5.1.1. Về nghiên cứu lý thuyết
Khóa luận đã thực hiện hệ lại các lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại của doanh nghiệp và làm rõ một số nhân tố cụ thể có sự tác động đến cấu trúc vốn.
5.1.2. Về nghiên cứu
Bài viết này tóm tắt sự phát triển chung của chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của Sàn Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) thông qua những hoạt động cổ phiếu của 61 DN thuộc lĩnh vực Tài Chính – Bảo hiểm – Bất Động Sản được lấy dữ liệu theo năm từ 2016-2020. Dựa trên số liệu thu thập được, bài viết vận dụng các phương pháp trong bộ môn Kinh tế lượng đã được học để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu vốn DN, đồng thời phản ánh mối tương quan của 06 nhân tố sau đối với đòn bẩy tài chính:
(1) Khả năng sinh lời;
(2) Quy mô DN;
(3) Tỷ trọng tài sản cố định;
(4) Tốc độ tăng trưởng;
(5) Thuế suất;
(6) Chỉ số thanh toán nhanh.
Các DN có thể dựa vào kết quả phân tích nghiên cứu này để cân nhắc và chọn lựa những quyết định phù hợp nhằm tối ưu hóa nguồn vốn đối với DN mình.
5.2. Hạn chế của khóa luận
Bài viết chỉ tập trung phân tích trong phạm vi 61 DN với ba nhóm ngành chính:
Tài Chính – Bảo hiểm – Bất động sản, tuy nhiên dữ liệu dùng cho việc nghiên cứu được thu thập để tính toán không chỉ đơn thuần kinh doanh ba lĩnh vực đã lựa chọn mà còn
45
chia vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, vì vậy kết quả nghiên cứu chưa có biến số nào thể hiện được tính đặc trưng rõ nét của từng ngành nghề; Số liệu báo cáo tài chính bị thu hẹp trọng khoảng thời gian 05 năm từ 2016-2020 nên kết quả nhận được chỉ phản ánh mức độ chính xác nhất định. Ngoài ra, tính ứng dụng của khóa luận là chưa cao vì mẫu phân tích mới chỉ xem xét đến các DN được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, chưa đề cập đến các sàn chứng khoán khác.
Số liệu thu thập dùng trong bài phân tích dựa hoàn toàn vào bản BCTV đã được kiểm toán qua từng năm của các DN. Những số liệu này không liên quan đến giá trị thị trường mà chỉ được ghi nhận thông qua giá trị sổ sách. Trong thực tế, có một sự khác biệt tương đối rõ rệt giữa hai giá trị này. Bên cạnh đó, tác giả chỉ sử dụng số liệu thuộc bảng CĐKT và bảng BCKQKD mà chưa sử dụng dữ liệu của bảng BCLCTT, số lượng nhân tố ảnh hưởng cũng vì thế mà bị thu hẹp.
Nghiên cứu này được kế thừa từ các PP nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng có nghĩa từ kết quả các MH đã nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, do chưa có đủ kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm bản thân, cũng như điều kiện thu thập dữ liệu nên bài luận sẽ không tránh khỏi những sai sót.
5.3. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các DN Việt Nam
Các giải pháp trong phần này được đề xuất dựa trên nền tảng cơ sở hỗ trợ DN tận dụng tối ưu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và khai thác sử dụng tối đa lợi ích từ lá chắn thuế, bên cạnh đó, ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn mà DN có thể sẽ gặp phải khi sử dụng tới đòn bẩy tài chính.
Đối với những DN thuộc ba nhóm ngành Tài chính, Bảo hiểm và Bất động sản, cần tận dụng triệt để các cơ hội để gia tăng sản xuất, kinh doanh, từ đó mở rộng quy mô DN. Theo như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vay nợ càng cao, mà nguồn vốn ngoài chính là một công cụ hữu ích giúp DN đạt được giá trị cao trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Thêm vào đó, hiện nay trên thị
46
trường tín dụng đã có những ngân hàng có chính sách ưu đãi riêng dành cho ba nhóm ngành, các DN nên có một đội ngũ chuyên tìm hiểu và nắm bắt thông tin nhanh và chuẩn xác về những nguồn vốn vay có lợi cho tài chính của DN.
Bất kể DN nào cũng muốn tìm ra điểm “vàng” để cân bằng được cấu trúc vốn, tuy nhiên mỗi DN lại có những đặc điểm khác nhau (về quy mô, tính đặc thù ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển…), rất khó để có thể tìm ra được một đáp số chung áp dụng với mọi DN. Vì thế, mỗi DN trên thị thường đều cần có một người quản trị trị có tầm nhìn, khả năng định hướng kinh doanh và chỉ đạo cả một bộ máy đi theo những phương hướng đã đề ra trước đó – Họ phải là những con người hiểu sâu, biết rộng về sự vận hành của nền kinh tế, thấu hiểu rõ DN và người lao động của mình.
Như vậy, theo như kết quả phân tích đã được thực hiện, các nhân tố về quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, thuế suất cũng như tính thanh khoản có sức tác động mạnh mẽ nhất đến cấu trúc vốn các DN thuộc ngành Tài chính – Bảo hiểm – Bất động sản. Vì vậy, quyết định sử dụng công cụ tài chính nào và tỷ lệ ra sao cũng cần cân nhắc tính kỹ lưỡng và phù hợp đối với mỗi DN.
47
KẾT LUẬN BÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài “Nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hose” được phân tích dựa trên số liệu được lấy theo năm của 61 DN trong vòng 05 năm, giai đoạn 2016-2020, tổng số là 305 quan sát. Với mục đích phát hiện ra những yếu tố cốt lõi có sức ảnh hưởng, tác động đến quyết định của chủ DN: Lựa chọn tận dụng tối đa nguồn vốn chủ sở hữu hay ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên ngoài. Song song đó, đánh giá được chiều hướng tác động của từng yếu tố đến đòn bẩy tài chính; từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp giúp nhà quản trị xác định được phương pháp tối ưu hóa cơ cấu vốn cho DN.
Bài luận được viết dựa trên LT Modigliani và Miller, LTCB, LTTTPH và LTCPTG. Phần phân tích số liệu vận dụng các MH kinh tế lượng đã được học, cụ thể là ba phương pháp hồi quy OLS, REM và FEM, sử dụng kết hợp với phần mềm Stata để giúp cho việc tính toán trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, tác giả đã kiểm định các khuyết tật và khắc phục khuyết tật của MH để tìm ra MH tối ưu đối với mẫu nghiên cứu đã lựa chọn.
Kết quả của bài phân tích đã chỉ ra rằng:
(1) Tỷ suất sinh lời có mối tương quan nghịch chiều (-) với đòn bẩy tài chính (2) Quy mô DN có mối tương quan cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính
(3) Tỷ trọng tài sản cố định có mối tương quan nghịch chiều (-) với đòn bẩy tài chính
(4) Tốc độ tăng trưởng có mối tương quan cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính (5) Thuế suất DN có mối tương quan cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính
(6) Chỉ số thanh toán nhanh có mối tương quan nghịch chiều (-) với đòn bẩy tài chính
Tỉ suất nợ trên tổng tài sản bình quân mẫu trong giai đoạn nghiên cứu là 49.65%, trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa các DN. Kết quả MH chỉ ra rằng có bốn nhân tố tác động mạnh mẽ, mang lại ý nghĩa cao trong MH là: Quy mô DN; Tốc độ tăng trưởng;
Thuế suất DN và Chỉ số thanh toán nhanh.