`Trong thực tiễn quá trình làm việc tại ACB cho thấy vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật vào quy trình bán các sản phẩm BHNT.
Thứ nhất, điều quan trọng nhất của hợp đồng BHNT chính là sự tự nguyện của người mua BH. Tuy nhiên, hiện nay cho thấy khách hàng tại ACB dường như đang bị thuyết phục phải mua BHNT. Ví dụ như khách hàng phải mua BHNT để được giảm lãi suất hoặc mới được giải ngân: khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhân viên ngân hàng vẫn làm thủ tục theo quy định như thu thập giấy tờ, thẩm định tài sản, làm hồ sơ,..quy trình này tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả ngân hàng và khách hàng, tuy nhiên đến khi chuẩn bị giải ngân, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn thêm cho khách hàng về sản phẩm BHNT, nhiều trường hợp nhân viên thuyết phục khách hàng phải mua BHNT thì mới được giải ngân, hoặc nhiều khách hàng thấy nếu mua BHNT thì được vay với lãi suất thấp. Nhiều khách hàng đồng ý tham gia BHNT tuy nhiên chỉ đóng phí năm đầu tiên để được vay vốn và sau đó không tiếp tục đóng phí tái tục.
Như vậy đi ngược lại với mục đích của sản phẩm BHNT và khách hàng cũng không
46
hiểu rõ được lợi ích mà BHNT mang lại. Đây được coi là hạn chế lớn nhất tại các NH hiện nay, điều này đã được quy định tại khoản 3 điều 38 VBHN số 08/2019/VBHN- BTC: “ DNBH, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua BH dưới mọi hình thức”. Cùng với đó, theo khoản 2 công văn số 7928/NHNN- TTGSNH quy định “ Rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống của tổ chức tín dụng và xử lý nghiêm những trường hợp ép, bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng”. Mặc dù đã có những quy định của pháp luật, tuy nhiên trong thực tế việc khách hàng bị thuyết phục mua BHNT vẫn còn xảy ra, điều này vi phạm nguyên tắc tự do ý chí, việc khách hàng có tham gia bảo hiểm hay không đó là
sự tự nguyện, là nhu cầu chứ không phải bị thuyết phục hay bắt ép. Về phía ngân hàng, mảng kinh doanh BHNT thường mang lại lợi nhuận cao vì thế chỉ tiêu được giao xuống các chi nhánh/phòng giao dịch rất lớn, từ đó chia chỉ tiêu xuống cho các nhân viên và để đạt được chỉ tiêu nhân viên ngân hàng phải thuyết phục khách hàng và tìm mọi cách để bán được BHNT. Không chỉ riêng ACB mà rất nhiều NHTM khác cũng có tình trạng nhân viên cố gắng dùng mọi cách để thuyết phục khách hàng mua BHNT, chẳng hạn như tại NHTM CP Quân đội (MB) chỉ tiêu về BHNT cho các nhân viên tín dụng rất cao, trung bình một nhân viên tín dụng mỗi tháng phải có ít nhất 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chính vì thế nhân viên chịu áp lực lớn về việc phải thuyết phục làm sao để khách hàng đồng ý mua BHNT.
Thứ hai, trong trường hợp những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH thay đổi, dẫn đến rủi ro BH tăng, Ngân hàng ra quyết định tăng phí BH. Tuy nhiên, lại không có
sự phân biệt rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến rủi ro sự kiện BH tăng là do khách quan hay chủ quan. Việc tăng phí là hợp lý nếu như người mua BH cố ý hủy hoại sức khỏe của bản thân, nhưng sẽ không hợp lý nếu như tình trạng sức khỏe của người được BH suy yếu là do môi trường sống hoặc do tuổi tác.
