Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (hose) (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Mô hình nghiên cứu

Mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết về hồi quy tuyến tính, trong đó biến phụ thuộc là mức đầu tư (INV) bao gồm 8 biến chi làm 2 nhóm là: Nhóm các thuộc tính của công ty (các biến độc lập) và nhóm ngoại sinh (các biến kiểm soát). Trong đó các biến nội sinh bao gồm: Tăng trưởng doanh thu (REVG), quy mô của công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), tỷ lệ TSCĐ (TANGB), cơ hội đầu tư theo Tobin (Q). Đối với các biếm kiểm soát gồm GDP và lạm phát.

Bảng 1: Bảng giải thích viết tắt các biến trong mô hình

TÊN BIẾN KÝ HIỆU

Biến phụ thuộc

Mức đầu tư INV

Biến độc lập

Tăng trưởng doanh thu REVG

Quy mô doanh nghiệp SIZE

Tỷ lệ tài sản cố định TANGB

Đòn bẩy tài chính LEV

Tobin’s q TOBINQ

Biến kiểm soát

Tăng trưởng GDP GDP

Lạm phát INF

Mô hình:

INVGit = β0 + β1REVGit + β2LEVit + β3SIZEit + β4TANGBit + β5 TOBINQit + β5 GDPit + β6 LPit + Ɛ

Trong đó:

β0: Hệ số chặn βj : Các hệ số

i: Doanh nghiệp i t: Năm t

2.4.2. Xây dựng các biến trong mô hình

Thứ nhất, biến tăng trưởng doanh thu (REVG) đại diện cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến QĐĐT. Biến này được xác định bằng cách dựa vào thông tin được lấy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tính phần trăm gia tăng trong doanh thu so với năm trước đó. Lập luận rằng nếu có sư gia tăng trong doanh thu của nhóm doanh nghiệp bất động sản sẽ làm nhu cầu xây dựng, đầu tư dự án tăng lên. Do đó, mối quan hệ giữa biến tăng trưởng doanh thu đến đầu tư được kỳ vọng là tương quan cùng chiều.

Thứ hai, biến đòn bẩy tài chính (LEV) có ý nghĩa phản ánh việc sử dung hiệu quả vay nợ của công ty và thể hiện những kế hoạch tương lai mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Đòn bẩy được xác định bằng tỷ lệ giữ tổng nợ phải trả so với tổng tài tài. Yếu tố này có thể tác động nghịch biến đến đầu tư của công ty bởi 2 nguyên nhân: Một là sự gia tăng sử dụng vay sợ có thể tăng nguy cơ phá sản và sẽ làm hạn chế việc sử dụng đòn bẩy dẫn đến giảm đầu tư; Hai là việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ làm giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có khả năng vay nợ cao sẽ làm tăng sức mạnh tài chính của DN từ đó nhân tố khuyến khích sự gia tăng đầu tư. Kết luận, dư kiến sẽ có sự tương quan giữa nghịch biến và đồng biến trong mối quan hệ của đòn bẩy và quyết định đầu tư.

Thứ ba, biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) có thể có những tác động tích cực lên các QĐĐT tạo lợi nhuận hoạt động của công ty vì các công ty có quy mô DN lớn sẽ có lợi thế về mặt tín nhiệm khi có thể tíếp cận được nhiều nguồn vay. tuy nhiên cũng bị hạn chế về tỷ lệ đầu tư. Theo như các nghiên cứu trước đây thì có nhiều cách tiếp cận để xác định quy mô của doanh nghiệp như thông qua TTS, tổng doanh thu hoặc số lao động. Trong nghiên cứu này thì quy mô được đo lường bằng giá trị logarit của tổng tài sản cuối năm.

Thứ tư, biến tỷ lệ TSCĐ (TANGB) ít được sử dụng trong các nghiên cứu về quyết định đầu tư nhưng trong một số bài đi trước, tuy nghiên quá trình nghiên cứu

thấy rằng biến này có mối tương quan đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ tài sản cố định cao sẽ tạo ra các rào cản cho các dự án đầu tư bổ sung với bối cảnh của các công ty. Tỷ lệ tài sản cố định được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của công ty.

