2.3. Nguyên nhân gây ra RRTC
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan có nguồn gốc bên trong DN có ảnh hưởng lớn tới RRTC.
Những nhân tố này xuất hiện từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của DN trong quá trình kinh doanh như năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản trị DN, kết cấu nợ, hiệu quả hoạt động, kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản, KNSL,…
− Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản trị DN: nhân tố này rất đáng chú ý trong việc có tác động tới DN. Một DN tốt, hoạt động hiệu quả là một DN có lãnh đạo và nhà quản trị có năng lực và hành vi đúng mực.. Lãnh đạo của DN phải mang trên mình những vai trò hết sức quan trọng. Sự điều hành, kiểm soát trong việc sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tốt nhất giữa những yếu tố sản xuất, cắt giảm chi phí không mang lại hiệu quả hoạt động, đồng thời nắm bắt các cơ hội trong những dự án kinh doanh, đem lại cho công ty sự phát triển và tăng trưởng trong dài hạn. Lãnh đạo cần quản lí, giao phó và ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc, đào tạo, giám sát và chỉ huy nhân sự để tạo nên một môi trường làm việc hết công suất, tối đa hóa năng suất làm việc của cán bộ công nhân viên trong DN. Bên cạnh đó nếu năng lực của lãnh đạo không đủ tốt: sự thiếu hiểu biết và kiến thức cơ bản trong kinh doanh cùng với trình độ năng lực không thể đáp ứng được các công việc lãnh đạo giao phó; sự liên kết giữa các bộ phận trong DN thiếu hòa hợp; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải nhân viên hay người lao động không công bằng,… sẽ
dẫn đến hệ lụy rất nghiêm trọng, kết quả hoạt động kinh doanh đi xuống (sản phẩm thiếu chất lượng, chiến lược kinh doanh hời hợt,...), các nhà đầu tư không còn tin tưởng đến DN dẫn đến việc rút vốn, mất uy tín thương hiệu. Đây là những nhân tố dẫn đến rủi ro và tổn thất không đáng có cho DN. “Khi giám đốc DN có mức độ đáp ứng về các năng lực lãnh đạo càng tốt thì kết quả hoạt động của DN cũng sẽ khả quan hơn” - Theo Bùi Thị Minh Thu, Trần Thị Ngân Hà - Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
− Hiệu suất hoạt động: hiệu suất hoạt động cho biết hiệu quả tận dụng tài sản của DN.
Công tác quản lý và hoạt động sản xuất của DN có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc tận dụng hợp lý nguồn tài sản trong mọi hoạt động của DN, bao gồm cả tài sản ngắn hạn (HTK, KPT) và tài sản dài hạn (bất động sản, đất đai, máy móc thiết bị). Hiệu suất hoạt động của DN càng cao thì doanh thu trong mỗi tài sản đầu tư được tạo ra càng nhiều, DN sử dụng hiệu quả và triệt để nguồn tài sản, từ đó DN đảm bảo được KNTT và giảm thiểu được RRTC.
− Kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản: khi phân tích kết cấu tài sản và kết cấu vốn sẽ thấy được rằng các hệ số thể hiện kết cấu tài sản, nguồn vốn và xác định được các
yếu tố tác động tới tính độc lập của tài sản và tính ổn định của nguồn vốn. Do đó, khi dựa trên những chỉ số khi phân tích kết cấu tài sản và kết cấu vốn sẽ biết được mọi hiện trạng hay tình hình của DN, cụ thể:
● Đối với DN: các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra quyết định thích hơp (làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận) bằng việc đánh giá tính hợp lý trong việc tạo mới kết cấu tài sản, nguồn vốn, đây mới là mục tiêu cuối cùng
● Đối với chủ nợ: mục tiêu sau cùng là đưa ra các chính sách sao cho phù hợp (cho vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thông qua việc DN sử dụng vốn với mục đích và hiệu quả cao hay thấp.
● Đối với nhà đầu tư: khi quyết định góp vốn với DN, hầu hết các nhà đầu tư luôn hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận và xem xét có nên đầu tư hay không.
