CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA MẶT HÀNG GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
4.1. Dự báo khả năng sản xuất - xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường Mỹ
4.1.1. Dự báo khả năng sản xuất – xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang thị trường Mũ
Theo các chuyên gia, cơ hội xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ rất khả quan nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 8/2021 đạt 540 triệu USD, giảm 24,2% so với tháng 8/2020. Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 6,4 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2020.
Lý giải về điều này, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST)- cho biết, đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn về nhiều nhưng do quan ngại giá cước vận tải đang ngày càng tăng cao. Hơn nữa, tình hình trở nên nghiêm trọng khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại các trung tâm chế biến gỗ lớn, đặc biệt là Bình Dương và Đồng Nai kể từ hồi tháng 4/2021. Theo VIFOREST, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại thị trường này, nhất là dịp cuối năm. Tổng nhu cầu có thể lên tới 100 tỷ USD trong năm 2021 khi nền kinh tế này được dự báo tăng trưởng 6-7%. Do đó, cơ hội xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ rất khả quan nếu tình hình dịch bệnh đƣợc kiểm soát.
Đáng chú ý, theo nguồn mordorintelligence.com, dự báo thị trường đồ nội thất gia đình của Mỹ tăng trưởng bình quân 3% trong giai đoạn năm 2021-2026 với động lực chính là thị trường xây dựng nhà đang cải thiện. Điều này thúc đẩy việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ và đồ gỗ trong khi nguồn cung tại Mỹ không đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh, ngành gỗ cũng tiềm ẩn những rủi ro khác. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cảnh báo 10 sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ,
chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có 3 mặt hàng gỗ gồm: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ, các mặt hàng này đều xuất khẩu tới thị trường Mỹ.
Các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cần chú trọng giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế.
4.1.2. Dự báo về năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ
Với sự nỗ lực của doanh nghiệp, để duy trì sản xuất và xuất khẩu, cùng các chính sách linh hoạt của Chính phủ trong giai đoạn khó khăn bởi tác động của dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới Hoa Kỳ đã đạt đƣợc kết quả tốt trong năm 2021. Tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021, dự báo, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ dự báo đạt 10 tỷ USD trong năm 2022.
Theo Ông Nguyễn Chánh Phương - phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) - cho biết: Doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam hiện đã kín đơn hàng cho đến quý 3, thậm chí là hết năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 3,94 tỉ USD, giữ được mức tăng trưởng 3% so với năm 2021.
Trong tháng 3, mức tăng trưởng có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn là con số cao so với thời điểm 2020.
Nếu giữ đƣợc bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỉ USD/tháng thì kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỉ USD cuối năm 2022 hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, cùng với dịch bệnh, những biến động về chính trị thế giới thời gian gần đây cũng đang gây nên xáo trộn đáng kể cho chuỗi cung ứng, nguồn cung nguyên liệu và nhất là tình hình và chi phí logistics.
Bà Dương Thị Minh Tuệ, giám đốc kinh doanh Công ty gỗ Minh Dương, cho biết đơn hàng đi Mỹ, châu Âu của công ty đã kín đến hết quý 3-2022 và vẫn đang tiếp nhận đơn hàng cho quý 4. Tuy nhiên, chi phí logistics đang tăng chóng mặt nên giá thành sản phẩm rất cao, nhiều đơn hàng chốt trước biến động giá nguyên liệu nên doanh nghiệp bị "ăn" vào lợi nhuận.
"Một container đi châu Âu hiện dao động 6.000-8.000 USD, đi Mỹ khoảng 10.000-12.000 USD. Nhƣng có những đơn hàng, nhà mua hàng phải tốn đến 25.000 USD để vận chuyển một container từ cảng Cát Lái đến bờ Đông của Mỹ", bà Minh Tuệ cho biết.
Theo bà Bùi Thị Thanh An - phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade), trong năm 2021, ngành gỗ là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn quốc.
Để tạo thêm động lực tăng trưởng cho ngành, cục đã, đang và sẽ phối hợp với các tổ chức, hiệp hội… triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, mang đến cơ hội tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn cung lẫn dịch vụ cho doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
4.2. Định hướng phát triển cho công ty cổ phần Gemmy Wood
- Tích cực cập nhật thông tin, thị hiếu của thị trường mỹ, đa dạng hóa sản phẩm: Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp phải tích cực cập nhật thông tin nhu cầu cũng như thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới có hàm lƣợng kỹ thuật, sáng tạo cao hơn; tối ƣu đƣợc tính năng sử dụng và đa dạng hóa sản phẩm từ nội thất, ngoại thất đến ván sàn, hàng trang trí....
- Sản xuất sản phẩm phù hợp thị thiếu và thân thiện với môi trường: Thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ liên tục thay đổi, do đó các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hàm lƣợng kỹ thuật trong các sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới, chú trọng tính hợp pháp và sự an toàn, thân thiện với môi trường;
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử: từ khâu xúc tiến, quảng bá đến tiêu thụ sản phẩm để khắc phục những bất cập trong bối cảnh dịch bệnh.
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chuỗi cung ứng: Về lâu dài, ngành gỗ và nội thất phải phát triển các mô hình liên kết sản xuất với các nhà cung cấp nguyên liệu và đơn vị phân phối, tiêu thụ theo chuỗi. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng nên thường xuyên đánh giá các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh, chuyển tải hàng hóa để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại.
- Thường xuyên đánh giá thị trường: Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại quốc tế ngày càng khốc liệt, cần thường xuyên đánh giá các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh, chuyển tải hàng hóa để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại.
- Chủ động nắm rõ các chính sách, thay đổi về luật pháp hoặc các nguy cơ về phòng vệ thương mại. Nhƣ các chuyên gia đã dự báo, Mỹ đang dần thắt chặt phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm gỗ của nước ta. Chính vì vậy công ty cần chủ động nắm bắt thông tin, tránh vi phạm các chính sách phòng vệ của Mỹ.