Thứ năm, biến tobin’s Q (Q) đại diện cho những cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp (theo lý thuyết q Tobin Jame - 1969). Biến Q được xác định theo công thức trong bảng Các cơ hội đầu tư có sự tăng trưởng cũng là yếu tố kích thích công ty đưa ra các quyết định đầu tư nhiều hơn trong môi trường có nhiều cạnh tranh và kinh tế trong đà phát triển sau đại dịch. Nghiên cứu kỳ vọng rằng quyết định đầu tư sẽ có mối quan hệ cùng chiều với biến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ sáu, biến tăng trưởng GDP và lạm phát là hai biến đại diện cho tác động của vĩ mô đến sự tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp. Việc kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp gia tăng đầu tư sẽ được phản ánh qua chỉ số GDP. Còn lạm phát thì có mối tương quan ngược lại, trong điều kiện lạm phát cao làm lãi suất vay tăng dẫn đến chi phí vay tăng làm hạn chế sức vay và thậm chí nếu mức tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp không đuổi kịp với mức tăng nóng của lạm phát thì tiền rẻ sẽ là nhân tố làm gia tăng khả năng phá sản của doanh nghiệp và hạn chế việc đầu tư.

Bảng 2 sẽ tổng hợp lại các biến được sử dụng trong nghiên cứu cùng với vai trò trong mô hình:

Bảng 2: Bảng tóm tắt cách tính các biến trong mô hình

Tên biến Viết tắt Cách tính Loại biến

Tăng trưởng đầu tư INVG

INVG = log(𝐾𝑡) (𝐾𝑡 = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ +

𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑘ℎá𝑐 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 − 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔)

Biến phụ thuộc

Tăng trưởng doanh thu REVG REVG= 𝑅𝐸𝑉𝑡− 𝑅𝐸𝑉𝑡−1

𝑅𝐸𝑉𝑡−1 Biến độc lập

Đòn bẩy tài chính LEV LEV = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Biến độc lập Quy mô công ty SIZE SIZE = Log(tổng tài sản) Biến độc lập Tỷ lệ tài sản cố định TANGB TANGB = 𝑇𝑆𝐶Đ𝐻𝐻

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Biến độc lập

Cơ hội đầu tư Tobin’s Q

𝑄 =𝑇𝐷 + 𝑀𝐶 𝑇𝐷 + 𝑆𝐸

(với TD là tổng nợ, MC là tổng giá trị vốn hóa, SE là tổng vốn

chủ sở hữu của DN)

Biến độc lập

Tăng trưởng GDP GDP

Phương pháp sản xuất:

GDP = thu nhập từ lao động (W) + thu nhập từ vốn (∏, R, i) + Khấu hao (De) + Thuế gián thu (T i)

Phương pháp chi tiêu:

GDP = Chi tiêu hộ gia đình (C) + Chi tiêu doanh nghiệp (I) + Chi tiêu chính phủ (G) + Giá trị xuất khẩu (X) – Giá trị nhập khẩu (M)

Biến kiểm soát

Lạm phát INF

Lạm phát = (CPIt+1-CPIt)/CPIt x 100

Trong đó: CPI là chỉ số giá tiêu dùng

Biến kiểm soát

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

 Kết luận chương 2:

Trong chương 2, bài nghiên cứu đã khái quát qua các thông tin từ quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến thực nghiệm trên dữ liệu được thu thập từ Vietstock.com, Fiintrade.com và từ BCTC. Xây dựng mô hình các biến tác động đến mức tăng trưởng đầu tư gồm: tăng trưởng doanh thu (REVG), đòn bẩy tài chính (LEV), tài sản cố định hữu hình (TANGB), cơ hội đầu tư (Q) và hai biến kiểm soát GDP và lạm phát.

INVGit = β0 + β1REVGit + β2LEVit + β3SIZEit + β4TANGBit + β5 TOBINQit + β5 GDPit + β6 LPit + Ɛ

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (hose) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)