Bối cảnh kinh tế vĩ mô của các quốc gia ASEAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về rào cản tài chính của các doanh nghiệp đông nam á (Trang 31 - 53)

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NHỮNG RÀO CẢN TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐÔNG NAM Á

2.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô của các quốc gia ASEAN

Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN

Từ một khu vực chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh xâm lược, điều này đã để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, khu vực Đông Nam Á đã trở thành điểm sáng về xu hướng đô thị hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo Ban thư ký ASEAN (2020), nền kinh tế ASEAN có quy mô GDP lớn thứ 5 trên thế giới với khoảng 3,2 nghìn tỷ USD năm 2019, chỉ đứng sau Hoa Kỳ (21,4 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (14,4 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (5,1 nghìn tỷ USD) và Đức (3,9 nghìn tỷ USD), tăng lên đáng kể so với vị trí là nền kinh tế thứ 7 của thế giới năm 2014. Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2019, cụ thể xem Biều đồ 2.1 dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Top 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới năm 2019 (nghìn tỷ USD) Nguồn: ASEAN Secretariat, ASEANstats database Giai đoạn 2020-2021, ASEAN cũng như toàn thế giới phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trong khối ASEAN đều tăng trưởng âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các hoạt động du lịch tạm dừng khai thác và ngưng trệ, làm cản trở các chuỗi cung ứng và nguồn cung lao động. Thậm chí các nền kinh tế được coi là lớn nhất Đông Nam Á cũng lâm vào khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) (2021), nền kinh tế thế giới giảm 3,5% trong năm 2020 đối với các nước phát triển phụ thuộc nhiều vào dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực

21.4

14.4

5.1 3.9 3.2 2.9 2.8 2.7 2 1.8

0 5 10 15 20 25

Hoa Kỳ Trung Quốc

Nhật Bản

Đức ASEAN Ấn Độ Vương Quốc

Anh

Pháp Italy Brazil

Đông Nam Á (bao gồm cả Timor-Leste) giảm 3,9% trong năm 2020 do suy giảm nguồn thu từ du lịch quốc tế, giảm đầu tư của khu vực tư nhân và giảm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng. Có thể thấy rằng, đại dịch đã làm thay đổi cục diện cũng như vị trí của các nền kinh tế trong khu vực.

Theo số liệu mới nhất từ WB (2020), tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia ASEAN trong năm 2019-2020 tại Biểu đồ 2.2 dưới đây:

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP tại ASEAN năm 2019 và năm 2020 Nguồn: Số liệu tính toán từ WB (2020) Indonesia, đây là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á và thứ hai Châu Á chỉ sau Ấn Độ đã rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên sau 22 năm, có tốc độ GDP tăng trưởng -2,07%, giảm 7,09 điểm so với mức tăng 5,02% của năm 2019.

Thái Lan, được cho là nền kinh tế lớn thứ hai khu vực, có tốc độ tăng trưởng GDP là - 6,09%, mức tăng năm 2019 là 2,27%. Vì nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc phần lớn vào dịch vụ du lịch, chiếm tới 12% GDP của nước này nên năm 2020 là một năm tồi tệ của quốc gia này khi vừa phải đối mặt với đại dịch vừa bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình với quy mô lớn do sự bất ổn chính trị trong nước. Philippines là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Châu Á. Tuy nhiên, năm 2020, bất chấp những nỗ lực phòng chống dịch bệnh khắc nghiệt và kéo dài, Philippines vẫn trở thành ổ dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, nền kinh tế trì trệ, tốc độ tăng trưởng GDP giảm tốc là -9,57%, trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng sụt giảm mạnh nhất ASEAN, giảm mạnh 15,69 điểm so với năm 2019 có mức tăng trưởng 6,12%. Việt Nam nằm trong số các nước hiếm hoi trên thế giới vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương là 2,91% trong năm

