CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1.3. Pháp luật của một số nước trên thế giới về xúc tiến thương mại và bài học
*Tại Hoa Kỳ
Là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật common law, pháp luật Hoa Kỳ quy định về quảng cáo thương mại chưa đựng trong nguồn bất thành văn và nguồn thành văn (TS. Nguyễn Ngọc Hà & ThS. Võ Sỹ Hạnh, 2020):
- Về nguồn bất thành văn: các án lệ của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và các tòa án tiểu bang về quảng cáo thương mại có giá trị là nguồn luật điều chỉnh lĩnh vực này.
- Về nguồn thành văn: các quy định về quảng cáo thương mại trước tiên do Quốc hội ban hành. Các quy định này đƣợc tập hợp tại Quyển 15 của Bộ luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về Kinh doanh và Thương mại. Trong đó, các quy định về quảng cáo và kinh doanh dịch vụ quảng cáo chủ yếu được đưa vào trong chương 2 về Ủy ban Thương mại Liên bang; khuyến khích xuất khẩu và phòng ngừa các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Hội đồng thương mại FTC của Hoa Kỳ cho phép thương nhân thực hiện quảng cáo cho hoạt động khuyến mại nhƣ quảng cáo giá thấp và giá chiết khấu, khuyến khích quảng cáo so sánh. Pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ cấm các hành vi có tính chất lừa gạt trong quảng cáo và thu hút khách hàng. Luật bảo vệ người tiêu dùng ở Mỹ là văn bản chứa đựng nhiều nội dung về XTTM, mục đích là bảo đảm cho người tiêu dùng lựa chọn hiệu quả, hợp lý trước những mời chào, tiếp thị trên thị trường.
*Tại Hàn Quốc
LTM Hàn Quốc nghiêm cấm các hành vi quảng cáo gian dối, thiếu trung thực, gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, hướng tới điều chỉnh các vấn đề về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng ở Hàn Quốc:
- Pháp luật về quảng cáo và ghi nhãn công bằng: Luật này quy định về việc kiểm soát, ghi nhãn hoặc quảng cáo không trung thực, không công bằng nhằm thúc đẩy cung cấp thông tin thương mại về hàng hóa, dịch vụ có tính trung thực.
- Luật về quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình: Luật này quy định các biện pháp quảng cáo nhằm khuyến khích cạnh tranh bằng phương tiện phát thanh, truyền hình.
- Luật về kiểm soát quảng cáo ngoài trời: Luật này quy định các biện pháp thực hiện quảng cáo ngoài trời nhằm đảm bảo cho hoạt động này đƣợc thực hiện theo đúng thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống, tạo môi trường lạnh mạnh.
*Tại Pháp
Bộ luật tiêu dùng của Pháp đƣa ra những quy định cấm đoán và hạn chế đối với hoạt động quảng cáo, khuyến mại và chế tài đối với những vi phạm trong hoạt động này với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bộ luật nghiêm cấm quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào mà trong đó có chứa nội dung khẳng định, chỉ dẫn hoặc giới thiệu sai lệch với mục đích gây nhầm lẫn; cấm quảng cáo so sánh để thu lợi bất chính, gây nhầm lẫn và xâm hại đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra những quy định riêng về khuyến mại, quảng cáo,...được tập hợp trong Bộ luật Thương mại Pháp. Bộ luật Thương mại Pháp thường chú trọng những quy định, sự giải thích về vi phạm của thương nhân trong khi tiến hành XTTM và trách nhiệm của họ.
Từ những quy định của một số nước trên thế giới, ta có thể thấy rằng pháp luật của các nước này chưa có khái niệm cụ thể về hoạt động XTTM, song các nước đều có những quy định về hình thức XTTM đó là QCTM, khuyến mại,... những quy định này nhằm hướng tới xúc tiến phát triển thương mại, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Pháp luật của các nước trên thế giới về hình thức khuyến mại, QCTM,... là cơ sở rút ra kinh nghiệm, bài học cho Việt Nam trong công tác thực hiện XTTM
*Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua những quy định pháp luật của một số nước về hình thức XTTM và những quy định liên quan đến XTTM Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, pháp luật Hoa Kỳ khuyến khích quảng cáo so sánh, nếu trong nội dung quảng cáo đó đảm bảo là những thông tin chính xác, trung thực, không vi phạm pháp luật. Cấm quảng cáo so sánh sẽ bảo vệ đƣợc quyền lợi của đối thủ cạnh tranh song dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng việc cấm quảng cáo so sánh trực tiếp sẽ không cho người tiêu dùng có kênh thông tin khách quan. Do vậy quy định cấm quảng cáo so sánh trực tiếp tại Việt Nam cần đƣợc xem xét.
Thứ hai, việc chú trọng quy định và giải thích rõ về vi phạm của thương nhân, trách nhiệm của thương nhân khi tiến hành XTTM ở Bộ luật Thương mại của Pháp nhằm hạn chế vi phạm và nâng cao trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện XTTM cũng là một vấn đề mà pháp luật thương mại Việt Nam nên tham khảo.
Thứ ba, trong pháp luật của nhiều nước, luôn có sự liên quan giữa LTM, luật cạnh tranh và luật bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động XTTM. Pháp luật Việt Nam lại chỉ có sự dẫn chiếu rất chung chung việc áp dụng những quy định liên về LTM liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy pháp luật Việt Nam cũng nên điều chỉnh lại mối liên quan giữa những Luật này.
Thứ tư, quy định chặt chẽ trong nguyên tắc đảm bảo tính trung thực, chính xác trong hoạt động quảng cáo thương mại, khuyến mại,... Đồng thời đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi này.
Xuất phát từ vai trò của XTTM đối với sự phát triển thương mại và những tác động tích cực của nó đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của thương nhân khác và lợi ích của người tiêu dùng, các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động XTTM của thương nhân. Những quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về XTTM là cơ sở rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
XTTM góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Đất nước, thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của thương nhân.
Dựa vào từng đặc điểm kinh doanh của thương nhân có thể có nhiều cách thức thực hiện XTTM, điều này tạo nên sự đa dạng phong phú cho hoạt động thương mại này, đồng thời thương nhân tham gia vào hoạt động XTTM có nhiều sự lựa chọn hơn.
Từng quốc gia khác nhau có những quan điểm và cách thức khác nhau để thực hiện hoạt động XTTM, tuy nhiên có thể thấy XTTM là một hoạt động thương mại được nhiều nước trên thế giới chú trọng.
Pháp luật về XTTM là công cụ để Nhà nước ghi nhận quyền và nghĩa vụ trong hoạt động XTTM của thương nhân. Với điều kiện tự do thương mại như hiện nay, pháp luật về XTTM là hàng rào pháp lý để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động XTTM tác động tới quan hệ cạnh tranh, ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước và xã hội. Pháp luật điều chỉnh hoạt động XTTM dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc quyền tự do kinh doanh của thương nhân, đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật về XTTM.
Ở chương này, tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của XTTM;
khái niệm vai trò của pháp luật về XTTM, nội dung của pháp luật về XTTM qua các khía cạnh: pháp luật về chủ thể, pháp luật về hình thức XTTM, pháp luật của một số nước trên thế giới về XTTM ở những quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc,... từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra cái nhìn khái quát nhất về hoạt động XTTM, pháp luật về XTTM, trên cơ sở những nội dung này ở Chương 2 tác giả nghiên cứu “Thực trạng pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam hiện nay”.
CHƯƠNG 2