Nhận xét chung về hiệu quả cho vay DNVVN của VPBank – Trung tâm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – trung tâm sme kinh đô (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DNVVN CỦA VPBANK

2.3. Nhận xét chung về hiệu quả cho vay DNVVN của VPBank – Trung tâm

2.3.1. Ưu điểm

Cho vay DNVVN chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng lại tạo ra lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Hoạt động cho vay đối với DNVVN của Trung tâm SME Kinh Đô đã không ngừng được mở rộng. Ngân hàng cũng đạt được những kết quả tốt trong việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN.

Doanh số và dư nợ cho vay DNVVN nhìn chung luôn có xu hướng tăng.

Đồng thời, số lượng khách hàng có nhu cầu vay ở SME Kinh Đô cũng gia tăng. Bên cạnh việc duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với khách hàng cũ thì SME Kinh Đô đã lên kế hoạch tìm kiếm, khai thác các khách hàng mới. Điều này giúp cho Ngân hàng mở rộng được quy mô, đây là thành công bước đầu của Trung tâm SME Kinh Đô trong việc thu hút khách hàng, qua đó thúc đẩy việc nâng cao thị phần của Trung tâm trên địa bàn thành phố. Nhờ đó mà doanh thu cũng như lợi nhuận của SME Kinh Đô ở giai đoạn 2017 – 2019 đều tăng trưởng mạnh.

Mặc dù SME Kinh Đô trong thời gian qua luôn đẩy mạnh cho vay tín chấp nhưng đồng thời vẫn luôn chú trọng đến các khoản vay thế chấp, có TSBĐ. Chứng minh cho điều này, ta có thế thấy tỷ trọng dư nợ cho vay thế chấp có TSBĐ luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ cho vay DNVVN như đã phân tích ở trên. Trung tâm vẫn luôn quan tâm đến độ an toàn và hiệu quả của các khoản vay dựa trên đánh giá

64

TSBĐ của khách hàng ngoài việc đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh số thu nợ của SME Kinh Đô được ghi nhận tăng qua các năm, có chung chiều hướng phát triển với doanh số và dư nợ cho vay. Đây là một điều đáng mừng, thể hiện những nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng thuộc Trung tâm SME Kinh Đô trong công tác thu nợ, các khoản vay đều được các cán bộ tín dụng theo dõi sát sao giúp cho việc thu nợ đúng hạn làm giảm nguy cơ tổn thất vốn.

Khi đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, có thể thấy hai chỉ tiêu này biến động qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng này nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ và luôn thấp hơn mặt bằng chung của VPBank (tại thời điểm 31/12/2019, tỷ lệ nợ xấu ghi nhận là 3,42%). Điều này cho thấy ban giám đốc quan tâm hơn đến công tác phân tích và thanh lý nợ, quan tâm hơn đến công nợ, có mức đánh giá cao hơn, đôn đốc thu hồi nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của trung tâm.

Thu lãi cho vay từ các DNVVN đóng góp lớn nhất vào thu nhập của SME Kinh Đô. Điều này cho thấy, mức sinh lời từ việc cho vay DNVVN là khá cao, đồng thời cho thấy vai trò quan trọng của các khoản cho vay đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó chứng minh rằng việc nâng cao hiệu quả cho vay đã giúp Trung tâm tăng niềm tin và uy tín từ các DNVVN khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn vay vốn tại SME Kinh Đô.

Tóm lại, tình hình hoạt động của Trung tâm SME Kinh Đô và tình hình cho vay đối với DNVVN có nhiều triển vọng phát triển, còn có thể đạt được những thành tựu lớn hơn nếu phát huy tốt những ưu điểm trên. Hiện nay, DNVVN có nhu cầu đi vay để bổ sung vốn lưu động rất nhiều và Trung tâm đã hoàn thành tương đối tốt việc tiếp cận, đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại những vấn đề cần phải giải quyết để có thể làm tốt hơn trong những năm tiếp theo.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân a. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được trong cho vay DNVVN, Trung tâm SME Kinh Đô vẫn còn hạn chế ở một số vấn đề sau:

65

- Giai đoạn 2017 – 2019 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SME Kinh Đô trong khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn có sự gia tăng qua các năm, mặc dù tốc độ tăng ở năm 2019 đã giảm tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn khá cao. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu ở năm 2019 đã giảm nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành Ngân hàng là 1,89 % (tính đến cuối năm 2019). Điều này cho thấy công tác phòng ngừa rủi ro cho vay DNVVN của Trung tâm còn nhiều vấn đề đáng chú ý. Mặc dù, tình hình thu nợ có dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn có nhiều khoản tồn đọng, khoản nợ xử lý chậm, tiến độ xử lý nợ quá hạn còn chậm, chất lượng chưa cao.