5.02%

2.27%

6.12% 7.02%

1.35%

4.30%

1.69%

7.05%

5.46%

3.87%

-2.07%

-6.09%

-9.57%

2.91%

-5.39% -5.59%

-9.99%

-3.14%

0.44% 1.20%

-12.00%

-10.00%

-8.00%

-6.00%

-4.00%

-2.00%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

Năm 2019 Năm 2020

2020. Dù đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong thập kỷ gần đây, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong các nước tăng trưởng tốt nhất của cả thế giới trong bối cảnh dại dịch COVID- 19. Singapore, trước khi đại dịch bùng phát, GDP của Singapore đã chậm lại ở mức 1,35% trong năm 2019 – mức tăng GDP thấp nhất trong một thập kỷ, nguyên nhân được cho là do tác động của cuộc thương mại Mỹ - Trung. Chính vì vậy, với một đất nước phụ thuộc lớn nhu cầu từ nước ngoài như Singapore, cuộc khủng hoảng đại dịch đã nhanh chóng làm nền kinh tế nước này suy thoái sâu với tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2020 là -5,39%, giảm tới 6,74 điểm so với năm 2019. Malaysia với tốc độ tăng trưởng GDP là -5,59% trong năm 2020, với mức suy giảm tồi tệ nhất trong hơn hai thập niên gần đây, giảm tới 9,89 điểm so với năm 2019. Myanmar với mức tăng trưởng - 9,99% trong năm 2020, là nền kinh tế có mức sụt giảm đứng thứ hai trong khu vực giảm 11,68 điểm so năm 2019. Nguyên nhân được cho là bất ổn chính trị và sự xuất hiện của nhiều ca bệnh nặng của nước này trong năm qua. Campuchia, Lào, Brunei có tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2020 lần lượt là -3,14%, 0,44%, 1,20%.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào tháng 9/2021, tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á (gồm cả Timor-Leste) được ADB dự báo ở mức 3,1% trong năm 2021. Trong đó, Indonesia (3,5%); Malaysia (4,7%); Thái Lan (0,8%);

Việt Nam (3,8%); Philippines (4,5%); Singapore (6,5%); Myanmar (-18,4%);

Campuchia (1,9%); Lào (2,3%); Brunei (1,8%); Timor-Leste (2,2%). Đến năm 2022, dự báo kinh tế các quốc gia ASEAN có sự tăng trưởng GDP rõ ràng, cụ thể như Biểu đồ 2.3 dưới đây:

Biểu đồ 2.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP tại ASEAN năm 2021 và năm 2022 Nguồn: Số liệu tính toán từ ADB (2021)

3.8% 4.7%

1.9%

4.5% 3.5%

6.5%

2.3%

0.8% 1.8%

-18.4%

6.5% 6.1% 5.5% 5.5% 4.8% 4.1% 4.0% 3.9% 3.5%

no data

-20.0%

-15.0%

-10.0%

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

Năm 2021 Năm 2022

Mặc dù tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới như Delta và Omicron, nhưng hầu hết các quốc gia trong khối ASEAN cơ bản đạt được các mục tiêu tiêm chủng, triển khai thành công các hạn chế có mục tiêu, ổn định tình hình chính trị - xã hội và dần mở cửa kinh tế nên việc ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương năm 2022 là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo ADB, Myanmar phải chịu sự bất ổn của tình hình chính trị và tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dự báo sẽ tăng trưởng -18,4% trong năm 2021 tăng gấp đôi dự báo vào tháng 4/2021. ADB còn cho biết thêm, Myanmar phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh và nguồn cầu yếu do các nhà máy đóng cửa nên sản lượng sản xuất công nghiệp của nước này bị giảm mạnh. Vì vậy rất khó để đưa ra một con số cụ thể dự đoán tác động kinh tế của đất nước này trong năm 2022.

Thứ hai, các hoạt động thương mại và đầu tư tại ASEAN

Theo Bùi Thanh Sơn (2021), ASEAN còn giữ vai trò là trung tâm của các tiến trình đối thoại và không gian kinh tế rộng mở với 8 hiệp định bao gồm Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30%

dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu. Các quan hệ đối tác của ASEAN bao gồm 11 quốc gia và tổ chức quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Khối Liên minh Châu Âu (EU), …

