Phân tích cơ cấu tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại trường phát (Trang 40 - 63)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRONG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÁT

2.2. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển XD & TM Trường Phát trong

2.2.2. Phân tích cơ cấu tài chính

Chỉ tiêu 2019 2021 2021

Tỷ số Nợ / Tổng tài sản 0.26 0.28 0.26

Tỷ số VCSH/ Tổng tài sản 0.74 0.72 0.74

Hệ số nợ của Trường Phát trong ba năm 2019 đến 2021 lần lượt là 0,26; 0,28 và 0,26.

Chỉ số hệ số nợ của doanh nghiệp đang giữ một tỷ lệ nhỏ, cho thấy phần lớn nguồn vốn của công ty chủ yếu đến từ vốn góp của cổ đông sáng lập. Tỷ lệ này dường như không thay đổi nhiều trong 3 năm, công ty luôn có sự ổn định về nguồn vay cũng như phần vốn góp của mình.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên TTS của công ty đạt mức khá cao. Trung bình mỗi năm là 0,73 và không có sự thay đổi trong ba năm liên tiếp khi có sự giảm nhẹ từ năm 2019 đến năm 2020, tuy nhiên đã tăng lại vào năm 2021, đưa chỉ số này về gần bằng mức tỷ số năm 2019. Đây là nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp. Do đặc trưng kinh tế của ngành xây

➢ Có thể thấy Trường Phát đã có những biện pháp quản lý nợ chặt chẽ và đảm bảo được khả năng thanh toán trong nội tại doanh nghiệp. Hệ số nợ ở mức thấp trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay là điều rất tốt, nó tạo thêm nguồn động lực giúp công ty vượt qua những khó khăn hiện tại khi có thể hạn chế sự tăng lên của chi phí lãi vay.

2.2.3. Chỉ số tài chính về nguồn vốn

Bảng 5: So sánh nguồn vốn của Doanh nghiệp từ năm 2019 đến 2021

Chỉ tiêu (đvt: đồng) Chênh lệch 2019/2020 Chênh lệch 2020/2021

Giá trị Tỷ lệ Giá Trị Tỷ lệ

TỔNG NGUỒN VỐN 1,766,297,682 7.42% 3,234,327,294 12.64%

A. Nợ phải trả 1,087,358,828 17.79% 196,180,892 2.72%

I. Nợ ngắn hạn 1,087,358,828 17.79% 196,180,892 2.72%

1. Phải trả người bán ngắn hạn 100,202,852 3.40% 518,749,777 17.02%

2. Người mua trả tiền trước

ngắn hạn 211,892,523 27.86% 204,203,664 21.00%

5. Vay và nợ thuê TCNH 961,713,964 46.15% (524,077,242) - 17.21%

B. Vốn chủ sở hữu 678,938,854 3.84% 3,038,151,402 16.53%

I. Vốn chủ sở hữu 678,938,854 3.84% 3,038,151,402 16.53%

1. Vốn góp chủ sở hữu - 0.00% 3,332,280,000 21.00%

3. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 678,938,854 37.05% (294,128,598) 11.71%

(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Đầu tư Phát triển XD &TM Trương Phát)

Nhìn bảng số liệu so sánh các yếu tố của Nguồn vốn của năm 2019 với 2020 và năm 2020 với năm 2021, ta có thể thấy rõ sự chênh lệch của hầu hết chỉ số phần nguồn vốn đều tăng đáng kể qua các năm. Cho thấy nguồn vốn được sử dụng trong kinh doanh có dấu hiệu được cải thiện từ năm 2019 đến năm 2021. Không riêng sự tăng lên của Vốn góp CSH mà có sự góp mặt của bên Nợ => Doanh nghiệp kết hợp đa dạng các yếu tố đầu vào của nguồn vốn.

