Kết quả của mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả của mô hình

𝑳𝑬𝑽 = 𝟎. 𝟐𝟏𝟐𝟑𝟐𝟑𝟖 − 𝟎. 𝟐𝟑𝟕𝟏𝟎𝟕𝟒. 𝑹𝑶𝑨 + 𝟎. 𝟎𝟐𝟒𝟖𝟑𝟐𝟑. 𝑺𝑰𝒁𝑬

− 𝟎. 𝟏𝟎𝟑𝟏𝟏𝟑𝟐. 𝑻𝑨𝑵𝑮 + 𝟎. 𝟎𝟑𝟐𝟕𝟎𝟔𝟖. 𝑮𝑹𝑶𝑾𝑻𝑯 + 𝟎. 𝟎𝟗𝟏𝟒𝟕𝟗. 𝑻𝑨𝑿

− 𝟎. 𝟎𝟎𝟔𝟎𝟔𝟒𝟓. 𝑪𝑺𝑶𝑳

Căn cứ vào kết quả ước lượng cuối cùng sau khi khắc phục khuyết tật của MH, ta nhận thấy có 04 biến chính trong MH có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là:

(1) Quy mô;

(2) Tốc độ tăng trưởng;

(3) Thuế suất;

(4) Chỉ số thanh toán nhanh.

Thực hiện phân tích tác động của từng yếu tố đến cấu trúc vốn sẽ giúp trả lời được 06 giả thuyết đã đưa ra ở phần trước, và cuối cùng là tìm ra câu trả lời cho 02 câu hỏi đầu tiên của đề tài nghiên cứu:

(1) Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của các DN thuộc nhóm ngành Bảo hiểm – Tài Chính – Bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HOSE?

(2) Chiều ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của từng nhân tố?

4.4.1. Tỷ suất sinh lời

Kết quả của MH này không cho thấy vai trò của khả năng sinh lời trong các quyết định quản lý vốn của DN. Theo kết quả ước tính, khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính tỷ lệ nghịch, tức là cứ một đơn vị tăng khả năng sinh lời thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính sẽ giảm 0,24% và ngược lại. Điều này được hiểu là, các công ty nắm giữ lợi nhuận cao hơn thường có xu hướng ít sử dụng đòn bẩy tài chính hơn, thay vào đó, họ sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn của DN. Điều này hoàn toàn phù hợp với LTTTPH và nghiên cứu trước đây của Bevan và Danbolt (2002). Do vậy, giả thuyết:

41

H1: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ là đúng.

4.4.2. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của DN là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn và có ý nghĩa thống kê trong MH. Theo kết quả ước tính, quy mô của DN sẽ có tác động cùng chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của DN, nếu tỷ lệ nợ của DN tăng 1 đơn vị thì quy mô của DN sẽ tăng 0,25%, và ngược lại. Điều này chứng tỏ DN có quy mô càng lớn thì tổng nguồn nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao, do các DN này có lợi thế kinh tế riêng, lượng thông tin về DN minh bạch và tiềm năng hơn, rủi ro phá sản ít hơn nên họ có thể so sánh các DN nhỏ có khả năng tiếp cận các khoản vay dễ dàng hơn. Kết quả này vi phạm giả thuyết ban đầu, nhưng ủng hộ quan điểm của LTCPTG và Raijan và Zingales (1995).

Như vậy, giả thuyết:

H2: Quy mô DN có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ của DN bị bác bỏ.

4.4.3. Tỷ trọng tài sản cố định

Kết quả ước lượng đồng thuận với Bas et al. (2009) và Degryse et al. (2010), trong nghiên cứu trước đó, họ lập luận rằng tỷ lệ nợ của DN có liên quan nghịch chiều đến tính hữu hình của tài sản, dù cho nhân tố này không mang lại ý nghĩa trong MH. Nếu tài sản cố định giảm 1 đơn vị thì tỷ lệ đòn bẩy tăng 0.103%. Đồng nghĩa với việc các công ty có tỷ lệ tài sản cố định thấp sẽ ưu tiên tận dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài, hơn là sử dụng nguồn vốn sẵn trong của DN. Thông thường các DN sẽ lấy tài sản đảm bảo chính là máy móc, phân xưởng, đất đai,.. để thế chấp cho các khoản vay, giúp các DN tăng uy tín và vị thế của mình. Không chỉ vậy, tài sản cố định còn mang lại giá trị tài chính quan trọng trong trường hợp công ty gặp phải biến cố khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy giả thuyết:

H3: Tỷ trọng tài sản cố định có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ của DN là không chính xác.

42 4.4.4. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Thông qua MH, ta thấy được vai trò quan trọng của tốc độ tăng trưởng tác động đến cấu trúc vốn của DN. Tuy rằng kết quả ước lượng đi ngược lại với quản điểm LTTTPH và LTCPTG, nhưng lại trùng khớp với giả thuyết đặt ra trước đó: Tốc độ tăng trưởng của DN tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính của DN. Với mức ý nghĩa 5%, nếu các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng của DN tăng (giảm) 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ / tổng tài sản tăng (giảm) 0.03%. Điều nay chứng tỏ rằng các DN có cơ hội tăng trưởng nhanh có khuynh hướng sử dụng nợ cao hơn các DN có tốc độ tăng trưởng chậm. Thực tế hiện nay, trong nền kinh tế hội nhập, khi các DN đứng trước cơ hội phát triển, các DN được thôi thúc tìm kiếm những nguồn vốn vay bên ngoài để đầu tư, khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh đang có. Khi đó, hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ được phát huy tối đa hiệu quả làm tăng lên giá trị của DN. Do đó, giả thuyết:

H4: Tốc độ tăng tưởng có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ của DN là đúng.

4.4.5. Thuế suất của doanh nghiệp

Thuế chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN. Hầu hết các lý thuyết và thực nghiệm đều cho rằng thuế có tác động dương đến cấu trúc vốn của DN, và trong MH nghiên cứu này cũng có được kết quả như vậy: Sự gia tăng của mỗi đơn vị thuế thu nhập DN thì thì tỷ lệ nợ của DN sẽ tăng lên 0.02%. Điều này chứng tỏ các DN thường có xu hướng sử dụng hiệu ứng đòn cân nợ nhằm gia tăng giá trị DN, và trên thực tế thì các DN Việt Nam luôn biết cách tận dụng và sử dụng triệt để lợi ích từ lá chắn thuế. Vì vậy, giả thuyết:

H5: Thuế suất DN có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ được chấp nhận.

4.4.6. Chỉ số thanh toán nhanh

Kết quả hồi quy cho thấy mối tương quan giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ nợ của DN là nghịch chiều; đồng thời trùng khớp với kỳ vọng đã được đề xuất ra

43

trong giả thuyết H6. Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn tới cơ cấu vốn của DN trong MH. Kết quả cho thấy chỉ số thanh toán nhanh tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ của DN sẽ giảm đi 0.006% và ngược lại. Tỷ số này càng cao thì khả năng trả nợ ngắn hạn của DN càng lớn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của DN chính là chỉ tiêu đánh giá tình trạng tài chính, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định rằng khả năng thanh toán ngắn hạn của DN lớn thì tình trạng tài chính tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh và điều kiện kinh tế vĩ mô tại từng thời điểm cụ thể. Như vậy, giả thuyết:

H6: Chỉ số thanh toán nhanh có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ là đúng.

44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hose (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)