Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng công bố thông tin mua, bán và sáp nhập đến giá cổ phiếu trên ttck việt nam giai đoạn 2016 2022 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích tìm câu trả lời về ảnh hưởng của thông tin M&A đến tỷ suất sinh lợi CP, đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện. Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study) là một phương pháp định lượng nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của sự kiện. Về mặt khái niệm, phương pháp nghiên cứu sự kiện phân biệt giữa lợi nhuận được kỳ vọng nếu các sự kiện không xảy ra (tỷ suất sinh lợi bình thường) và lợi nhuận thực tế chịu tác động bởi các sự kiện tương ứng (tỷ suất sinh lợi bất thường). Sử dụng AR và CAR, nghiên cứu đo lường sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng của một CP và tính tổng của tất cả AR trong cửa sổ sự kiện của nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu sự kiện ngắn hạn của mình trên ba giả định: Thứ nhất, giả thuyết thị trường hiệu quả là hợp lệ, do đó, thị trường tài chính hiệu quả và thông tin tiếp cận được với công chúng có thể được phản ánh trên TTCK.Thứ hai, các sự kiện nghiên cứu nghiên cứu là bất ngờ đối với thị trường tài chính, đó là lý do tại sao nghiên cứu có thể sử dụng lợi tức bất thường để đo lường phản ứng của TTCK đối với sự kiện đột ngột. Thứ ba, không có sự kiện nào khác xảy ra trong ngày cửa sổ sự kiện. Do đó, các thuật ngữ gây nhiễu có thể bị loại bỏ và trộn lẫn hiệu lực bị loại bỏ.

Cửa sổ sự kiện (Event window) có thể là ngày sự kiện xảy ra hay trước hoặc sau ngày sự kiện một vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Khung cửa sổ thường được sử dụng như dài hạn [-20;+20], trung hạn [-10;+10] và ngắn hạn [- 5;+5]. Từ việc xác định hiệu quả thị trường, nghiên cứu xác định khung cửa sổ dài hay ngắn. Với việc là một thị trường cận biên, thông tin ở Việt Nam chưa được minh bạch. Vì vậy, cửa sổ sự kiện có thể được mở rộng để bao quát rò rỉ thông tin sự kiện nếu có

AR (Abnormal return) được ước lượng bằng cách tính chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng, ta có công thức:

ARit= Rit– E(Rit)

Trong đó: Rit là tỷ suất lợi nhuận thực của CP, E(Rit) là tỷ lệ suất lợi nhuận bình thường.

E(Rit) = α + β*Rm

Trong đó Rm là tỷ suất sinh lời của chỉ số VN-index. α, β được ước lượng thông qua sử dụng market model

AR tích lũy (Cumulative abnormal return) được ước lượng bằng cách tính tổng AR trong một khoảng thời gian nhất định, ta có công thức: Với cửa sổ sự kiện [t1;t1]

CARit(t1; t2) = ∑ ARit𝑡2𝑡1

Trung bình AR tích lũy: CAARit(t1; t2) = ∑ AARit𝑡2𝑡1 Tiêu chuẩn kiểm định

Mức ý nghĩa của lợi nhuân bất thường tích lũy T= 𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡

𝜎𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡

2.2.2. Giả thuyết cần kiểm định

Giả thuyết kiểm định là sự kiện M&A được công bố không có tác động đến tỷ suất sinh lợi CP của công ty trong khoảng thời gian kiểm định:

H0: E(CAARt) = 0

Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về ảnh hưởng của M&A đến TSSL CP trong Chương 1, các giả thuyết sẽ được kiểm định tại TTCK Việt Nam trong chủ đề này:

Giả thuyết H1: “Các thông báo về giao dịch M&A tại TTCK Việt Nam sẽ tạo ra TSSL bất thường dương cho CP của các công ty bên bán (Targets)”

Giả thuyết H2: “Các thông báo về giao dịch M&A tại TTCK Việt Nam sẽ tạo ra tỷ suất sinh lợi bất thường dương cho CP của các công ty bên mua (Bidders)”

Giả thuyết H3: “Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ có đem lại TSSL cao hơn việc thanh toán bình thường của các công ty mục tiêu”

Để kiểm định mức tác động của thông báo M&A đến giá CP DN bên mua và bên bán trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng kiểm định T-test với mức ý nghĩa 5% (Độ tin cậy 95%) để đánh giá tác động của CAAR tới giá CP và kiểm định 2 giả thuyết trên. Với giả định TTCK Việt Nam là hiệu quả, mọi thông tin sẽ được phản ánh vào giá, trên các khung cửa số [-5; +5], [-10; +10] ngày

2.2.3. Các bước nghiên cứu Nghiên cứu gồm 9 bước:

Bước 1: Xác định sự kiện: Đối tượng của bài nghiên cứu là giá CP của DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Bước 2: Xác định mẫu và nguồn thông tin: Trong bài luận này, nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi của giá CP 26 DN mua và bán Việt Nam đến từ nhiều ngành trong 24 thương vụ M&A.

Bước 3: Xác định ngày thông báo

Bước 4: Lập bảng sự kiện của các thương vụ: tên của DN mua, ngày sự kiện, giá đóng cửa CP trước trong và sau khi công bố sự kiện.

Bước 5: Xác định phương pháp ước lượng: Nghiên cứu ước lượng Lợi nhuận kì vọng thông qua market model và chỉ số VN-Index

Bước 6: Xác định cửa sổ sự kiện và phương pháp ước lượng: Trong bài nghiên cứu của mình, nghiên cứu sử dụng hai cửa sổ [-10; 10], [-5; +5] để đánh giá sự ảnh hưởng của thông báo M&A lên giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bước 7: Tinh toán CAAR

Bước 8: Tính T-test để kiểm định giả thuyết

Bước 9: Phân tích, kết luận: Dựa vào kết quả tính được, nghiên cứu sẽ đưa ra kết luận và chỉ ra tác động của thông báo M&A lên giá CP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng công bố thông tin mua, bán và sáp nhập đến giá cổ phiếu trên ttck việt nam giai đoạn 2016 2022 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)