công ty đó là: Từng bước trở thành tập đoàn sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, với đặc điểm ngành hàng sản xuất của công ty, cơ cấu lao động của Công nhân trong công ty có sự phân chia rõ rệt theo giới tính, độ tuổi và trình độ kỹ thuật
Bảng 10: Cơ cấu lao động phân theo giới tính, độ tuổi và trình độ kỹ thuật của CTCP GEMMY WOOD giai đoạn 2019 – 2021
NĂM
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN TRONG CÔNG TY Giới tính Độ tuổi Trình độ kỹ thuật Nam Nữ 18 - 35 36 - 50 TĐ cao TĐ Phổ Thông 2019
Tỷ lệ
94 62,7%
56 37,3%
111 74%
39 26%
62 41,3%
88 58,7%
2020 Tỷ lệ
131 65,5%
69 34,5%
155 77,5%
45 22,5%
68 34%
132 66%
2021 Tỷ lệ
229 71,6%
91 28,4%
249 77,8%
71 22,2%
85 26,6%
235 73,4%
CTCP GEMMY WOOD có cơ cấu lao động trẻ, và SL công nhân nam lớn hơn hẳn SL công nhân nữ, điều này dựa trên thực tế hàng hóa của công ty là mặt hàng gỗ, chính vì vậy các hoạt động sản xuất đều đòi hỏi công nhân có tố chất thể lực tốt, có sự nhanh nhẹn, dẻo dai...
Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy, các công nhân có trình độ cao chiếm tỷ lệ không lớn (Chủ yếu là các kỹ sƣ đứng máy, quản lý của các dây chuyền sản quất), đây cũng là điểm hạn chế của công ty nói riêng và hầu hết các công ty của Việt Nam nói chung, ngoài ra, lƣợng lao động phổ thông tăng dần qua các năm lý do là công ty đang dần mở rộng nhà máy sản xuất, nhu cầu về lao động tăng cao.
Bên cạnh việc lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm, công ty cũng ngày càng trú trọng hơn về vấn đề văn hóa trong công ty, ngày càng quan tâm hơn tới đời sống tinh thần của công nhân viên, tạo môi trường làm việc hòa đồng, vui vẻ cho tất cả mọi người.
Tóm lại: Nhìn chung CT CP Gemmy Wood có số lƣợng lao động lớn; cơ cấu lau động trẻ, chủ yếu là nam giới , có sự nhanh nhẹn, năng động và sức khỏe tốt đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, xét về trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thì chƣa cao, lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, phần lớn họ chỉ thực hiện các công việc đại trà, ít có sự sáng tạo trong công việc, năng suất lao động cũng khó có thể cải thiện hơn nữa. Thực tế tại chính công ty lúc này là đang thiếu hụt trầm trọng những công nhân có tay nghề tốt, công ty vẫn liên tục đăng tin tuyển dụng những công nhân có trình độ kỹ thuật cao.
Thực tế năng xuất lao động phản ánh:
Mặc dù công suất của 2 nhà máy lên tới 18.0003/tháng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ phận sản xuất của công ty: Trong năm 2021, công suất trung bình chỉ đạt khoảng 10.000m3/tháng.
Trong thời kì dịch bệnh căng thẳng, có những thời điểm công ty phải áp dụng cho công nhân làm nửa ca, thay ca luân phiên do thiếu đơn hàng
Lao động của công ty có tay nghề chƣa cao, chƣa tận dụng đƣợc tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất dẫn đến lãng phí nguyên liệu, làm giá thành sản xuất tăng cao.
Đồng thời, đôi khi xảy ra trường hợp chậm hàng, thiếu hàng do sơ xuất của cán bộ công nhân.
Mặc dù công ty đã rất chú trọng phát triển công nghệ, máy móc, tuy nhiên cần tối đa hóa năng lực sản xuất bằng các dây chuyền máy móc hiện đại, hệ thống và có sự liên kết với nhau hơn.
Có thể thấy, năng suất lao động là điểm hạn chế của công ty và cần sớm cải thiện nếu như muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.
- Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đƣợc coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 11: Thống kê lợi nhuận của công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: VNĐ)
2019 2020 2021
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 83.780.380.633 83.114.160.537 95.860.192.054 Lợi nhuận thuần từ
HĐXK 52.765.927.973 43.348.927.858 57.473.945.099 Lợi nhuận thuần từ
HĐXK sang Mỹ 14.836.874.957 11.004.857.736 20.973.837.575 Doanh thu từ HĐXK
sang Mỹ 32.029.743.087 27.801.736.743 38.830.763.843 Tỷ suất lợi nhuận từ
HĐXK sang Mỹ 46,32% 39,58% 54,01%
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán – CT CP Gemmy Wood) Nhìn vào thống kê lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ có thể thấy đây chƣa phải là một khía cạnh mà công ty có năng lực cạnh tranh lớn. Tỷ suất lợi nhuận HĐXK sang Mỹ vẫn ở mức thấp (chỉ có năm 2021 là đạt trên 50%). Điều này là kết quả của một số hạn chế của công ty.
- Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp:
Công ty cổ phần Gemmy Wood đã thành lập và phát triển đƣợc 8 năm. Trên thị trường trong và ngoài nước vẫn luôn làm đúng tiên chỉ “Chữ tín đi đầu”, là một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường trong nước và được các đối tác nước ngoài
từng hợp tác đánh giá cao về mức độ uy tín trong hợp tác kinh doanh. Đây là một điều vô cùng tốt mà công ty cần phải phát huy trong tương lai
Tuy nhiên, nói đến thương hiệu công ty vẫn còn hạn chế ở khẩu quảng bá thương hiệu. Trên thị trường nội địa, công ty đã có chỗ đứng nhất định, thương hiệu công ty phần nào được biết đến. Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế thì hình ảnh công ty, thương hiệu đồ gỗ Gemmy Wood chưa được biết đến. Ngoại trừ các đối tác từng hợp tác, trên thị trường Mỹ công ty vẫn chưa tạo lập cho mình một hình ảnh thương hiệu nổi bật, chưa nhiều doanh nghiệp biết đến công ty. Đây cũng là mảng hạn chế rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ.
3.4. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Gemmy Wood