Bảng 6: Nguồn vốn của Doanh nghiệp năm 2020 -2021

Chỉ tiêu (đvt: đồng) Năm 2020 Năm 2021

Lượng Tỷ lệ Giá Trị Tỷ lệ

A. Nợ phải trả 7,199,428,925 28.15% 7,395,609,817 25.67%

I. Nợ ngắn hạn 7,199,428,925 28.15% 7,395,609,817 25.67%

1. Phải trả người bán ngắn hạn 3,047,596,325 11.91% 3,566,346,102 12.38%

2. Người mua trả tiền trước ngắn

hạn 972,398,400 3.80% 1,176,602,064 4.08%

5. Vay và nợ thuê TCNH 3,045,698,354 11.91% 2,521,621,112 8.75%

II. Nợ dài hạn

B. Vốn chủ sở hữu 18,379,368,643 71.85% 21,417,520,045 74.33%

I. Vốn chủ sở hữu 18,379,368,643 71.85% 21,417,520,045 74.33%

1. Vốn góp CSH 15,868,000,000 62.04% 19,200,280,000 66.64%

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 2,511,368,643 9.82% 2,217,240,045 7.70%

TỔNG NGUỒN VỐN 25,578,797,568 100.00% 28,813,124,862 100.00%

(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Đầu tư Phát triển XD &TM Trương Phát)

Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Trường Phát

Qua xử lí số liệu từ bảng 8:

- Năm 2020 7,199,428,925 𝑇ỷ 𝑠ố 𝑁ợ = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 (𝑇𝑇𝑆) = 7,199,428,925

25,578,797,568= 28.15%

- Năm 2021

𝑇ỷ 𝑠ố 𝑁ợ = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 (𝑇𝑇𝑆) = 7,395,609,817

28,813,124,862 = 25.67%

Số liệu cho thấy, tỷ số nợ phải trả của Trường Phát ở mức nhỏ, vốn kinh doanh chủ yếu đến từ Vốn tự có, chiếm đến 71,85% và 74,33% lần lượt tại năm 2020 và 2021. Hệ số đòn bẩy tài chính thấp cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng tốt nguồn vốn đi vay.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2020 2021

Biểu đồ tỷ trọng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong năm 2020, chiếm đên 71,85% trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ số này lại tăng tiếp lên 74,33% tương ứng với 21,417,520,045 đồng vào cuối năm 2021. Trong khi nguồn vốn đi vay và chiếm dụng từ bên thứ ba nhở hơn nhiều so với VCSH. Tỷ trọng đạt mức 28,15% vào đầu năm 2021 và giảm dần về cuối năm còn 25,67% trên tổng nguồn vốn. Như vậy, đến cuối năm 2021 thì cứ 1 đồng doanh thu doanh nghiệp được tạo ra thì cần 1 đồng vốn đi vay và chiếm dụng của bên thứ ba và 2,9 đồng vốn góp chủ sở hữu.

Do tỷ trọng VCSH chiếm phần lớn hơn nhiều so với nợ phải trả đến từ việc đi vay nên gánh nặng về trả nợ cũng như lãi vay là tương đối nhẹ nhàng với Trường Phát. Ngoài ra, tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu đến từ nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Ta có bảng tính hoàn vốn lưu động như sau:

TSNH ròng = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn – Tài sản dài hạn.

= 21,417,520,045 + 0 - 721,516,695 =20,696,004,350

➢ Vốn lưu động ròng năm 2021 ở mức dương, thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn dài hạn để tài trợ hết cho tài sản dài hạn và còn thừa. Phần còn thừa đó, doanh nghiệp đã đem sử dụng, tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là việc làm đúng đắn và cần thiết cho chính sách tài trợ vốn giúp doanh nghiệp duy trì và hoạt động ổn định, nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên về lâu dài, sẽ làm cho chi phí vốn bị đẩy lên cao.

➢ Vốn chủ sở hữu: Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu cuối năm là là 21,417,520,045 đồng, tăng mạnh so với 2020 là 18,379,368,643 đồng khoảng 1,16 (lần) tương đương mức tăng trưởng 116 %. Nguồn vốn được tạo ra từ vốn góp chủ sở hữu cho thấy sự chủ động về nguồn của doanh nghiệp cũng như sức mạnh tài chính của mình, giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế, không phụ thuộc vào các đối tác hoặc các trung gian tài chính. Bên cạnh đó, lợi nhuận chưa phân phối của Trường Phát cũng đang được duy trì ở

coi là một con số tương đối ổn định so với quy mô của Trường Phát trong thời buổi dịch bệnh hiện nay. Trong năm 2021, doanh nghiệp có tăng thêm nguồn vốn góp chủ sở hữu so với năm 2020, việc tăng vốn chủ sở hữu cũng làm cho kết quả hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn, sử dụng nguồn vốn tự có nhiều hơn nợ giúp giảm bớt chi phí lãi vay và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành.