47
Thứ ba, nhiều trường hợp khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, dùng giấy tờ
giả để giao kết hợp đồng: khai sai tuổi, dùng căn cước công dân giả, làm giả các giấy tờ về sức khỏe,…điều này gây nhiều bất lợi cho ngân hàng và kéo theo những rắc rối sau này. Hơn thế nữa điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi không biết sự vi phạm này là do người mua “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật”để kí kết hợp đồng, hay là có hành vi “lừa dối khi giao kết hợp đồng” để áp dụng các chế tài pháp luật sao cho đúng luật.
48
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong chương II tác giả đã nêu và phân tích cụ thể thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như: đối tượng, số tiền BH, tuổi, phí BH, quyền và
nghĩa vụ của các bên, cùng với đó là các trường hợp không trả tiền bảo hiểm và giao kết hợp đồng BHNT cho trường hợp chết. Bên cạnh đó tác giả cũng có cái nhìn tổng quan về hiện trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng BHNT thực tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu, những kết quả ngân hàng đạt được và những vướng mắc, hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐ BHNT trong chương III.
49
CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM
3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhà nước đã đề ra những định hướng cụ thể nhằm xây dựng một ngành bảo hiểm lớn mạnh, đó là phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; đảm bảo các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong và
ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế (Thủy, 2014).
Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật HĐ BHNT phải thể chế hóa quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường BHNT
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính ông Hồ Đức Phước cho biết, Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm phải thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước (Lê Anh & Minh Hùng, 2019).
Xây dựng cơ quan quản lí nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trong đó bao gồm cả BHNT có cơ cấu tổ chức, bộ máy hoàn chỉnh với lực lượng cán bộ có đủ trình độ và năng lực quản lý, trình độ công nghệ quản lý hiện đại, bảo đảm tính hoạt động độc
50
lập, có đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý, quản lý nhà nước theo luật, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện phương thức quản lý theo các chỉ tiêu, hệ số tài chính để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch và bình đẳng, cơ chế quản lý
linh hoạt để kịp thời đối phó với các diễn biến của thị trường bảo hiểm, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả (Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ,2007).
Kiện toàn tổ chức bộ máy của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam nhằm phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tăng cường trao đổi thông tin, thể hiện là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng (Thủy, 2014).
Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng BHNT phải bám sát và giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc đặt ra
Luật kinh doanh bảo hiểm đã ra đời được hơn 20 năm cùng với đó là sự phát triển của thị trường bảo hiểm ngày càng đa dạng do vậy luật kinh doanh bảo hiểm cũng như pháp luật về HĐ BHNT đã bộc lộ một số bất cập,vướng mắc nhất định (mof.gov.vn). Để khắc phục những bất cập đó Bộ Tài Chính đã phối hợp với các Bộ, Ngành, tổ chức có liên quan để xây dựng dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) theo hướng đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp thực tiễn, các cam kết của Việt Nam, đảm bảo các mục tiêu về thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng tại các Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính Trị, Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “ Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
51
biểu lần thứ XIII (mof.gov.vn, 2021). Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó: “ Phát triển cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính…Phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường dịch vụ kế
toán, thẩm định giá,..”; Nghị quyết số 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, trong đã nêu rõ nhiệm vụ “ Hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế…”; Quyết định số 242/2010/QĐ-TTg xác định “ sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lí, giám sát trên cơ sở rủi ro, xây dựng các tiêu chí giám sát nhằm đẩy mạnh công tác hậu kiểm thông qua thanh tra, kiểm tra” (Lê Anh & Minh Hùng, 2019).
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật HĐ BHNT phải phù hợp với thông lệ quốc tế
Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, hướng đến chuẩn mực quốc tế về
bảo hiểm để hình thành một hệ thống thị trường bảo hiểm đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước. Đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua đổi mới cung cấp dịch vụ, phương thức kinh doanh và phương thức quản lý nhà
nước, công khai, minh bạch, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt coi trọng chất lượng và sự an toàn của thị trường bảo hiểm (Lê Anh & Minh Hùng, 2019). Ngoài ra cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với cam kết quốc tế có liên quan, xác định rõ nội dung, nguyên tắc áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) bảo đảm không chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và
các luật khác có liên quan (Lê Anh & Minh Hùng, 2019).
Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BHNT phải xử lý
được những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của luật KDBH với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; đồng thời cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kết hợp cải cách toàn diện công tác quản lí, kiểm tra, thanh tra chuyên
52
ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lí nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội (Lê Anh
& Minh Hùng, 2019).
3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, bổ sung điều luật về phân biệt nguyên nhân dẫn đến sự kiện bảo hiểm tăng rủi ro là do khách quan hay chủ quan và hậu quả pháp lý
Hiện nay theo quy định tại khoản 2 điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 thì
vấn đề nguyên nhân dẫn đến sự kiện bảo hiểm tăng rủi ro đã nói rõ rằng “Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được BH thì DNBH có quyền tính lại phí BH cho thời gian còn lại của hợp đồng BH. Trong trường hợp bên mua BH không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngày bằng văn bản cho bên mua BH”. Tuy nhiên thì điều luật chỉ quy định chung chung, không nói rõ nguyên nhân dẫn đến tăng rủi ro được bảo hiểm là do khách quan hay do chủ quan.
Khách quan có thể là môi trường sống ô nhiễm dẫn đến sức khỏe suy giảm, hoặc do tuổi tác, v.v. Chủ quan có thể là do người mua bảo hiểm cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân nhưng chưa đến mức dẫn đến sự kiện bảo hiểm xảy ra, tuy nhiên lại dẫn đến việc bị DNBH tính lại phí. Nên do vậy nhiều trường hợp người mua BH phải chịu thiệt thòi, bị DNBH tăng phí một cách vô lý, dẫn đến tranh chấp xảy ra.
Do vậy, để hoàn thiện được quy định nói trên thì phải bổ sung điều luật về
nguyên nhân dẫn đến sự kiện bảo hiểm tăng. Việc sửa đổi này phải theo hướng nêu rõ cụ thể tăng là do khách quan hay chủ quan và hậu quả pháp lý của từng sự việc.
Chỉ có như vậy thì mới đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, hạn chế được tranh chấp giữa các bên.
53
Thứ hai, bổ sung điều khoản phân biệt rõ thế nào là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và thế nào là hành vi lừa dối khi giao kết HĐ
Hiện nay theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 19 Luật KDBH quy định rằng
“DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH và thu phí BH đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐ BH khi bên mua BH có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH..”; khoản 3 điều 19 Luật KDBH nói rõ
rằng “ Trường hợp DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐ BH”; và điểm d khoản 1 điều 22 Luật KDBH quy định “ Bên mua BH hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng BH thì HĐ BH vô hiệu”. Tuy nhiên những quy định này lại không phân biệt rõ được hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng có phải là hành vi lừa dối hay không? Trên thực tế rất dễ nhầm lẫn và khó
phân biệt hai hành vi này nên do vậy gây khó khăn cho người mua BH lẫn DNBH khi không biết áp dụng điều luật nào để giải quyết vấn đề. Khi một trong hai bên cung cấp thông tin không đúng sự thật nhằm giao kết HĐ thì cũng có nghĩa là đã có hành vi lừa dối trước khi kí kết hợp đồng, vậy lúc này hành vi vi phạm pháp luật là cố ý
cung cấp thông tin sai sự thật hay là lừa dối khi giao kết hợp đồng.
Do vậy, để hoàn thiện được những quy định này thì phải bổ sung quy định phân biệt rõ hai hành vi này, theo hướng khi nào được coi là cố ý cung cấp thông tin sai sự thật dẫn đến đơn phương đình chỉ hợp đồng và khi nào là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Như vậy mới tránh được tình trạng áp dụng sai quy phạm pháp luật, tránh dẫn đến tranh chấp và giúp cho DNBH cũng như người mua BH dễ dàng xác định được hành vi vi phạm pháp luật của đối phương và
áp dụng đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, bổ sung quy định về hậu quả pháp lý đối với hành vi ép buộc tổ chức, cá
nhân mua bảo hiểm nhân thọ.