− Khả năng sinh lời (KNSL): KNSL của vốn chủ sở hữu phản ánh rõ ràng nhất về KNSL của DN, vì hầu hết hoạt động của DN đều nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu. Thực tế có thể thấy rằng, KNSL của vốn chủ sở hữu sẽ
liên tục biến động lên xuống theo các ngành kinh doanh khác nhau; ví dụ: trong ngành dịch vụ, với chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị đầu tư vào TSCĐ nhỏ nên sẽ ít chi phí khấu hao hơn, từ đó làm lợi nhuận giảm nên giá trị KNSL vốn chủ sở hữu sẽ
cao, và có thể trái ngược với một vài lĩnh vực khác như công nghiệp nặng. Tuy nhiên không phải KNSL của vốn chủ sở hữu cao luôn có lợi đối với DN; vì khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì có nghĩa là DN đang phải đi vay nợ nhiều để chi trả cho tài sản và những chi phí kinh doanh khác của DN. Mức độ mạo hiểm sẽ tăng cao hơn khi cá khoản nợ phải trả lớn trong tổng nguồn vốn của DN, đặc biệt luôn tiềm ẩn những rủi ro về chi phí lãi vay và thanh toán. Ngoài ra, muốn lợi nhuận tăng lên thì yêu cầu tối thiểu đối với DN là phải tăng TTS – phương tiện vật chất cần thiết giúp cho DN đạt được mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, mức sinh lời của lợi nhuận không phải lúc nào cũng tăng trưởng theo mức ổn định; trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ luôn để tâm tới mức sinh lời đối với số vốn đã chi ra. Do đó, DN cần phải đánh giá kỹ
lưỡng KNSL của vốn chủ sở hữu để có những phương pháp hiệu quả nhất góp phần gia tăng lợi nhuận, gíúp nâng cao KNSL của vốn chủ sở hữu. Để phân tích được hiệu
quả tận dụng đối với vốn chủ sở hữu của DN, có thể đánh giá thông qua KNSL của vốn chủ sở hữu. Từ việc nghiên cứu KNSL của vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý sẽ
xem xét được trình độ, công tác quản lý và sử dụng vốn của DN, đưa ra được các nguyên nhân cũng như yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Từ
đó, các nhà quản lý gợi ý các chính sách thích hợp để giảm thiểu các rủi ro về tài chính DN.
2.4. Tác động của RRTC tới DN
Rủi ro luôn đi cùng với KNSL, do đó rủi ro thường ảnh hưởng hai mặt tới việc sản xuất kinh doanh của DN: mặt tích cực và mặt tiêu cực. RRTC sẽ có lợi cho DN nếu như DN biết cách quản lý hợp lý rủi ro, từ đó giảm thiểu rủi ro, biến rủi ro thành cơ hội phát triển. Khi đó, RRTC có thể đem lại nhiều lợi ích cho DN như: giảm bớt chi phí hoạt động sản xuất, gia tăng thêm lợi nhuận cũng như giá trị DN và vị thế cạnh tranh của DN được nâng cao hơn so với các đối thủ. Đồng thời, DN cũng qua đó dự đoán được các khó khăn trong tương lai như quá hạn các khoản nợ đến hạn hay vỡ nợ, gắn với các thay đổi lên xuống thường thấy trong một chu kì hoạt động sản xuất. Ngược lại, nếu DN không nắm bắt, đề phòng được rủi ro thì những mất mát cũng như tổn thất của RRTC phát sinh ra sẽ
trở thành áp lực tài chính, từ đó chi phí hoạt động sản xuất sẽ tăng, đồng thời lợi nhuận sẽ
giảm và giá trị thị trường cũng như vị thế cạnh tranh trên thị trường sẽ bị giảm sút. Nếu rủi ro quá lớn, DN không thể kiểm soát và khắc phục đượccông ty có thể lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn dẫn đến bờ vực phá sản.
Đa số các công ty hoạt động, cạnh tranh trên thị trường đều e ngại khi phải đối mặt với rủi ro, vì vậy khi đánh giá tác động của RRTC, các DN luôn chú ý và đánh giá chi tiết hơn đến mặt tiêu cực của nó. Những ảnh hưởng của RRTC đối với DN được phân tích qua các điểm chính dưới đây:
- Tác động của RRTC đến chi phí của DN:
Tác động của RRTC đến chi phí của DN biểu hiện ở ba mặt chính: chi phí sử dụng vốn, chi phí khó khăn tài chính và chi phí kinh doanh của DN. Đối với chi phí sử dụng vốn, khi DN có RRTC đánh giá ở mức cao, những chủ đầu tư của DN bao giờ cũng đòi hỏi sự bù đắp rủi ro đủ lớn ngoài chi phí huy động vốn phi rủi ro để có thể bù đắp các rủi ro nếu họ gặp phải. Việc này làm cho chi phí huy động vốn của DN gia tăng.