➢ Nợ phải trả: Năm 2020 đạt mức 7,199,428,925 đồng và tăng nhẹ 196,180,892 đồng (tăng 2,72%) tại cuối 2021 (có giá trị 7,395,609,817 đồng). Lãi suất bỏ ra được tính vào chi phí của doanh nghiệp để sử dụng đồng vốn này. Mặt khác, HTK giảm thì các khoản nợ phải trả tăng bởi sự biến động của các khoản phải thu khách hàng. Trường Phát cho bên thứ ba chiếm dụng nguồn vốn của mình mà chưa thể đòi dẫn đến khoản mục này tăng lên là cũng dễ hiểu. Hầu hết các khoản nợ của doanh nghiệp đến từ nợ ngắn hạn nên gánh nặng tài chính sẽ nhẹ hơn doanh nghiệp sử dụng nhiều các khoản nợ dài hạn. Doanh nghiệp đã có sự cân bằng lại bằng cách tăng thêm vốn góp chủ sở hữu nên tỷ trọng của Nợ phải trả vẫn giảm trong năm 2021 => nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn.

 Hạn chế chi phí lãi vay.

Nguồn Vốn chủ sở hữu

Bảng 7: Sự biến động của VCSH qua các năm từ 2019 – 2021

Chỉ tiêu (đvt: đồng) 2019 2020 2021

I. Vốn chủ sở hữu 17,700,429,789 18,379,368,643 21,417,520,045 1. Vốn góp chủ sở hữu 15,868,000,000 15,868,000,000 19,200,280,000 4. Các quỹ - - - 3. LNST chưa phân phối 1,832,429,789 2,511,368,643 2,217,240,045

(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Đầu tư Phát triển XD &TM Trương Phát từ 2019-2021)

Biểu đồ 3: Sự thay đổi của vốn CSH trong ba năm

Qua bảng 13 và biểu đồ, Vốn góp chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu vốn CSH của doanh nghiệp.

• Từ năm 2019 đến năm 2021, nguồn vốn này tăng do Lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp tăng lên.

• Đến năm 2020 thì nguồn Vốn đến từ LN chưa phân phối giảm xuống đến hết năm 2021. Trong năm 2021, Trường Phát đã trích một phần chi trả cho các cổ đông theo nhu cầu của đa số cổ đông trong thời kỳ dịch bệnh.

• Tuy nhiên tại thời điểm năm 2021, doanh nghiệp đã tăng thêm phần Vốn góp CSH, phần tăng này tăng gần 3 tỷ đủ bù đắp cho phần giảm đi của LN chưa phân phối nên nhìn chung thì nguồn vốn đến từ VCSH vẫn tăng đến cuối năm 2021.

 Phần LN chưa phân phối này bị giảm 1 phần do kết quả kinh doanh trong năm suy giảm, dịch bệnh kéo dài dẫn đến 1 phần hoạt động kinh doanh của Trường Phát bị gián đoạn =>

ảnh hưởng đến LN chưa phân phối.

- 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000

2019 2020 2021

Vốn góp chủ sở hữu Các quỹ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

2.3. Thực trạng về tình hình tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển XD & TM Trường Phát

2.4.1. Thực trạng việc sử dụng tổng tài sản tại Doanh nghiệp

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển XD & TM Trường Phát luôn có ý thức trong việc thay đổi và làm mới bản thân, không ngừng cải tiến công tác huy động nguồn vốn bằng nhiều nguồn và các cách thức khác nhau nhằm đảm bảo về tình hình tài chính luôn được ổn định và vững chắc. Với sự dẫn dắt của ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên, luôn đưa ra những ý kiến đóng góp, kiến nghị kịp thời để có thể đưa ra nhứng chiên lược trong việc tận dụng nguồn vốn một cách tích cực nhất. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng sau đại dịch Covid -2019 trong 3 năm qua. Luôn luôn sáng tạo và đổi mới, Trường Phát đã phát triển mặt hàng kinh doanh, đưa ra những phương án xây dựng và bắt kịp xu hướng giúp đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra trong cơ chế thị trường như hiện nay. Ngành xây dựng hiện tại đang có những thách thức và cơ hội nhất định đối với Trường Phát, đòi hỏi công ty phải có những chính sách, mô hình dự toán xây dựng nhất định, không ngừng tư duy để có những bản thiết kế phù hợp với yêu cầu và đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công. Tuy nhiên cũng là cơ hội trên thị trường khi phần lớn các công trình xây dựng nhỏ lẻ hay quy mô đều tăng dần do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao. Bởi vậy Trường Phát luôn sáng tạo, tìm ra những giải pháp riêng nhằm tăng vị thế trên thị trường cũng như tận dụng hết tiềm lực sẵn có để có thể mang lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty.