Ngoài ra, trong thương mại, ASEAN cũng đang là nền kinh tế thương mại lớn thứ 4 trên thế giới về thương mại hàng hóa với tổng giá trị tăng đáng kể trong vài năm qua, đạt hơn 844,6 tỷ USD vào năm 2019. Xét riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư FDI vào khu vực này lên tới 182 tỷ USD trong cùng năm. Đây là mức cao nhất mọi thời đại, đưa ASEAN trở thành khu vực nhận FDI lớn nhất so với các nền kinh tế đang phát triển khác và trở thành nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn thứ 3 trên thế giới. Số vốn FDI vào ASEAN giảm 25% xuống 137 tỷ USD so với năm 2019 do phải chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19. Các nước nhận đầu tư từ FDI hàng đầu trong khu vực cũng ghi nhận mức giảm tương tự: Singapore giảm 21%, Indonesia giảm 22% và Việt Nam giảm 2%. Đây là ba quốc gia chiếm hơn 90% dòng vốn FDI mà ASEAN nhận được vào năm 2020. Cụ thể, dòng vốn FDI vào ASEAN theo từng quốc gia, xem tại Bảng 2.1 và Hình 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Dòng vốn FDI vào ASEAN theo từng quốc gia giai đoạn 2018-2020 (đơn vị: triệu USD)

Quốc gia 2018 2019 2020

Brunei 517.3 374.6 577.4

Campuchia 3,212.6 3,663.0 3,624.6

Indonesia 20,563.5 23,883.3 18,310.0

Lào 1,358.0 755.5 967.7

Malaysia 7,611.3 7,859.7 3,511.8

Myanmar 1,609.8 1,729.9 2,205.6

Philippines 9,948.6 8,671.4 6,585.6

Singapore 75,954.1 114,158.4 90,597.7

Thái Lan 13,190.9 4,790.4 -4,848.9

Việt Nam 15,500.0 16,120.0 15,800.0

Tổng 149,466.0 182,006.2 137,331.5

Nguồn: ASEANStatsDataPortal

Hình 2.1. Dòng vốn FDI và ASEAN theo từng quốc gia năm 2020 (tỷ lệ %) Nguồn: UOB FDI Advisory

Vốn FDI vào Thái Lan giảm xuống còn âm hơn 4,8 tỷ USD trong năm 2020 do các nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn. Trong khi đó, Malaysia giảm hơn 55% xuống 3,5 tỷ USD; Philippines giảm 24,1% xấp xỉ từ 8,7 tỷ USD năm 2019 xuống còn 6,6 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Singapore là quốc gia nhận thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất trong khối ASEAN và đứng thư tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, và Hồng Kông. Theo báo cáo, triển vọng của ASEAN vẫn rất sáng nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn hấp dẫn, ngay cả việc dòng vốn FDI bị sụt giảm thì tỷ trọng vốn FDI toàn cầu vẫn tăng từ 11,9% năm 2019 lên 13,7% năm 2020. Đặc biệt, trong các lĩnh vực như kinh tế kỹ thuật số và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần hỗ trợ sự sụt giảm của FDI vào các lĩnh vực khác sau đại dịch.

Theo UOB FDI Advisory (2021), về nội khối ASEAN, dòng vốn FDI tăng trưởng 5,4% vào năm 2020 (từ 22,1 tỷ USD năm 2019 lên 23,3 tỷ USD năm 2020). Trong khu vực, hai quốc gia là Singaore và Thái Lan là những nhà đầu tư lớn nhất. Trên thực tế, các công ty từ Singapore đã hình thành nhóm nhà đầu tư lớn nhất ở một số quốc gia:

25% FDI vào các lĩnh vực như các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng, sản xuất, vận tải, hậu cần và cơ sở hạ tầng tại Indonesia và 40% FDI vào Việt Nam. FDI của Thái Lanntăng hơn gấp đôi lên 17 tỷ USD vào năm 2020 và đầu ra được chuyển vào các ngành như sản xuất, dịch vụ, bất động sản và các hoạt động xây dựng trong ASEAN, chiếm 85% tổng FDI. Đầu tư trong nội khối sẽ thúc đẩy không chỉ hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn mà còn cả triển vọng tăng trưởng kinh tế chung cho khu vực.

Nhìn chung, do khủng hoảng đại dịch năm 2020, FDI tại ASEAN có chiều hướng sụt giảm, nhưng so với mặt bằng chung toàn cầu thì điều đó là không đáng kể. Triển vọng FDI đối với khu vực ASEAN tương đối tiềm năng, do đầu tư trong nội khối, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, vị trí địa lý thuận lợi giao thương và xu hướng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ngày nay cùng với đó là sự hội nhập toàn cầu theo chiều hướng tích cực của các quốc gia trong khối ASEAN. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi bởi nó phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh của mỗi quốc gia khi hiện nay xuất hiện nhiều biến thể virus mới.