- So với tổng dư nợ, nguồn vốn đầu tư cho vay trung dài hạn của DNVVN Kinh Đô vẫn rất thấp, chỉ chiếm 26% - 39% và có dấu hiệu giảm ở năm 2019. Lý do chủ yếu là vì nguồn vốn cho vay trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, không khả thi, ngoài ra nguồn vốn huy động cho vay trung dài hạn của trung tâm còn ít, nguồn vốn cho vay chủ yếu từ nguồn vốn huy động ngắn hạn. Đánh giá đến nay cho thấy Kinh Đô SME bước đầu đã tạo ra nguồn vốn cho việc đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế,

- Thanh lý nợ vay chưa thực sự triệt để. Mặc dù công tác thu nợ của Trung tâm đã dần được cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và bất cập.

Đây không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay bộ phận mà đòi hỏi sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau để kiểm tra, thường xuyên rà soát đối chiếu để phát hiện kịp thời và có hướng thu hồi nợ phù hợp. Đồng thời, ngay từ khâu xác minh đối tượng doanh nghiệp, đánh giá hồ sơ, thẩm định tài sản thu nợ đôi còn gặp nhiều thiếu sót.

- Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn và ngành nghề kinh doanh cần có sự cân đối hơn.

b. Nguyên nhân

- Từ phía Ngân hàng

Một là, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ SME Kinh Đô chưa thực sự đồng đều từ đó khiến cho khả năng quản lý hồ sơ không đạt chất lượng như nhau.

Bởi đa số cán bộ còn trẻ do vậy kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích thông tin của khách hàng còn hạn chế.

66

Hai là, quy trình cho vay còn rườm rà và phức tạp. Điều này gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ theo đúng danh mục yêu cầu.

Ba là, nguồn thông tin thu thập thiếu độ chính xác. Bởi hầu hết nguồn thông tin đó chủ yếu được thu thập thông qua hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, quá trình phỏng vấn doanh nghiệp. Việc tra cứu thông tin về công ty từ các TCTD, các nguồn bên ngoài vẫn còn hạn chế. Điều này làm cho thông tin về khách hàng đang được đánh giá thiếu khách quan, một chiều và kém chính xác.

- Từ phía doanh nghiệp

Một là, doanh nghiệp hạn chế về TSBĐ. Hầu hết các DNVVN đều thiếu TSBĐ khi vay vốn ở Ngân hàng, đó là một trở ngại mà rất nhiều DNVVN gặp phải.

Mặt khác, khi DNVVN dùng tài sản để thế chấp nhưng Ngân hàng thường định giá giá trị lại không cao.

Hai là, khả năng tài chính và quản trị doanh nghiệp bị hạn chế. Do đặc điểm về quy mô còn nhỏ nên vốn tự có của DNVVN rất ít mà nguồn vốn đó hầu như được các doanh nghiệp đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất ban đầu dẫn đến nguồn vốn để vận hành hoạt động SXKD bị thiếu. Do những người đứng đầu các DNVVN thiếu kinh nghiệm quản lý khiến cho tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chậm, không theo kế hoạch, phương án trả nợ chưa cụ thể và khả thi khiến cho Ngân hàng lo ngại khi cho vay.

Ba là, doanh nghiệp thiếu hiểu biết, không nắm rõ quy trình cho vay của Ngân hàng nên vấp phải nhiều khó khăn. Hồ sơ vay vốn cung cấp cho CBTD chưa đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng thể hiện chưa chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gây khó khăn cho cán bộ Ngân hàng trong khâu thu thập và thẩm định hồ sơ vay vốn. Vì vậy, thời gian thẩm định hồ sơ bị kéo dài gây tốn kém và phiền phức.

- Nguyên nhân khác

+ Hệ thống pháp lý chưa được đồng bộ và hoàn thiện; thủ tục hành chính còn phức tạp.

67

+ Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của VPBank và Trung tâm SME Kinh Đô nói riêng.

Những điểm khác biệt, điểm mới đều được các Ngân hàng marketing rầm rộ nhằm thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là đối với phân khúc DNVVN, đây là phân khúc chứa đầy tiềm năng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của VPBank – Trung tâm SME Kinh Đô. Bên cạnh đó, chương 2 cũng tổng kết tình hình kinh doanh từ đó cho thấy thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN của Trung tâm trong giai đoạn 2017 – 2019. Cuối cùng là đưa ra những kết luận về ưu điểm và hạn chế của SME Kinh Đô.

68

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – trung tâm sme kinh đô (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)