Cách kiểm soát:

Một phần của tài liệu bài giảng môn học xử lý nước cấp (Trang 96 - 99)

- Ngăn giữ cơ giới: bao gồm nhiều cơ chế kết hợp với nhau

5/ Cách kiểm soát:

- Tốc độ lọc - Tổn thất lọc - Thời gian lọc

Chương 6: Quá trình lọc nước

6.6. Các vấn đề:

6/ Tăng cường hiệu quả lọc:

- Bể lọc chỉ có một lớp vật liệu lọc

Hiệu quả lọc thường không cao sau khi rửa ngược do các hạt vật liệu có kích thước bé hơn được đưa lên phía trên. Khi lọc trở lại, các hạt keo huyền phù có kích thước nhỏ bị giữ lại ở bề mặt, làm cho tổn thất áp lực tăng nhanh chóng. Bể lọc mau bị tắc nghẹt nên chu kỳ lọc thường bị rút ngắn.

193

6.6. Các vấn đề:

7/ Aùp lực âm và tạo bọt khí:

Sự phân bố áp lực trên toàn bộ chiều cao của bể lọc phụ thuộc vào chiều cao của lớp nước bảo vệ phía trên bề mặt vật liệu lọc. Có thể phân biệt 2 trường hợp sau: - Chiều cao lớp nước bảo vệ lớn (tới 1,5 m): bể lọc vận hành với áp lực dương - Chiều cao lớp nước bảo vệ nhỏ (dưới 0,5 m): bể lọc vận hành với áp lực âm Aùp lực nước trên bề mặt bể lọc giảm dần khi nước đi qua lớp vật liệu lọc. Khi lọc với chiều cao lớp nước bảo vệ nhỏ rất dễ gây ra áp suất âm. Trong lớp vật liệu hình thành các bọt khí và không có nước đi qua nên tổn thất áp suất tăng đột ngột. Nếu các bọt khí chỉ hình thành ở một phần nào đó trong bể lọc thì nước sẽ đi qua phần còn lại của bể lọc. Nếu các bọt khí hình thành trong toàn bộ lớp vật liệu thì nước sẽ đi qua bể lọc theo các dòng dẫn mà không có quá trình lọc nước như mong muốn.

194

Chương 6: Quá trình lọc nước

6.7. Lọc áp lực:

Được thực hiện trong bồn lọc bằng kim loại được gia công kín mít để duy trì áp lực trong suốt quá trình. Có thể sử dụng một hoặc hai/ba lớp vật liệu lọc. Chúng được làm sạch bằng cách rửa ngược. Tổn thất áp lực có thể từ 2 đến 20 m cột nước. Tốc độ lọc có thể từ 25 – 50 m/h đối với bồn lọc có hai lớp vật liệu lọc.

Ưu điểm:

- Gọn, lắp đặt nhanh và dễ đáp ứng - Không xảy ra hiện tượng áp lực âm - Tốc độ lọc lớn và tiết kiệm diện tích

Nhược điểm:

- Khó sử dụng cho nước mặt đã qua xử lý keo tụ và lắng - Sắt thép sử dụng tương đối nhiều nên chi phí đầu tư lớn

195

6.8. Lọc sinh học:

- Đang được nghiên cứu và triển khai trong xử lý nước cấp - Nhằm tăng cường sự phát triển của VSV trong các bể lọc

 Giảm hàm lượng hữu cơ trong nước cấp giúp ngăn ngừa sự tái phát triển của VSV gây bệnh trong mạng lưới phân phối và đồng thời cũng ngăn ngừa sự hình thành DBPs gây ung thư do tác dụng của các hợp chất hữu cơ với chlorine khi khử trùng. Lọc sinh học có thể được thực hiện ở các bể lọc thông thường, bể lọc sử dụng vật liệu giãn nở hoặc bể lọc sử dụng than hoạt tính GAC. Sắt và mangan cũng có thể được khử đi ở các bể lọc sinh học. Đối với các hợp chất hữu cơ tự nhiên cần được loại bỏ, chúng phải ở dạng có thể phân hủy sinh học được. Do đó, nếu cần thiết thì bổ sung thêm bước oxyhoá sơ bộ ở phía trước bằng các hợp chất của chlorine hoặc ozone để làm tăng khả năng phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ tự nhiên này.

Chương 7: QUÁ TRÌNH KHỬ TRÙNG

7.1. Khái niệm chung:

1/ Định nghĩa:

Trong nước thiên nhiên ngoài các tạp chất vô cơ, hữu cơ… còn có nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, vi trùng, virus gây bệnh tả, lị, sốt rét, thương hàn… Nước cấp tốt là nước cấp mà các nguồn gây bệnh trên cần phải được loại trừ.

Khử trùng nước cấp là một quá trình nhằm tiêu diệt hoặc làm mất khả năng hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh và đây cũng là một quá trình không thể thiếu

197

7.1. Khái niệm chung:

2/ Phân loại:

Dựa vào nguyên lý của quá trình, có hai nhóm phương pháp khử trùng chính:

- Phương pháp lý học: khử trùng bằng nhiệt, khử trùng bằng tia UV, khử trùng bằng

siêu âm, khử trùng bằng lọc qua sứ xốp hoặc màng bán thấm …

Hiệu quả thấp, qui mô nhỏ, hầu như không làm thay đổi tính chất lý hóa của nước

- Phương pháp hóa học: khử trùng bằng chlorine, khử trùng bằng chloramine, khử

trùng bằng chlorine dioxide, khử trùng bằng O3, H2O2, KMnO4…

Hiệu quả cao, qui mô lớn, tạo ra nhiều hợp chất trung gian của quá trình khử trùng

198

Chương 7: Khử trùng nước cấp

7.1. Khái niệm chung:

Một phần của tài liệu bài giảng môn học xử lý nước cấp (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)