Thứ ba, môi trường kinh doanh của các quốc gia ASEAN

Những năm gần đây, các quốc gia trong khối ASEAN đã đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện và cải tiến về chất lượng môi trường kinh doanh. Theo WB, Singapore, Malaysia, Thái Lan liên tục được xếp hạng cao trên thế giới về “Chỉ số thuận lợi trong

kinh doanh”. Chỉ số này cho biết quốc gia đó đang sở hữu môi trường pháp lý thuận lợi, phù hợp trong việc bắt đầu một dự án kinh doanh và cho biết quá trình hoạt động của công ty đó, tạo thêm cơ hội nghề nghiệp, tăng thu nhập của người dân và chi phí thuế cho chính phủ. Nhằm gỡ bỏ những rào cản kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì mỗi quốc gia đều phải có những chính sách cải cách thích hợp để cải thiện môi trường kinh doanh của đất nước và bắt kịp với toàn cầu.

Theo Doing Business (WB, 2020), thứ hạng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á so sánh với môi trường kinh doanh của 190 nền kinh tế trên toàn cầu lần lượt là Singapore (2), Malaysia (12), Thái Lan (21), Brunei (66), Việt Nam (70), Indonesia (73), Philippines (95), Campuchia (144), Lào (154), Myanmar (165), Timor- Leste đứng thứ 181. Thứ hạng và điểm số về “chỉ số thuận lợi trong kinh doanh của các quốc gia” ASEAN trong năm 2018-1019, cụ thể xem Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Thứ hạng và điểm số về “chỉ số thuận lợi trong kinh doanh” của các quốc gia ASEAN trong năm 2018-1019

Quốc gia Điểm DB (2018) Thứ hạng (2018)

Điểm DB (2018)

Thứ hạng (2019)

Singapore 85,8 2 86,2 2

Malaysia 81,3 15 81,5 12

Thái Lan 79,5 27 80,1 21

Brunei 69,6 55 70,1 66

Vietnam 68,6 69 69,8 70

Indonesia 68,2 73 69,6 73

Philippines 60,9 124 62,8 95

Campuchia 53,8 138 53,8 144

Lào 50,8 154 50,8 154

Myanmar 43,5 171 46,8 165

Đông Timor 39,7 178 39,4 181

Nguồn: Doing Business 2020

Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ hai về chỉ số này từ 2016, chỉ sau New Zealand với điểm thuận lợi trong kinh doanh (Điểm DB) 86,2 tăng lên 0,4 điểm DB so với báo cáo Doing Business 2019, đi đầu thế giới trong vấn đề thực thi hợp đồng, cho thấy chính phủ Singapore rất coi trọng môi trường kinh doanh, sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Malaysia cũng cải thiện đáng kể, khẳng định vị thế của mình trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới và được hứa hẹn sẽ là một trong 10 quốc gia có môi trường kinh doanh dễ dàng nhất thế giới trong năm tới. Malaysia dẫn đầu ASEAN về chỉ số “Tiếp cận điện năng” và “Cấp giấy phép xây dựng”. Thái Lan đã tăng 6 bậc trong năm 2019. Hiện tại, chính phủ Thái Lan định hướng đến các nhà đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đặt mục tiêu đưa nước này vào top 10 trong bảng xếp hạng trên. Ba quốc gia đều có chỉ số “Bảo vệ nhà đầu tư cao”

so với toàn cầu và vượt xa so với các nước khác trong khối ASEAN: Malaysia (2), Singapore (3), Thái Lan (3). Những con số này cũng phần nào cho thấy ba quốc gia này đã cải thiện hợp lý, bền vững, đáp ứng được mong đợi của nhà đầu tư.

Ngoài ra, Philippines tăng tới 29 bậc trong năm 2019, cho thấy nền kinh tế có xu hướng cải cách nhanh và quyết liệt, khẳng định vị trí của một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất Châu Á. Myanmar cũng là một quốc gia có sự cải tiến đáng kể trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh và cấp giấy phép xây dựng, giúp thứ hạng của nước này tăng tới 6 bậc trong năm 2019. Điểm DB của Việt Nam tăng 1,2 điểm so với năm trước nhưng thứ hạng lại bị tụt xuống 1 bậc. Brunei có sự sụt giảm đáng kể, giảm tới 11 bậc và tăng 0,5 điểm so với 2018. Indonesia có xu hướng chững lại trong 2 năm gần đây.

