Khái quát về cho vay các DNVVN ở VPBank – Trung tâm SME Kinh Đô trong giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – trung tâm sme kinh đô (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DNVVN CỦA VPBANK

2.2. Thực trạng hiệu quả đối với cho vay DNVVN tại VPBank – Trung tâm SME

2.2.2. Khái quát về cho vay các DNVVN ở VPBank – Trung tâm SME Kinh Đô trong giai đoạn 2017 – 2019

2.2.2.1. Quy định chung khi cho vay DNVVN ở VPBank – Trung tâm SME Kinh Đô a. Điều kiện vay vốn

Một là, có năng lực pháp luật và hành vi dân sự, không nằm trong danh sách

“từ chối cấp tín dụng”

- Doanh nghiệp vay vốn phải được công nhận là một pháp nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

- Khách hàng không thuộc các danh sách phòng, chống rửa tiền mà phần biện pháp xử lý tương ứng là cấm thiết lập quan hệ và/hoặc thực hiện giao dịch với doanh nghiệp theo quy định của VPBank trong từng thời kỳ

- Người điều hành đồng thời là chủ của doanh nghiệp không vượt quá 65 tuổi tại thời điểm đến hạn khoản vay/cam kết bảo lãnh/cam kết LC.

- Thành viên góp vốn chính, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không nằm trong Danh sách cảnh báo với ứng xử “từ chối, không bao giờ, loại khỏi

38

danh sách” ban hành theo quyết định của Tổng giám đốc khối SME trong từng thời kỳ.

Hai là, có năng lực tài chính vững chắc

- Không bị mất cân đối vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn phải lớn hơn hoặc bằng 1.

- Có lợi nhuận dương trong 2 năm tài chính gần nhất, đồng thời lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phải dương theo báo cáo tài chính.

- Đảm bảo việc kinh doanh có lãi, nếu bị thua lỗ thì phải có phương án dự phòng để bù lỗ đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời hạn cam kết với Ngân hàng.

- Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho tài sản (bất động sản, động sản) hoặc bảo hiểm cho khoản vay tín chấp trong quá trình vay vốn ở Ngân hàng.

Ba là, có uy tín và lịch sử tín dụng đẹp.

Lịch sử tín dụng của doanh nghiệp ở các TCTD tốt, trong vòng 3 năm gần nhất từ thời điểm xét duyệt cho vay khách hàng không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại tất cả các TCTD. Đồng thời, khách hàng không nợ quá hạn trong 6 tháng gần nhất. Trong quá trình đi vay luôn có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng.

Bốn là, sử dụng vốn đi vay đúng hợp pháp và mục đích

Doanh nghiệp vay vốn với mục đích sản xuất, mở rộng kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa….với các ngành nghề, mặt hàng không nằm trong danh sách cấm theo quy định của nhà nước. Việc sử dụng vốn vay phải phù hợp với mục đích cam kết ban đầu giữa Ngân hàng và doanh nghiệp, không được phép sử dụng vốn cho mục đích riêng.

Năm là, có dự án, phương án SXKD khả thi

Khi có ý định vay vốn Ngân hàng, trước hết doanh nghiệp cần chủ động xây dựng phương án đầu tư, kế hoạch SXKD thật cụ thể và chi tiết để cho thấy mức độ khả thi của phương án, đồng thời xác định và đánh giá được thị trường đầu ra. Lên kế hoạch phát triển chi tiết và cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh.

39 b. Hạn mức cấp vay vốn

Số vốn vay mà Trung tâm SME Kinh Đô cấp cho DNVVN được căn cứ trên các yếu tố sau:

- Nhu cầu vay cần thiết và hợp lý của khách hàng: căn cứ trên dựa trên quá trình thẩm định của cán bộ Ngân hàng ở phương án vay vốn, kế hoạch và phương án trả nợ thực tế từ doanh nghiệp.

- Khả năng của Ngân hàng: dựa trên cơ cấu nguồn vốn, khả năng chi trả và quy định hiện hành của VPBank về đối tượng và phương thức cho vay.

