Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các nhân tố tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm vn30 niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)

3.2. Phương pháp, mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.2. Mô hình nghiên cứu

Với đề tài này, các tác giả trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp, mô hình khác nhau để đo lường mức độ RRTC của các DN như: tỷ lệ tài sản/nợ phải trả, hệ số đòn bẩy tài chính, phân tích xác suất... Từ nghiên cứu lý thuyết cũng như kế thừa từ những bài nghiên cứu của các tác giả về RRTC như: Alexander Bathory (1984), Vũ Thị Hậu (2017), Gang và cộng sự (2012)và Võ Minh Long (2020), bài nghiên cứu tập trung vào 5 yếu tố ảnh hưởng tới RRTC của 30 DN niêm yết thuộc VN30, bao gồm các yếu tố sau: cơ cấu nợ (DS), KNSL (PR), KNTT (SO), hiệu suất hoạt động (PE) và vốn cố định (FAS). Theo đó, tác giả sẽ sử dụng 11 tỷ số tài chính trong bài này - các biến độc lập để biểu diễn 5 nhân tố chính; và tác giả sử dụng thêm 1 yếu tố khác là quản trị công ty, theo đó, 2 hệ số phi tài chính - các biến kiểm soát để diễn tả yếu tố quản trị công ty ảnh hưởng đến RRTC của 30 DN niêm yết thuộc VN30 giai đoạn 2016 - 2021 và được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1.

Bên cạnh đó, lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đó của các tác giả sử dụng mô hình Alexander Bathory (trích dẫn trong Bhunia & Mukhuti, 2012, 29) cũng cho rằng: “Giá trị

của mô hình (FR) càng nhỏ, thể hiện tình hình tài chính khó khăn, RRTC của DN càng cao và ngược lại.”

Kế thừa lý thuyết từ mô hình Alexander Bathory đã nói ở trên và mô hình tác giả Võ Minh Long (2020) đã sử dụng, bài nghiên cứu này xây dựng một mô hình tổng quát gồm một vài yếu tố tác động tới RRTC với biến phụ thuộc là FR, 11 tỷ số tài chính: hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn, hệ số KNTT ngắn hạn, hệ số KNTT nhanh, hệ số KNTT tổng quát, hệ số KNSL của tổng tài sản, hệ số KNSL của doanh thu, vòng quay HTK, vòng quay TSCĐ, vòng quay KPT, vòng quay TTS và hệ số vốn cố định và 2 hệ số phi tài chính: quy mô HĐQT và thành viên HĐQT độc lập, cụ thể:

FRit = β0 + β1DSit + β2CRit + β3QRit + β4ALRit + β5ROSit + β6ROAit + β7ITit + β8FATit + Β9TATit + β10RTit + β11FASit + β12BODit + β13ODit + uit Bảng 3.1 Định nghĩa và mô tả các biến

Tên biến Ký

hiệu biến

Định nghĩa Mô tả

Biến phụ thuộc

Rủi ro tài chính FR Rủi ro tài chính (Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao tài sản cố định + Thuế thu nhập

hoãn lại)/Nợ ngắn hạn Biến độc lập

Cơ cấu nợ DS Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn

vốn

Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

Khả năng thanh toán

CR Hệ số khả năng thanh toán ngắn

hạn

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

QR Hệ số khả năng thanh toán nhanh

(Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn ALR Hệ số khả năng

thanh toán tổng quát

Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả

Khả năng sinh lời ROS Hệ số sinh lời của doanh thu

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

ROA Hệ số sinh lời của tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

Hiệu suất hoạt động

IT Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân

FAT Vòng quay tài sản cố định

Doanh thu thuần/Tài sản cố định bình quân

TAT Vòng quay tổng tài sản

Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

RT Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân

Vốn cố định FAS Hệ số vốn cố định Tài sản cố định/Tổng tài sản Biến kiểm soát

Quản trị công ty BOD Quy mô HĐQT Số lượng thành viên HĐQT OD Thành viên HĐQT

độc lập

Số lượng thành viên HĐQT độc lập

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 3.1. Sơ đồ mô hình nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các nhân tố tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm vn30 niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)