Nghiên cứu về kết quả kinh doanh của công ty để thấy được hiệu quả của nguồn lực sẵn có và sự tài trợ từ bên ngoài bằng cách làm rõ hơn về thực trạng sử dụng tài sản của Trường Phát.

Bảng 8: Tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2021

Chỉ tiêu Đầu năm 2021 Cuối năm 2021 Chênh lệch

Lượng % Lượng % Lượng %

A. Tài sản ngắn hạn 23,440,056,172 91.64% 28,091,608,167 97.50% 4,651,551,995 5.86%

I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 1,667,953,658 6.52% 1,311,553,365 4.55% (356,400,293) -1.97%

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 12,709,732,486 49.69% 17,927,535,156 62.22% 5,217,802,670 12.53%

IV. Hàng tồn kho 8,800,643,574 34.41% 8,569,792,006 29.74% (230,851,568) -4.66%

B. Tài sản dài hạn 2,138,741,396 8.36% 721,516,695 2.50% (1,417,224,701) -5.86%

II. Tài sản cố định 1,781,115,560 6.96% 373,483,075 1.30% (1,407,632,485) -5.67%

1. Tài sản cố định hữu

hình 1,781,115,560 6.96% 373,483,075 1.30% (1,407,632,485) -5.67%

V. Tài sản dài hạn khác 357,625,836 1.40% 347,668,620 1.21% (9,957,216) -0.19%

TỔNG TÀI SẢN 25,578,797,568 100% 28,813,124,862 100% 3,234,327,294 -

86%

88%

90%

92%

94%

96%

98%

100%

Đầu năm Cuối năm

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

(Nguồn: Bảng CĐKT Công ty CP Đầu tư Phát triển XD &TM Trương Phát) Các khoản mục tài sản trong năm 2021:

Tài sản hữu hình bao gồm TSCĐ và hàng tồn kho đầu năm 2021 là 10,581,759,134 đồng chiếm 41,37% tài sản của công ty. Tuy nhiên, con số này giảm chỉ còn 8,943,275,081 đồng tương ứng chiếm 31,04% Tổng TS. Lý do giảm mạnh như vậy là do trong năm 2021 Tổng TS của doanh nghiệp tăng lên song song với đó là sự giảm mạnh của TSCĐ khi Công ty quyết định thanh lý dây chuyền sản xuất do không hiệu quả, ngoài ra lượng hàng tồn kho của Thành Phát cũng giảm hơn 200 triệu đồng so với năm đầu năm.

Tài sản lưu động (TSNH) chiếm 91,64% tương đương 23,440,056,172 đồng tại thời điểm đầu năm tăng lên 97,5% (với giá trị 28,091,608,167) vào cuối 2021. Lượng tăng này phần lớn đến từ việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh bù đắp hết cả phần giảm của HTK và tiền mặt tại Công ty. Nguyên do lớn ở chính sách thanh toán của Trường phát, giãn nợ, san sẻ gánh nặng thanh toán với khách hàng trong những năm dịch bệnh hiện nay.

=> thu hút, khuyến khích và giữ chân khách hàng.

Tài sản cố định: Giảm mạnh trong năm 2021 từ 6,69% về 1,3% do Công ty quyết định thanh lý dây chuyền sản xuất do không hiệu quả. Dây chuyền này được mua vào đầu năm 2020 tuy nhiên do gặp dịch bệnh nên ko thể phát huy hết năng lực tài sản. Trường Phát đã đánh giá lại khả năng hoàn vốn và sinh lời của tài sản để quyết định thanh lý.