- Hạn mức cho vay tối đa: dựa trên vốn tự có của Ngân hàng, của doanh nghiệp và theo giá trị TSBĐ dùng cho khoản vay.

c. Lãi suất cho vay

Lãi suất của VPBank – Trung tâm SME Kinh Đô được thực hiện theo quy định chung của VPBank nói riêng và quy định của NHNN nói chung về lãi suất thị trường, hình thức vay.

d. Quy trình cho vay tại Trung tâm SME Kinh Đô

Nhìn chung thì quy trình cho vay ở VPBank nói chung và SME Kinh Đô sẽ diễn ra cụ thể như sau:

Bước 1: Trao đổi và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ Bước 2: Điều tra và thu thập thông tin của khách hàng

Bước 3: Phân tích, đánh giá khoản vay, mục đích sử dụng vốn và phương án SXKD Bước 4: Định giá tài sản đảm bảo hoặc các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 5: Xếp hạng tín dụng cho khách hàng Bước 6: Trình phê duyệt khoản vay

Bước 7: Kí kết hợp đồng và giải ngân

Bước 8: Kiểm soát sau vay và tiến hành thu nợ

40

Sơ đồ 2.3: Quy trình xét duyệt cho vay của VPBank

(Nguồn: Ngân hàng VPBank - Trung tâm SME Kinh Đô) 2.2.2.2. Các sản phẩm cho vay DNVVN tại Trung tâm SME Kinh Đô

Hiện nay ở các Trung tâm SME của VPBank đang triển khai đa dạng các sản phẩm cho vay DNVVN. Một trong số đó được khách hàng thường xuyên sử dụng như:

a. Vay mua ô tô

Cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm đang được VPBank và Trung tâm SME Kinh Đô đẩy mạnh. Đây là sản phẩm cho vay với lãi suất hấp dẫn với tỷ lệ cho vay tối đa trên tài sản cao.

Đặc điểm chính và nổi bật của sản phẩm:

- Phương thức tài trợ: vay món, giải ngân trong một lần

- Lãi suất cho vay ưu đãi và cạnh tranh: chỉ từ 5,9%/năm, linh hoạt với các khách hàng khác nhau

41

- Tỷ lệ cho vay: giá trị được vay lên đến 100% giá trị xe

- Hình thức vay vốn: vay trung – dài hạn, tối đa của khoản vay lên đến 8 năm - Tài sản đảm bảo: đảm bảo bằng chính ô tô vay vốn để mua hoặc tài sản khác - Thủ tục vay nhanh chóng, hồ sơ đơn giản, qua trình xét duyệt khoản vay nhanh chỉ trong 2-3 ngày

b. Vay thế chấp cho DNVVN

Đây là sản phẩm cấp vốn cho doanh nghiệp với đa dạng các hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh.

Đặc điểm chính và nổi bật của sản phẩm

- Phương thức vay vốn: đa dạng như vay theo món, vay hạn mức, vay ngắn hoặc trung – dài hạn.

- Hình thức trả nợ: có thể trả nợ gốc linh hoạt theo tháng, theo quý hoặc cuối kỳ phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

- Tài sản đảm bảo: chấp nhận các tài sản phục vụ cho việc thế chấp theo quy định của VPBank và NHNN, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cao lên đến 85%.

c. Vay tín chấp cho DNVVN

Vay tín chấp là sản phẩm dành cho DNVVN giúp bổ sung vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh mà không cần quan tâm đến TSBĐ

Đặc điểm chính và nổi bật của sản phẩm - Vay vốn không cần tài sản đảm bảo - Hạn mức được vay lên đến 5 tỷ đồng

- Đa dạng các phương thức vay như: vay món, vay theo hạn mức, vay thấu chi - Lãi suất cho vay linh động và cạnh tranh

- Kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp đáp ứng từng nhu cầu của doanh nghiệp.

d. Vay thấu chi tài khoản doanh nghiệp

Sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp cần bổ sung phần vốn kinh doanh thiếu hụt tạm thời trong quá trình hoạt động SXKD

Đặc điểm chính và nổi bật của sản phẩm

- Đối với doanh nghiệp đã có hạn mức tại VPBank thì không yêu cầu TSBĐ - Hạn mức cấp lên đến 5 tỷ đồng

42

- Hồ sơ đơn giản, thủ tục giải ngân nhanh chóng - Lãi suất linh hoạt và cạnh tranh.

Ngoài các sản phẩm trên, Trung tâm SME cũng đẩy mạnh các sản phẩm như tài trợ theo ngành, đặc biệt là ngành Gỗ, Cà phê, Gạo và Thủy hải sản, các ngành thuộc kinh doanh xuất nhập khẩu…Ngoài ra, còn thực hiện cho vay thế chấp hóa đơn, tài trợ hợp vốn và tài trợ toàn dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – trung tâm sme kinh đô (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)