Về phần chi phí kinh doanh, khi RRTC diễn ra sẽ khiến cho các khoản chi phí kinh doanh của DN tăng lên. Biến động của các biến cố RRTC làm tăng chi phí kinh doanh như:
giá đầu vào của nguyên vật liệu tăng làm giá vốn hàng bán tăng, chi phí tài chính sẽ tăng nếu lãi suất đi vay tăng cao hơn, sự thay đổi của tỷ giá với chiều hướng bất lợi làm tăng chi phí nhập khẩu thiết bị đầu vào, các chi phí để khắc phục, bồi thường những tổn hại do rủi ro gây ra, các chi phí thiệt hại về tài sản có rủi ro cũng tăng lên,,,... Các loại chi phí này đều có tác động trực tiếp tới chi phí hoạt động sản xuất, giá đầu vào các sản phẩm, dịch vụ và từ đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN.
Đáng chú ý là nếu DN phải đối mặt với việc phá sản, vỡ nợ thì các chi phí khó khăn tài chính sẽ xuất hiện, trong đó có các chi phí khó khăn tài chính trực tiếp liên quan đến thực hiện phá sản DN và một số chi phí gián tiếp như mất thị trường, chảy máu chất xám, , mất thương hiệu, mất khách hàng làm suy giảm giá trị DN.
- Tác động của RRTC tới lợi nhuận ròng của DN:
RRTC, một khi xảy ra thường tác động trực tiếp đến doanh thu, chi phí và theo đó
sẽ tác động tới lợi nhuận ròng của DN. Lấy ví dụ về giá cả hàng hoá, dịch vụ, nếu giá cả hàng hoá, dịch vụ đầu vào tăng cao thì chi phí hoạt động sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty sẽ bị ảnh hưởng xấu, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Ngược lại, nếu giá bán ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ biến động không thuận lợi, giảm thấp hơn so với giá thành sẽ làm lợi nhuận của công ty giảm theo, thậm chí dẫn tới tình hình xấu nhất là thua lỗ nặng. Hay ví dụ về lãi suất, lãi suất hạ làm giảm chi phí lãi vay phải trả nhưng cùng lúc đó cũng khiến cho các khoản phải thu từ các hoạt động đầu tư giảm. Trong trường hợp giá trị khoản phải thu giảm nhanh hơn chi phí lãi vay phải trả thì DN rõ ràng đã thua lỗ.
- Tác động của RRTC tới hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DN:
Sự ảnh hưởng của RRTC tới chi phí kinh doanh, lợi nhuận của DN hay chính là ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vị thế cạnh tranh của DN. Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được từ chi phí đó. Khi chi phí sử dụng càng nhỏ, lợi nhuận đạt được càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao. Doanh nghiệp có hiệu quả càng cao trong quá trình sản xuất thì
tình hình tài chính DN sẽ ngày càng cải thiện qua đó vị thế của DN trên thị trường ngày càng lớn, năng lực cạnh tranh của DN sẽ càng cao. Việc này giúp DN giảm nguy cơ gặp phải các rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn, phòng ngừa nguy cơ vỡ nợ và phá sản trong quá trình kinh doanh.
- Tác động của RRTC tới giá trị DN:
Mục tiêu lớn nhất của DN là tối đa hoá giá trị. Nếu RRTC xảy ra với mức độ nghiêm trọng sẽ gây tổn thất lớn cho DN và làm lợi nhuận giảm sút. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá
thấp giá trị cổ phiếu của DN trên thị trường và đồng thời như đa diễn giải ở trên, ở tình trạng xấu nhất là nếu DN rơi vào tình trạnh phá sản thì có thể sẽ phải chịu các chi phí khó khăn tài chính, gián tiếp cũng làm cho giá trị của DN sẽ bị suy giảm.