Nợ phải thu từ khách hàng: Trong năm 2021, khoản mục này tăng mạnh khi tăng từ 49,69% lên mức 62,22% tương ứng với mức tăng 5,217,802,670 đồng. Chiếm tỷ trọng rất cao trong TSNH nói riêng và Tổng Tài sản nói chung. Có thể thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng nguồn vốn cực lớn và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Đây là một điểm đáng báo động đối với công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng có sự tồn đọng của các năm khác và đến năm nay, khoản nợ này lại tiếp tục và lâu dần sẽ thành khoản phải thu khó đòi. Rủi ro thanh khoản cao dẫn đến khả năng xấu nhất khi công ty không thể đòi lại số nợ ấy và bị mất trắng. Điều này làm cho vòng quay vốn giảm đi.

 Năng lực tài sản bị giảm hoặc mất đi. Vì vậy, Trường Phát nên thắt chặt hơn việc sử dụng chính sách tín dụng thương mại để có thể hạn chế sự rủi ro về thanh toán cũng như giảm nguy cơ những khoản thu đó phát triển thành nợ xấu khó đòi.

Kết luận thông qua sự phân tích và đánh giá cơ bản về cơ cấu của tài sản và Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển XD & TM Trường Phát, ta có những nhận xét sau đây:

• Tổng tài sản của Doanh nghiệp tăng 3,234,327,294 đồng tương ứng với mức tăng trưởng 12.64% trong năm 2021.

• Hầu hết tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng trưởng đều tuy nhiên chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm so với đầu năm 2021. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm mạnh do thanh lý, nhượng bán.

• Vốn chủ sở hữu tăng lên đồng thời giảm nợ phải trả => giảm chi phí lãi vay, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sau những gì tổng quát được về việc phân bố nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, ta sẽ đi phân tích sâu hơn về vốn lưu động và tài sản dài hạn để hiểu sâu hơn về tình hình hoạt động cũng như sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng 9: Chỉ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu (đvt: triệu đòng) 2020 2021

Tỷ suất LNTT/ Doanh thu 0.82% 0.84%

Tỷ suất LNTT/ Tổng tài sản 3.09% 2.89%

Tỷ suất LNTT/ Vốn CSH 4.30% 3.89%

Những chỉ tiêu tài chính tổng hợp được lượng hóa bằng những con số đánh giá về khả

khả thi hay không từ những yêu tố nhỏ nhất trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường kết hợp với những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế. Bởi lợi nhuận là thứ mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến để đạt được. Để có thể đánh giá một cách tổng quan nhất về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối liên hệ giưã các yếu tố khác như: vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận mỗi hoàn cảnh và vai trò khác nhau trên thị trường kinh tế.

Khả năng sinh lời được đáng giá dựa trên nhiều góc cạnh, cái nhìn khác nhau nhưng chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sử dụng phương pháp Doupon (Giáo trình Phân tích Tài chính Doanh nghiệp – Học Viện Ngân Hàng).

Mô hình Dupont được ѕử dụng để phân tích, làm nổi bật những mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, là tìm ra mối liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chỉ tiêu tài chính, qua đó làm nổi bật nên những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định nhằm đưa ra chiến lược về cách thức đầu tư:

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛

𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑥 𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Khi một trong các yếu tố bên phải thay đổi sẽ làm cho các yếu tố còn lại biến động theo, ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ số Lợi nhuận trên tổng tài sản.

Năm 2020, tỷ suất Lợi nhuận trên Doanh thu là 3,82% có nghĩa chứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 0,84 dồng LNTT, con số này tăng nhẹ đến năm 2021 khi 100 đồng Doanh thu có thể tạo ra 2,89 đồng LNTT. CHỉ tiêu này đạt mức rất thấp chứng tỏ chính sách kinh doanh của công ty chưa thực sự có hiệu quả trong giai đoạn này, có thể do quản lý chi phí còn chưa tốt, chưa có chiến dịch marketing phù hợp để có thể có thêm nhiều dự án cũng như hợp đồng xây dựng. Đến năm 2021, chỉ tiêu này được cải thiện hơn tuy nhiên mức thay đổi vẫn chưa thực sự lớn để tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên vẫn thể hiện công ty đã có sự khắc phục thay đổi cơ chế kinh doanh trong

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại trường phát (Trang 40 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)