Điều này thể hiện, các nước đã có những chính sách cải cách, thúc đẩy môi trường kinh doanh, nhưng còn ít và chậm so với một số nền kinh tế cải cách nhanh và mạnh mẽ trong khu vực cũng như so với toàn cầu. Các quốc gia còn lại của Đông Nam Á vẫn chưa cho thấy được sự cải thiện trong môi trường kinh doanh.

Chi tiết xếp hạng theo một vài chỉ số để đánh giá mức thuận lợi trong môi trường kinh doanh của các quốc gia Đông Nam Á năm 2019, xem Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Một vài chỉ số để đánh giá mức thuận lợi trong môi trường kinh doanh của các quốc gia Đông Nam Á năm 2019

Quốc gia

Khởi sự kinh doanh

Cấp giấy phép xây

dựng

Tiếp cận điện năng

Tiếp cận tín

dụng

Bảo vệ nhà đầu

Thực thi hợp đồng

Singapore 4 5 19 37 3 1

Malaysia 126 2 4 37 2 35

Thái Lan 47 34 6 48 3 37

Brunei 16 54 31 1 128 66

Việt Nam 115 25 27 25 97 68

Indonesia 140 110 33 48 37 139

Philippines 171 85 32 132 72 152

Campuchia 187 178 146 25 128 182

Lào 181 99 144 80 179 161

Myanmar 70 46 148 181 176 187

Đông Timor 68 159 126 173 157 190

Nguồn: Doing Business 2020 Đặc biệt, nhìn vào chỉ số “tiếp cận tín dụng” Brunei là quốc gia đạt chỉ số này cao nhất 190 nước toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia cũng là hai quốc gia đang đứng vị trí thứ hai trong khối ASEAN về chỉ sổ này (25/190). Doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có thể sử dụng vốn từ các trung gian tài chính nhằm phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp, của cá nhân nhờ việc tiếp cận tài chính nhưng phải tuân thủ các quy định, đề nghị cấp tín dụng. Chỉ số này là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các doanh nghiệp và được đo lường thông qua hai chỉ số thành phần là chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng (thang điểm từ 0-8) và chỉ số quyền lợi pháp lý (thang điểm từ 0-12). Điểm và thứ hạng về chỉ số tiếp cận tín dụng tại Đông Nam Á năm 2019, cụ thể như Bảng 2.4:

Bảng 2.4. Chỉ số tiếp cận tín dụng tại các quốc gia Đông Nam Á năm 2019

Quốc gia

Chỉ số chiều sâu thông tin

tín dụng

Chỉ số sức mạnh quyền

pháp lý

Điểm thuận lợi tiếp cận

tín dụng

Thứ hạng thuận lợi tiếp cận tín

dụng

Singapore 7 8 75 37

Malaysia 8 7 75 37

Thailand 7 7 70 48

Brunei 8 12 100 1

Vietnam 8 8 80 25

Indonesia 8 6 70 48

Philippines 7 1 40 132

Cambodia 6 10 80 25

Lao PDR 6 6 60 80

Myanmar 0 2 10 181

Timor-Leste 4 0 20 173

Nguồn: Doing Business 2020 Theo Doing Business (WB, 2020), hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có điểm thuận lợi tiếp cận tín dụng cao, đạt từ 70/100 điểm trở lên, tiêu biểu là Brunei. Có thể thấy, Brunei có là một quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực tài chính - ngân hàng với thứ hạng thuận lợi trong tiếp cận tín dụng đứng thứ 1 trong tổng số 190 quốc gia. Ngoài ra, nhiều quốc gia đạt điểm tuyệt đối và cận tuyệt đối (từ 6-8/8 điểm) tại chỉ số “Chiều sâu thông tin tín dụng”, thể hiện phạm vi và mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á được cải thiện rõ ràng. Chỉ số “Sức mạnh quyền pháp lý” nhằm đo lường các yếu tố hỗ trợ việc cho vay trên hệ thống pháp luật của các quốc gia nhằm xử lý đối với tài sản bảo đảm và phá sản doanh nghiệp. Brunei đạt số điểm tối đa (12/12), theo sau là Campuchia (10/12), hầu hết các quốc gia còn lại cũng đạt được điểm số cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về rào cản tài chính của các doanh nghiệp đông nam á (Trang 31 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)